2.2. Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Vĩnh
2.2.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch và lao động ngành du lịch
2.2.1.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch
Để triển khai những định hƣớng mang tầm chiến lƣợc của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Đề án số 90/ĐA-UBND ngày 21/06/2006: Đề án phát triển du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2010 và tầm
nhìn đến 2020. Theo đó để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về du lịch, Đề án đã chỉ ra giải pháp thiết thực cụ thể: Triển khai sâu rộng Luật Du lịch, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV, các văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng dân cƣ nhận thức rõ vai trò, tác động của kinh tế du lịch trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và giải quyết việc làm, nâng cao mức thu nhập của ngƣời dân. Rõ ràng, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng và vai trò của kinh tế du lịch trong nền kinh tế quốc dân.
Tháng 11- 2006, Sở Du lịch Vĩnh Phúc đƣợc thành lập trên cơ sở tách ra từ Sở Thƣơng mại Du lịch. Vƣợt qua những khó khăn ban đầu sau ngày thành lập, Sở Du lịch Vĩnh Phúc đã ổn định tổ chức, đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc giao. Ngày 01 - 10 - 2007, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định số 2713/QĐ-UB về việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Vĩnh Phúc. Sự ra đời của Hiệp hội Du lịch Vĩnh Phúc không những thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ tỉnh đối với du lịch mà cịn góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch của tỉnh phát triển. Thơng qua Hiệp hội, hình ảnh Vĩnh Phúc đƣợc giới thiệu rộng rãi đến đông đảo bạn bè trên khắp cả nƣớc, đồng thời, Hiệp hội cũng tạo ra sự gắn kết của các ngành, các cấp trong nhận thức về vị trí và vai trị của du lịch. Bên cạnh đó, Sở Du lịch Vĩnh Phúc đã phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển du lịch tổ chức điều tra tài nguyên du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, qua đó phối hợp với Vụ Lữ hành – Tổng cục du lịch đƣa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lớn của Hà Nội, Hải Phịng, TP. Hồ Chí Minh đi khảo sát và xây dựng các tuyến điểm cho du lịch Vĩnh Phúc. Các hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch với Sở Du lịch các tỉnh, đặc biệt là liên kết giữa du lịch Vĩnh Phúc với các tỉnh, thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.
Một trọng điểm du lịch của tỉnh là Khu nghỉ mát Tam Đảo đƣợc quan tâm đặc biệt, để nâng cao chất lƣợng dịch vụ, quảng bá hình ảnh về Tam Đảo, thu hút khách du lịch đến với Tam Đảo. Ngày 01 - 8 - 2007, theo Quyết định của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, Trạm Thông tin Du lịch Tam Đảo chính thức đi vào hoạt động. Trạm đƣợc đặt ở vị trí trung tâm vào thị trấn du lịch. Cùng với Ban Quản lý khu nghỉ mát Tam Đảo, Trạm Thông tin Du lịch Tam Đảo đƣợc thành lập nhằm tăng cƣờng cơng tác đón tiếp và phục vụ du khách đƣợc tốt hơn. Tại đây, du khách đƣợc cung cấp thơng tin một cách miễn phí về tình hình du lịch Tam Đảo đồng thời, Trạm cũng là nơi tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị và góp ý của ngƣời dân, du khách và các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn về cách thức quản lý, chất lƣợng dịch vụ và môi trƣờng cảnh quan. Việc thành lập Trạm Thông tin Du lịch Tam Đảo khẳng định quyết tâm của lãnh đạo ngành trong việc hoàn thiện các hoạt động tại khu du lịch Tam Đảo, nhằm xây dựng một mơ hình phục vụ khách khoa học, có kỷ cƣơng, nề nếp và ngày càng chuyên nghiệp hơn, tạo đƣợc ấn tƣợng tốt với du khách.
Đƣợc sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng cục Du lịch, từ ngày 29 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 năm 2007 Sở Du lịch Vĩnh Phúc đã phối hợp với Tạp chí Du lịch Việt Nam phát động tuần lễ môi trƣờng tại các khu du lịch trên địa bàn tồn tỉnh, qua đó giáo dục ý thức về giữ gìn, bảo vệ môi trƣờng cho các doanh nghiệp làm du lịch, du khách và các cƣ dân trong các khu du lịch.
Cũng nhƣ các địa phƣơng khác trên cả nƣớc, căn cứ vào Nghị định 13/2008/NĐ-CP ngày 04/2/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 04/4/2008 về việc hợp nhất Sở Văn hóa - Thơng tin, Sở Thể dục thể thao với Sở Du lịch thành
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trên cơ sở đó, Sở đã kiện tồn quy chế làm việc, sắp xếp, bố trí cán bộ phù hợp về phân cấp quản lý, tổ chức cán bộ, cơng chức viên chức cho các phịng ban, đơn vị thực hiện và đẩy mạnh thực hiện phân cấp quản lý để thực hiện tốt chức năng tham mƣu giúp Ủy ban tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch.
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã hƣớng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phịng văn hóa và thơng tin du lịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Từ đây, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch giao bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi các hoạt động Thƣơng mại - Du lịch trên địa bàn theo tinh thần của Thông tƣ Liên tịch số 08/2005/TTLT/BTM-BNV ngày 08/04/2005 của Bộ Thƣơng mại - Bộ Nội vụ và Thông tƣ số 48/2005/TT-BNV ngày 29/04/2005 của Bộ Nội vụ về hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại - du lịch ở địa phƣơng.
Quyết định này đã tạo cơ sở về mặt tổ chức, quản lý để công tác phân loại, bảo tồn, quản lý di tích cũng đƣợc gắn bó chặt chẽ hơn với cơng tác phát triển du lịch.
- Về quy hoạch du lịch
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt 5/1995 đã xác định năm trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc là Hà Nội và phụ cận, Quảng Ninh - Hải Phòng, Huế - Đà Nẵng và phụ cận, Nha Trang - Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận trong đó trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận có vai trị đặc biệt quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của vùng du lịch Bắc Bộ và đối với du lịch Việt Nam.
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh thuộc trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận bởi vậy sự phát triển của du lịch Vĩnh Phúc sẽ góp phần quan trọng đối với sự phát triển của trung tâm du lịch này. Song ngƣợc lại du lịch Vĩnh Phúc gắn liền và chịu những tác động tích cực của hoạt động du lịch Hà Nội.
Năm 2003 Thủ tƣớng Phan Văn Khải đã có ý kiến đƣa Vĩnh Phúc thành trọng điểm du lịch quốc gia. Đây là một nhiệm vụ lớn đặt ra với du lịch Vĩnh Phúc trong chiến lƣợc phát triển du lịch cả nƣớc cũng nhƣ trong định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thực hiện chỉ đạo này, Hội đồng nhân dân tỉnh đã xác định trong Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐND "Nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng trên cơ sở đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lƣợng dịch vụ, trong đó phát triển du lịch là mũi nhọn". Từ quan điểm cơ bản đó, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc đề ra chỉ tiêu lĩnh vực dịch vụ, trong đó có du lịch, phải đạt tỷ trọng 30% trong cơ cấu GDP tỉnh vào năm 2020.
Để tạo bƣớc phát triển mạnh mẽ và bền vững cho du lịch Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển trƣớc mắt và lâu dài, phát triển du lịch gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 1335/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Theo đó, du lịch Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2015 phải tạo đƣợc hình ảnh đặc trƣng riêng phù hợp với tiềm năng du lịch của tỉnh. Đến năm 2020, du lịch trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh, Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và của cả nƣớc. Năm 2030, du lịch Vĩnh Phúc phát triển tồn diện, có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, có nhiều khu nghỉ dƣỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Để đạt đƣợc mục tiêu đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động phối hợp với các ngành và các cấp, xây dựng quy chế phối hợp để đảm bảo cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch và các hoạt động du lịch đạt hiệu quả đồng thời ngăn ngừa, hạn chế đƣợc những yếu tố tiêu cực ảnh hƣởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục và môi trƣờng... để đảm bảo cho hoạt động du lịch bền vững.
Theo quy hoạch này, đã hình thành các tuyến du lịch nội tỉnh (gồm tuyến du lịch Vĩnh Yên - Tây Thiên - Tam Đảo; Vĩnh Yên - Phúc Yên - Đại Lải - Hƣơng Canh; Vĩnh Yên - Lập Thạch - Sông Lô; Vĩnh Yên - Vĩnh Tƣờng - Yên Lạc); các tuyến du lịch liên tỉnh gồm: đƣờng bộ (Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai); đƣờng sắt (Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai - Vân Nam); đƣờng thủy (Sông Lơ - Sơng Hồng - Hà Nội); hình thành các cụm du lịch là: Cụm Vĩnh Yên, cụm Tam Đảo - Tam Dƣơng, cụm Phúc Yên - Bình Xuyên, cụm Yên Lạc - Vĩnh Tƣờng, cụm Lập Thạch - Sông Lô.
Ngày 27 - 10 - 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Quyết định số 2895- QĐ/UB về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2020, tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và cơng tác vận động của Mă ̣t trâ ̣n Tở q́c , các đồn thể với nhân dân trong phát triển dịch vụ, du lịch. Thực hiện chế độ định kỳ lãnh đạo Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh nghe báo cáo và cho ý kiến về hoạt động của lĩnh vực dịch vụ, du lịch. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát của Nhà nƣớc với các hoạt động dịch vụ, du lịch đảm bảo việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
2.2.1.2. Lao động ngành du lịch
Nhân lực đƣợc xem là trọng tâm của mọi hoạt động. Thế mạnh nguồn nhân lực Vĩnh Phúc là dồi dào, đặc biệt là lao động phổ thông. Tuy nhiên, do không đƣợc đào tạo nên chất lƣợng nguồn nhân lực cịn thấp. Chính vì thế,
trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, tỉnh luôn chú trọng phát triển theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để phát triển nguồn nhân lực, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Quyết định số 57/2008/QĐ-UB ngày 6/11/2008 về một số chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020. Quyết định này đã tạo điều kiện để nhân lực du lịch Vĩnh Phúc phát triển đáp ứng kịp với nhu cầu nội tại của ngành du lịch địa phƣơng. Đây là quyết định có ý nghĩa quan trọng để phát triển nhân lực bền vững, lâu dài vì nó dựa trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu nhân lực thị trƣờng để xây dựng cơ cấu nhân lực du lịch, phân cấp chất lƣợng cũng nhƣ nguồn kinh phí đào tạo.
Trên cơ sở đó, hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc đã cử nhiều lƣợt cán bộ, công chức tham dự các lớp nâng cao trình độ lý luận, trình độ nghiệp vụ để phục vụ cho cơng tác nhƣ lớp cao cấp lý luận chính trị, lớp quản lý nguồn nhân lực, lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ thanh tra viên chính. Sở đã phối hợp với Tổng cục Du lịch, trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội mở các lớp tập huấn về pháp luật, về bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch cho các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.
Để đạt đƣợc mục tiêu “đến năm 2020, du lịch trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh, Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm dịch vụ du lịch của vùng và của cả nƣớc” [68, tr. 2], Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch. Đó là: “Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh xây dựng mới và mở rộng đào tạo các chuyên ngành về du lịch; tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục Du lịch và các dự án quốc tế; tăng cƣờng hợp tác, trao đổi nghiệp vụ thông qua các chuyến khảo sát, các hội nghị, hội thảo quốc tế tại các nƣớc có hoạt động du lịch phát triển”.
Đến Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, vấn đề phát triển nguồn nhân lực một lần nữa đƣợc Đảng bộ tỉnh chú trọng “tập trung đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch; chú trọng thực hiện các giải pháp chấn chỉnh, nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo theo hƣớng: hiệu quả, thiết thực, hợp lý, gắn đào tạo với sử dụng, đáp ứng yêu cầu thực tế. Quan tâm công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho lĩnh vực dịch vụ, du lịch. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, chuyển đổi lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực dịch vụ, du lịch” [54, tr. 2].
So với yêu cầu phát triển du lịch thì ngành du lịch Vĩnh Phúc vẫn cịn thiếu những cán bộ và nhà doanh nghiệp giỏi, thiếu những chuyên gia đầu ngành về du lịch. Điểm yếu nữa của đội ngũ lao động trong ngành du lịch là khả năng về ngoại ngữ, hầu hết đội ngũ hƣớng dẫn viên phục vụ trong ngành du lịch trình độ ngoại ngữ cịn rất kém. Chính vì vậy, Tỉnh ủy đã đề ra giải pháp “bồi dƣỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc, cán bộ, nhân viên các ngành dịch vụ, du lịch; xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dƣỡng, thu hút nhân tài trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch” [54, tr. 4].
Nhờ những chủ trƣơng đúng đắn của Đảng bộ về việc bồi dƣỡng nguồn nhân lực mà đến nay, nguồn lao động du lịch Vĩnh Phúc đã tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Năm 2006, số lao động làm việc trong các cơ sở lƣu trú là 790 ngƣời, trong đó khoảng 30-33% đã qua đào tạo. Đến năm 2010 số lao động là 1.120 ngƣời, trong đó khoảng 42% đã qua đào tạo, tập huấn qua các lớp nghiệp vụ ngắn hạn.
Về chất lượng nguồn nhân lực: Từ năm 2006 đến 2011, đƣợc sự quan tâm đầu tƣ kinh phí của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội
mở tại Vĩnh Phúc một số lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch nhƣ: Lớp bồi