Sự chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 46 - 60)

1.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch gia

1.2.2. Sự chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

Phúc từ năm 2001 đến năm 2005

1.2.2.1. Quá trình tổ chức thực hiện

Kết thúc kế hoạch 5 năm (1996 – 2000), đất nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Trong đó nổi bật là nơng nghiệp đã có sự phát triển liên tục, xuất khẩu nông, lâm thủy sản năm 2000 đạt 4,3 tỷ USD, tăng gấp 1,7 lần so với năm 1995. Nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp hằng năm đạt 13,5 %, sản phẩm công nghiệp xuất khẩu tăng nhanh, một số khu công nghiệp xuất khẩu tăng nhanh, một số khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có cơng nghệ hiện đại đƣợc hình thành.

Mặc dù cịn nhiều khó khăn nhƣng các ngành du lịch vẫn tiếp tục phát triển, góp phần tích cực cho tăng trƣởng kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân. Tuy nhiên tình hình kinh tế - xã hội vẫn cịn nhiều khó khăn yếu kém, những thành tựu đã đạt đƣợc vẫn còn thấp so với tiềm năng và khả năng phát triển của tỉnh. Trong bối cảnh đó của nền kinh tế cả nƣớc, trên cơ sở định hƣớng phát triển các ngành kinh tế nói chung, du lịch nói riêng đƣợc Đại hội lần thứ IX (2001) của Đảng đề ra, trong 5 năm (2001- 2005), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh đạo quá trình xây dựng và phát triển ngành kinh tế du lịch đạt đƣợc những thành tựu quan trọng.

Là một tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch nhƣng hoạt động kinh doanh du lịch của Vĩnh Phúc từ sau khi tái lập vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém. Các hoạt động du lịch còn nặng về khai thác tự nhiên; khách du lịch đến Vĩnh Phúc chủ yếu là khách nội địa, khách nƣớc ngoài chỉ chiếm 2 - 3%; chƣa có những sản phẩm du lịch và khu vui chơi giải trí hấp dẫn du khách lƣu trú lâu ngày; đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm cơng tác du lịch cịn hạn chế nhiều mặt, nhất

là về ngoại ngữ, lễ tân, giao tiếp, hƣớng dẫn viên du lịch. Đảng bộ xác định nguyên nhân của những tồn tại trên là do công tác quản lý ở các khu du lịch còn nhiều yếu kém, bất cập; các cấp ủy Đảng, chính quyền chƣa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển du lịch đúng mức, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp và ngành trong chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch đã đề ra; quy hoạch chi tiết các khu du lịch, điểm du lịch tiến hành chậm nên thiếu những dự án cụ thể để thu hút đầu tƣ, huy động các thành phần kinh tế tham gia vào làm dịch vụ du lịch; đầu tƣ cho phát triển du lịch từ ngân sách nhà nƣớc hàng năm chiếm tỷ lệ rất thấp.

Sau khi chỉ ra những nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh trong những năm sau tái lập còn nhiều tồn tại, yếu kém, nhằm đƣa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 12- 8 - 2002, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy ra Kết luận số 19- KL/TU về chƣơng trình phát triển du lịch đến năm 2005. Theo đó, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đƣa ra phƣơng hƣớng phát triển du lịch trong 3 năm (2003 - 2005) là: “Phát triển du lịch theo hƣớng sinh thái, nghỉ dƣỡng cuối tuần, văn hóa thể thao, vui chơi, giải trí, thăm quan các quần thể di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội... giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Đƣa du lịch Vĩnh Phúc trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo hiệu quả về kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh, quốc phịng, góp phần thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, tập trung xây dựng quy hoạch chi tiết các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn, phấn đấu hoàn thành trƣớc năm 2005. Thực hiện tốt 6 chƣơng trình hành động quốc gia về du lịch “Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới” [32, tr. 3].

Để thực hiện phƣơng hƣớng phát triển trên, Tỉnh ủy xác định các giải pháp cần tập trung thực hiện là: “Tăng cƣờng công tác quảng bá, tuyên

truyền, xúc tiến du lịch, tìm kiếm thị trƣờng, biên soạn, phát hành ấn phẩm để tuyên truyền về du lịch, giới thiệu với khách du lịch về con ngƣời, cảnh quan, tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc bằng tiếng Việt và những ngôn ngữ cần thiết. Xây dựng và phát hành rộng rãi các phim, ảnh tƣ liệu về du lịch Vĩnh Phúc. Tăng cƣờng các hoạt động giao lƣu nhằm tìm kiếm thị trƣờng, nguồn khách. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ƣơng và địa phƣơng thƣờng xuyên viết bài, phát tin quảng bá về du lịch Vĩnh Phúc.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, tạo chuyển biến nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trị của du lịch, từng bƣớc nâng cao dân trí trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng và tôn tạo tài nguyên du lịch, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong hoạt động phát triển du lịch.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vĩnh Phúc (2000 - 2010), tập trung xây dựng và hoàn thành các quy hoạch chi tiết từng khu du lịch, điểm du lịch. Nhất là các khu du lịch tập trung: Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên, tiến tới quy hoạch các điểm Đầm Và - Tiền Phong; Sáng Sơn - Lập Thạch; Thanh Lanh - Bản Long - Bình Xuyên tạo thành các hạt nhân liên kết các điểm du lịch, khu du lịch, các vùng, tiểu vùng để thu hút khách du lịch và lƣu giữ khách du lịch ở Vĩnh Phúc. Từng bƣớc nghiên cứu và quy hoạch du lịch xanh: du lịch văn hóa lịch sử, lễ hội, du lịch sông Hồng, sông Lô,... triển khai xây dựng các dự án phát triển du lịch cụ thể, từ đó làm cơ sở đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tƣ cho du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

Có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, đơn vị và cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào phát triển kinh doanh du lịch trên địa bàn. Mở rộng các hình thức hợp tác, liên doanh tạo mơi trƣờng thuận lợi cho các nhà đầu tƣ hoạt động kinh doanh du lịch phát triển làm ăn lâu dài.

cấp, các ngành về vị trí, vai trò của du lịch dịch vụ, làm cho mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức xã hội thấy rõ lợi ích của du lịch để mọi thành phần kinh tế và mọi ngƣời có ý thức tham gia đầu tƣ và làm du lịch, tạo điều kiện để thúc đẩy du lịch dịch vụ phát triển.

Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch, tiến hành thành lập các khu du lịch và các ban quản lý khu du lịch, xây dựng quy chế về quản lý các khu du lịch: Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên.

Nghiên cứu thành lập Trung tâm xúc tiến thƣơng mại và tách thị trấn Tam Đảo thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh để tập trung lãnh dạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là về du lịch dịch vụ.

Đầu tƣ phát triển các khu du lịch có trọng điểm, trƣớc hết tập trung vào các khu du lịch Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên. Chú trọng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện hệ thống giao thông, mở rộng và nâng cấp chất lƣợng sinh hoạt, bảo đảm thông tin liên lạc, vệ sinh môi trƣờng,... phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhƣ: du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, tham quan, thể thao, vui chơi giải trí...

Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ của ngành du lịch đảm bảo tiêu chuẩn quy định, nhất là phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ nhất định, có trình độ ngoại ngữ, tin học cần thiết, vừa đảm bảo cho yêu cầu phục vụ nhiệm vụ trƣớc mắt, vừa đảm bảo lâu dài. Từng bƣớc bồi dƣỡng và nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân trong các khu du lịch có nghiệp vụ, kiến thức, hiểu biết về kinh doanh du lịch.

Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt các hoạt động du lịch, dịch vụ ở các khu du lịch, điểm du lịch; chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh ở các khu du lịch, tạo môi trƣờng du lịch hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách” [48, tr. 3-5]

Trên cơ sở các biện pháp đã đề ra, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành thành lập và xây dựng quy chế hoạt động các Ban Quản lý các khu du lịch và trung tâm xúc tiến thƣơng mại. Ban quản lý các khu du lịch có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trƣờng và an toàn thực phẩm tại các khu, điểm du lịch; phối hợp với ngành kiểm lâm, thủy lợi xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác bảo vệ và phát triển cảnh quan du lịch trên địa bàn. Bên cạnh đó, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm phải báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chƣơng trình phát triển du lịch do Tỉnh ủy đề ra.

Từ những biện pháp đồng bộ, cách thức tổ chức thực hiện đúng đắn nêu trên, đến năm 2004, hoạt động kinh doanh du lịch của Vĩnh Phúc đã có bƣớc phát triển mới. Nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành đƣợc nâng lên; bộ máy quản lý nhà nƣớc, hệ thống kinh doanh du lịch đƣợc kiện toàn, mở rộng; cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ nâng cấp (Trong 3 năm (2001- 2003) đã đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch đạt 40,6 tỷ đồng). Doanh thu du lịch tăng mạnh so với các năm trƣớc (Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2004 đã có 410.000 lƣợt khách du lịch vào địa bàn). Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu thực hiện chƣơng trình phát triển các khu du lịch tập trung đƣợc Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra, hoạt động du lịch còn một số tồn tại, đặc biệt là cơ sở hạ tầng của các khu du lịch, điểm du lịch còn nhiều mặt chƣa đáp ứng đƣợc so với yêu cầu của sự phát triển, ảnh hƣởng tới doanh thu ngành.

Chính vì vậy, bƣớc vào năm 2005, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã ra Thông báo số 858 - TB/TU về tiếp tục đẩy mạnh đầu tƣ kết cấu hạ tầng, trong đó có đẩy mạnh đầu tƣ kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch. Để tạo ra bƣớc đột phá trong phát triển du lịch trong năm 2005 và những năm tiếp theo, Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp: tiến hành cân đối ngân sách tỉnh để bố

trí kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các khu du lịch, hỗ trợ kinh phí để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; tiến hành xem xét chuyển các Ban quản lý du lịch (Đại Lải, Tây Thiên) về Sở Thƣơng mại - Du lịch, để tập trung quản lý nhà nƣớc về du lịch thống nhất theo chuyên ngành; khẩn trƣơng hoàn chỉnh việc lập quy hoạch chung Khu du lịch Đại Lải, quy hoạch khu danh thắng Tây Thiên, quy hoạch khu du lịch Tam Đảo 2, quy hoạch các công viên ở các khu nghỉ mát; bên cạnh đó, Tỉnh ủy chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng điều lệ quản lý các khu du lịch nhằm tạo điều kiện để thu hút đầu tƣ, giải quyết những ách tắc về thủ tục hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo lợi ích của Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời dân dành đất để phát triển các khu du lịch.

Thực tế những biện pháp trên đã đƣợc Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện trong những năm trƣớc, nhƣng điểm khác trong năm 2005 là tính đồng bộ của các biện pháp trong tổ chức thực hiện. Do đó, kết thúc chƣơng trình phát triển du lịch từ năm 2001 đến năm 2005 do Tỉnh ủy đề ra, ngành du lịch thực sự đã có những bƣớc phát triển mới với những kết quả đạt đƣợc trên tất cả các mặt doanh thu, chất lƣợng dịch vụ, lƣợt khách đến địa bàn, cơ sở vật chất và công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch đƣợc tăng cƣờng. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh nhiều khu du lịch tập trung có chất lƣợng cao bƣớc đầu đƣợc hình thành. Đây là những cơ sở quan trọng để Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tiếp theo.

1.2.2.2. Kết quả đạt được

- Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, có sự phối hợp của các ngành các cấp, tận dụng những thuận lợi và từng bƣớc khắc phục những khó khăn, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã biết vận dụng đúng đắn các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, đƣa hoạt động du

lịch trên địa bàn tỉnh phát triển với những kết quả đáng ghi nhận, đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.2: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh du lịch giai đoạn 2001 – 2005 ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng lƣợt khách đến Vĩnh Phúc Lƣợt 590.000 667.200 720.000 850.000 986.000 Quốc tế .. 10.700 11.600 12.400 14.000 18.500 Nội địa .. 579.300 655.600 707.600 836.000 967.500 Tổng doanh thu du lịch Tỷ đồng 113.209 121.021 263.600 313.200 358.000

(Nguồn: Đề án phát triển du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020).

Khách du lịch đến với Vĩnh Phúc trong những năm qua tăng dần, trung bình hàng năm tăng 17%, khơng có sự đột biến nhƣ các tỉnh khác, số lƣợt khách quốc tế chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ chiếm 1,8% trong tổng số lƣợt khách đến Vĩnh Phúc. Khách du lịch nội địa là lƣợng khách chủ yếu của tỉnh. Ngoài Tam Đảo là nơi tập trung thu hút khách cịn có Hồ Đại Lải, Tây Thiên cũng thu hút khách ngày càng nhiều hơn.

Doanh thu du lịch đạt kết quả chƣa cao, một mặt do lƣợng khách quốc tế ít, ngày lƣu trú khách ngắn, mặt khác chất lƣợng sản phẩm du lịch còn thấp, các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn... Doanh thu du lịch chủ yếu là lƣu trú và ăn uống, các loại doanh thu khác còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách.

- Cơ sở vật chất đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp:

Số lƣợng các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch tăng. Số lƣợng các cơ sở lƣu trú tăng lên qua các năm. Trong đó các

cơ sở lƣu trú của doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc giữ vững, các cơ sở lƣu trú tƣ nhân tăng lên. Đến cuối năm 2004, tồn tỉnh có 75 cơ sở lƣu trú với 1.289 phịng song sự phân bố khơng đều chủ yếu tập trung ở Tam Đảo núi chiếm 71.5%; Đại Lải chiếm 20%; Vĩnh Yên chiếm 6%, nơi khác chiếm 2,5% [69, tr. 14].

- Đầu tƣ hạ tầng cho ngành du lịch đã đƣợc quan tâm, chú trọng: Từ 2001 - 2005, các khu du lịch Tam Đảo - Tây Thiên, Đầm Vạc - Vĩnh Yên, Đại Lải - Mê Linh, Sáng Sơn - Lập Thạch đã đƣợc ƣu tiên đầu tƣ trọng điểm.

Phát triển các loại hình du lịch nhƣ: du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng tham quan, nghiên cứu, thể thao, vui chơi giải trí, lịch sử văn hóa và khai thác tiềm năng du lịch thiên nhiên các cơ sở hiện có, kết hợp đầu tƣ xây dựng cơ sở du lịch hiện đại, gắn khai thác bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, bảo tồn thiên nhiên với phát triển du lịch mang tính thời đại.

Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đã đƣợc chú trọng để tạo điều kiện phục vụ các trọng điểm phát triển du lịch nhƣ cải thiện hệ thống giao thông,mở rộng và nâng cấp chất lƣợng cấp nƣớc, điện, đảm bảo thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 46 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)