2.2. Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Vĩnh
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
Bảng 2.1. Lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2011
Đơn vị tính: Lượt khách
Năm
Tổng số khách du lịch Khách nội địa Khách quốc tế
Số lượng % tăng so cùng kỳ năm trước Số lƣợng % tăng so với cùng kỳ năm trước Số lƣợng % tăng so với cùng kỳ năm trước 2006 1.106.000 18,92% 1.080.500 18,48% 25.500 41,67% 2007 1.295.000 17,09% 1.266.500 17,21% 28.500 11,76% 2008 1.554.000 20,00% 1.529.650 20,78% 24.350 -14,56% 2009 1.787.100 15,00% 1.759.096 15,00% 28.003 15,00% 2010 2.073.036 16,00% 2.040.551 16,00% 32.485 16,00% 2011 1.878.500 13,00% 1.853.010 13,00% 25.490 13,00%
- Kết quả thu hút khách du lịch: Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nƣớc (đặc biệt từ khi có Nghị quyết 45/CP của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch và chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng) hoạt động kinh doanh du lịch Vĩnh Phúc đã có bƣớc chuyển mình quan trọng. Địa bàn hoạt động du lịch đƣợc mở rộng; các điểm danh thắng đƣợc tơn tạo, nâng cấp; các khu vui chơi giải trí đƣợc xây dựng; hệ thống các cơ sử lƣu trú du lịch đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển... đã tạo nên những chuyển biến rõ rệt trƣớc hết về số lƣợng khách du lịch đến Vĩnh Phúc. Đặc biệt trong giai đoạn 2001- 2011, tốc độ tăng trƣởng trung bình năm đạt 15,04% - đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Vĩnh Phúc.
Số lƣợt khách đến Vĩnh Phúc hàng năm đều tăng, với mức tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc (năm 2006 tăng 18,92%, năm 2008 tăng 20% và năm 2010 tăng 16%).. Tuy nhiên, năm 2011 dƣới sƣ̣ tác đô ̣ng của tình hình khó khăn chung về kinh tế trong và ngồi nƣớc, tởng lƣợng khách giảm 3% so với năm 2010. Năm 2008 trong điều kiện khó khăn do ảnh hƣởng của suy giảm kinh tế, nhƣng Vĩnh Phúc vẫn đón 1.554.000 lƣợt khách, tuy nhiên, lƣợng khách quốc tế đến với Vĩnh Phúc lại giảm 4.100 lƣợt so với năm 2007 là do tác động của khủng hoảng kinh tế, ngƣời dân thắt chặt chi tiêu. Cơ cấu khách cũng ngày càng đa dạng, ngoài số nghỉ dƣỡng là khách truyền thống, các loại hình khách du lịch tham quan, du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh có xu hƣớng tăng nhanh. Số liệu thống kê của ngành du lịch những năm qua cho thấy lƣợng khách quốc tế đến Vĩnh Phúc tăng trƣởng đều và ổn định, đáng chú ý là cơ cấu khách quốc tế trong tổng lƣợng khách du lịch đến Vĩnh Phúc giữ đƣợc tỷ trọng khá ổn định trong cơ cấu khách toàn tỉnh (từ 0,78% năm 1998, đến năm 2002 chiếm 1,74%, đến năm 2007 chiếm 2,2%, năm 2011 mặc dù ngành du lịch chịu ảnh hƣởng chung từ khủng hoảng kinh tế khu vực
nhƣng vẫn duy trì đƣợc mức 1,78% tổng lƣợng khách du lịch). Tuy vậy, lƣợng khách quốc tế vẫn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, trung bình hàng năm đạt 1,62% [69, tr. 27].
Nhìn chung, lƣợng khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc đáp ứng đƣợc các mục tiêu đề ra. Nguyên nhân cơ bản do nhu cầu của thị trƣờng khách quốc tế đến Việt Nam hiện nay thƣờng quan tâm đến du lịch tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, du lịch cộng đồng và du lịch nơng thơn..., mà đây chính là thế mạnh của Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó, với cơ chế chính sách thu hút đầu tƣ linh hoạt nên thời gian qua các dự án đầu tƣ phát triển hạ tầng và phát triển du lịch đã tạo ra một lợi thế cho Vĩnh Phúc.
Kết quả phân tích thị trƣờng trong 5 năm (2006 - 2011) cho thấy khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc chủ yếu là từ các thị trƣờng chính: Bắc Mỹ, Đơng Nam Á ngồi ra là các quốc tịch khác.
Khách du lịch nội địa vẫn là nguồn khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàng năm chiếm 98,45% tổng lƣợng khách đến. Ngoài Tam Đảo là nơi tập trung thu hút khách, cịn có Đại Lải, Tây Thiên cũng thu hút khách nội địa đến ngày một nhiều hơn vì điều kiện đi lại thuận tiện, gần Hà Nội. Khác với khách quốc tế, khách nội địa liên tục tăng từ 2006 - 2011 với tốc độ tăng trƣởng trung bình đạt 17,32% [69, tr. 27].
Khách du lịch nội địa đến Vĩnh Phúc thƣờng là khách đi tham quan, du lịch, nghỉ dƣỡng, công tác..., năm sau cao hơn năm trƣớc đặc biệt là vào thời điểm của các lễ hội nhƣ lễ hội Tây Thiên, lễ hội Chọi Trâu, hội Kéo Song... Tuy nhiên, thời gian lƣu trú của khách du lịch còn ngắn, do dịch vụ và chất lƣợng dịch vụ còn nghèo nàn ở mức thấp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch. Khách du lịch nội địa thƣờng là khách đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các tổ chức cơng đồn của các cơ quan, xí nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức theo các nhóm... Đa phần là khách từ
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các địa phƣơng ở khu vực Bắc Trung Bộ. Khách du lịch nội địa tăng một phần do nhu cầu tham quan nghỉ dƣỡng của ngƣời dân trong cả nƣớc, đặc biệt là từ Thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận... ngày càng cao; bên cạnh đó là việc ngành du lịch Vĩnh Phúc chú trọng phát triển du lịch nghỉ dƣỡng cuối tuần, du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch về nguồn và đặc biệt là du lịch nông thôn... phù hợp với thị hiếu khách du lịch trong nƣớc. Điều đó có cũng có nghĩa rằng, trong tƣơng lai gần thị trƣờng khách nội địa sẽ đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của du lịch Vĩnh Phúc.
Tuy nhiên, thời gian lƣu trú của khách còn ngắn do chất lƣợng dịch vụ nghèo nàn; nhân dân trong tỉnh tới tham quan các di tích, danh thắng của tỉnh cịn ít, chƣa có tính tổ chức, chƣa tạo thành nhu cầu và tạo ra thƣơng hiệu cho khách du lịch trong và ngoài nƣớc.
- Kết quả doanh thu du lịch: Doanh thu từ du lịch của Vĩnh Phúc có
mức tăng trƣởng khá cao và ổn định trong những năm qua; năm sau cao hơn năm trƣớc. Năm 2006, toàn ngành du lịch thu đƣợc 428 tỷ đồng, năm 2011 đạt 840 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng trung bình về doanh thu du lịch giai đoạn 2006 - 2011 đạt 18,81%/năm ( Tổng hợp các báo cáo của Sở Văn hóa , Thể thao và Du li ̣ch ). Con số này cho thấy, doanh thu du lịch đang đóng góp một phần khơng nhỏ trong cơ cấu của ngành dịch vụ Vĩnh Phúc, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Du lịch Vĩnh Phúc ln duy trì đƣợc mức tăng trên 15%/năm.
Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch: Theo kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch do Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch tiến hành năm 2005 tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn trên địa bàn Vĩnh Phúc, bình quân chi tiêu của khách du lịch:
Khách du lịch quốc tế là 1,05 triệu VND/ngày/ngƣời. Trong đó khách quốc tế chi 300.000VND cho dịch vụ lƣu trú; 250.000VND cho ăn uống; 150.000VND cho vận chuyển đi lại; 120.000VND cho hoạt động tham quan...
Khách du lịch nội địa chi 304.110 VND/ngày/ngƣời. Trong đó chi trung bình 178.000 VND cho dịch vụ lƣu trú; 100.000 VND cho ăn uống; còn lại là cho các hoạt động khác [ 69, tr. 28].
- Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất đóng vai trị quan trọng trong chất
lƣợng sản phẩm du lịch. Những năm qua, đƣợc sự quan tâm của Đảng bộ tỉnh, sự đầu tƣ của nhà nƣớc, các đơn vị và cá nhân với ngành kinh tế du lịch, cơ sở vật chất phục vụ du lịch bƣớc đầu đƣợc hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và tạo đƣợc sức hút đối với khách du lịch. Tính đến hết tháng 10 năm 2011, trên tồn tỉnh có 172 cơ sở lƣu trú trong đó có 34 khách sạn đã đƣợc xếp hạng sao (trong đó có 01 khách sạn 4 sao; 01 khách sạn 3 sao; 22 khách sạn 2 sao; 10 khách sạn 1 sao) với tổng số phòng là 2.789 phòng nghỉ. Tập trung tại các khu du lịch Tam Đảo, Đại Lải và Thành phố Vĩnh Yên. Các khách sạn đã có nhân viên chuyên trách lễ tân, quầy bar, phòng bàn, bếp, bảo vệ. Phần lớn trong số này đã đƣợc đào tạo chính quy hay tại chức, nhất là đội ngũ lãnh đạo khách sạn đã đƣợc đào tạo và có nhiều kinh nghiệm hơn.
Về kinh doanh lữ hành, hiện có 06 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành, trong đó 01 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Điển hình trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể kể tới nhƣ: Sơng Hồng Thủ đô, Thế giới Xanh, Belvedere Resort (Vinashin), Hƣng Hải...
Các cơ sở vật chất kỹ thuật khác: bao gồm nhà hàng, phòng hội nghị,
phòng ăn trong khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí...
Cơ sở ăn uống:. Các cơ sở ăn uống bao gồm restaurant, coffee-shop,
bar, quán ăn nhanh v.v. Các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cở sở lƣu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lƣu của khách đang lƣu trú tại các khách sạn hoặc có thể nằm độc lập bên ngồi các các cơ sở lƣu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí... nhằm phục vụ khách du lịch cũng nhƣ các tầng lớp dân cƣ địa phƣơng.
Hiện tại Vĩnh Phúc có khoảng 40 phịng ăn (restaurants) nằm trong các cơ sở lƣu trú với khoảng hơn 1000 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách lƣu trú. Các tiện nghi ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham quan kém phát triển hơn.
Ngồi ra hiện cịn có 16 nhà hàng và quán hàng ăn uống tƣ nhân phục vụ chủ yếu các món ăn Việt Nam bình dân nằm ở khu vực Vĩnh Yên, Tam Đảo... Tổng số vốn đầu tƣ cho hệ thống các nhà hàng là 18 tỷ đồng với sức chứa 2.620 ngƣời. Hiện các nhà hàng này phục vụ đầy đủ các món ăn đặc sản Âu, Á truyền thống; phục vụ chun mơn các món gà, chim, rắn... Chƣa có các hoạt động tiêu khiển nhằm tạo cảm giác nghỉ ngơi và hấp dẫn đối với du khách. Bố trí nội thất trong các nhà hàng cịn đơn giản.
* Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí, các điểm tham quan và các tiện nghi phục vụ du lịch khác:
- Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí: Bao gồm bể bơi, sân tennis,
trung tâm thể thao, sân golf, massage, câu lạc bộ ban đêm, casinô, vũ trƣờng, nhà hát, cinema... các tiện nghi này góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách và kéo dài thời gian lƣu trú, khuyến khích sự chi tiêu của du khách.
Thời gian qua việc phát triển các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí cũng nhƣ các hoạt động tiêu khiển khác ở Vĩnh Phúc hiện còn rất hạn chế, hầu nhƣ mới chỉ dừng ở các hoạt động karaoke, massage, bơi lội, phịng tập thể hình và sân tennis. Hiện nay Vĩnh Phúc có 11 bể bơi, 10 sân tennis, 5 điểm tắm hơi - massage và 2 phịng tập thể hình, karaoke đều nằm trong các khách sạn.
- Khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng và sân golf: Tuy nhiên, đáng chú ý
hiện nay là tại Vĩnh Phúc có 3 tổ hợp vui chơi giải trí kết hợp với sân golf là Tam Đảo, Đầm Vạc và Đại Lải. Khu nghỉ dƣỡng và sân golf đầu tiên của Việt Nam ở Tam Đảo đƣợc thiết kế xây dựng gồm sân golf 18 lỗ và tổ hợp sân tập
và khu nghỉ dành cho các tay golf nghiệp dƣ và chuyên nghiệp tham dự các giải đấu quốc tế và khu vực, đã đƣợc đầu tƣ hoàn thiện và đƣa vào sử dụng từ ngày 31- 10 - 2005. Khu nghỉ dƣỡng và sân golf Đầm Vạc (khai trƣơng từ 10/3/2007) và Đại Lải đã đƣợc hoàn thiện và đƣa vào hoạt động từ cuối 2008. Sức chứa tối đa của 3 sân golf này là 600 khách/lƣợt. Đây chính là điểm nhấn quan trọng và là lợi thế cạnh tranh của du lịch Vĩnh Phúc đối với các địa phƣơng trong khu vực.
- Phương tiện vận chuyển: tính đến 2011 đã có hơn 170 xe các loại từ
6 - 45 chỗ chuyên chở phục vụ khách du lịch.
Du lịch Vĩnh Phúc đạt đƣợc những kết quả trên là do những nguyên nhân cơ bản sau:
- Tỉnh đã sớm xác định Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch và tạo điều kiện để du lịch dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung. Bên cạnh đó, Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích ƣu đãi đầu tƣ và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Bƣớc đầu đã có đƣợc sự phối hợp có hiệu quả giữa các cấp các ngành, các huyện thị trong Tỉnh - đặc biệt là sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với cơ sở trong quản lý điều hành hoạt động du lịch, tháo gỡ những khó khăn cịn vƣớng mắc.
- Hệ thống giao thơng khá đồng bộ và thuận tiện, đầy đủ đƣờng hàng không, đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thuỷ. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển với tốc độ khá nhanh. Mạng lƣới bƣu điện phát triển rộng rãi trên phạm vi toàn tỉnh, triển khai đƣợc các dịch vụ cần thiết dáp ứng nhu cầu của nhân dân nói chung và du khách nói riêng.
- Trong những năm gần đây, nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân trong tỉnh về tầm quan trọng của du lịch đƣợc nâng lên cũng là điều
tiềm năng của tỉnh phát triển du lịch Vĩnh Phúc thành ngành kinh tế mũi nhọn đang là mối quan tâm hàng đầu của địa phƣơng. Những năm gần đây tỉnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút đầu tƣ vào ngành du lịch, tập trung vào quy hoạch và mở các điểm, tuyến du lịch tiềm năng.
Bên cạnh đó, du lịch Vĩnh Phúc vẫn cịn tồn tại một số hạn chế nhƣ: - Công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch còn những vấn đề bất cập.
Tổ chức bộ máy biên chế của cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch cấp tỉnh, huyện, thị, thành phố chƣa đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển; việc phối hợp quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch giữa các cấp, các ngành và địa phƣơng cịn lúng túng, thiếu chặt chẽ; tình trạng kinh doanh trái pháp luật còn diễn ra chƣa đƣợc xử lý kịp thời; thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tƣ phát triển du lịch còn rƣờm rà, khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng làm ảnh hƣởng đến tiến độ và làm nản lòng các nhà đầu tƣ.
- Đội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu.
Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo chuyên ngành du lịch còn quá thấp và cơ cấu bất hợp lý, đội ngũ nhân viên phục vụ tính chuyên nghiệp chƣa cao; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp và ứng xử còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và hội nhập kinh tế quốc tế. Số lao động có chun mơn kỹ thuật cao tập trung chủ yếu vào các khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng, các khu du lịch cao cấp, các đơn vị kinh doanh lữ hành. Số lớn còn lại chƣa quan tâm cơng tác đào tạo nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao và chƣa có những biện pháp có hiệu quả để giữ cán bộ và nhân viên có năng lực.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch tuy đã đƣợc chú trọng đầu tƣ nhƣng thiếu đồng bộ.
Trên địa bàn, chƣa có khu vui chơi giải trí, chƣa tạo đƣợc các điểm tham quan hấp dẫn. Một số sản phẩm và lợi thế nhƣ danh lam thắng cảnh, hệ sinh thái, các di tích văn hóa, tơn giáo, lịch sử chƣa phát huy đƣợc tiềm năng
để có thể kéo dài đƣợc thời gian lƣu trú của khách. Việc khai thác tài nguyên