Kinh nghiệm về xác định chủ trương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 120 - 123)

3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

3.2.1. Kinh nghiệm về xác định chủ trương

Thứ nhất, trên cơ sở quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế du lịch cần nắm vững lợi thế của tỉnh để đề ra các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế du lịch phù hợp.

Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng ta luôn chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển du lịch. Quán triệt chủ trƣơng đó, trong q trình lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế du lịch tại địa phƣơng, Đảng bộ Vĩnh Phúc luôn vận dụng sáng tạo đƣờng lối, chủ trƣơng

của Đảng, Nhà nƣớc. Trên cơ sở tình hình, đặc điểm của tỉnh, căn cứ vào đƣờng lối phát triển kinh tế du lịch của Trung ƣơng, trong quá trình chỉ đạo, Đảng bộ tỉnh luôn tiến hành điều tra cơ bản, nắm bắt và xử lý thông tin về thực trạng kinh tế du lịch tại địa phƣơng, nắm bắt thời cơ, từ đó đƣa ra những biện pháp phát triển kinh tế du lịch sát hợp với tình hình địa phƣơng. Đây là nhân tố quyết định mọi thành tựu về xây dựng và phát triển kinh tế du lịch của Vĩnh Phúc trong những năm 2001 – 2011.

Ngay từ khi tái lập tỉnh, từ việc xác định Vĩnh Phúc có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch: gần Thủ đô Hà Nội và sân bay Quốc tế Nội Bài, đƣợc Chính phủ xác định nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có nhiều danh lam thắng cảnh, giao thơng thuận tiện, Đảng bộ Vĩnh Phúc chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch, từ đó thúc đẩy kinh tế dịch vụ nói riêng và nền kinh tế của tỉnh nói chung phát triển. Từ một tỉnh nghèo, thuần nông sau tái lập, chủ trƣơng phát triển ngành du lịch nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đƣa nhiệm vụ phát triển các khu du lịch tập trung vào thành một trong 10 chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội cả một nhiệm kỳ Đại hội (2001 – 2005). Chủ trƣơng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn tiếp tục đƣợc Đảng bộ đƣa ra tại nhiệm kỳ tiếp theo và đề ra nhiều giải pháp thiết thực để thực hiện chủ trƣơng đó. Đó là phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, chủ trƣơng xây dựng các khu du lịch tập trung… Đây là những minh chứng điển hình cho tinh thần chủ động sáng tạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong quán triệt, cụ thể hóa đƣờng lối của Đảng vào thực tiễn địa phƣơng. Đây là bài học kinh nghiệm có ý nghĩa bao trùm, chi phối đến những bài học kinh nghiệm khác, đƣợc tổng kết qua quá trình lãnh đạo của Đảng bộ từ khi tái lập tỉnh.

Thứ hai, trong lãnh đạo phải coi phát triển kinh tế du lịch là “đòn bẩy” thúc đẩy cả nền kinh tế - xã hội phát triển; phải kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ

phát triển kinh tế du lịch với việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Kinh tế du lịch đƣợc ví nhƣ là “địn bẩy” thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là tiền đề quan trọng thúc đẩy tất cả các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội cùng phát triển. Nhận thức rõ điều đó, ngay sau khi tỉnh đƣợc tái lập, trong quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã tập trung phát triển ngành kinh tế du lịch để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Qua 10 năm phát triển của ngành kinh tế du lịch cho thấy du lịch Vĩnh Phúc khơng chỉ góp phần vào việc hồn thành các kế hoạch kinh tế - xã hội bằng những thành tựu đạt đƣợc và những thành tựu đó đã tạo ra tiền đề thúc đẩy các ngành kinh tế khác, các lĩnh vực xã hội phát triển.

Thứ ba, tập trung lãnh đạo xây dựng và hồn thiện cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng dịch vụ du lịch.

Tập trung đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc (cả Trung ƣơng và

địa phƣơng) theo hƣớng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn tồn tỉnh; trƣớc mắt ƣu tiên đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của tỉnh.

Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch : khuyến khích và tạo mọi điều

kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dƣới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tƣ, bảo vệ, tơn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tƣ, tạo môi trƣờng thơng thống về đầu tƣ phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tƣ để thu hút các nhà đầu tƣ.

Tạo sự bình đẳng giữa đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, giữa tƣ nhân với Nhà nƣớc; mở rộng các hình thức thu hút đầu tƣ cả trong và ngồi nƣớc nhƣ các hình thức BOT, BTO, BT...

Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch: huy động

mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tƣ, đảm bảo tốc độ tăng trƣởng GDP du lịch theo tính tốn dự báo, bao gồm: Vốn từ nguồn tích lũy GDP của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp trong cả nƣớc, vốn trong dân thơng qua Luật khuyến khích đầu tƣ; vốn thơng qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thơng qua hình thức cho th đất trả tiền trƣớc, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian... Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ƣu đãi về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nƣớc ngoài... Với nguồn vốn này cần ƣu tiên cho các nhà đầu tƣ có đủ năng lực để đầu tƣ xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh. Vốn ngân sách Nhà nƣớc (cả trung ƣơng và địa phƣơng) ƣu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại các khu du lịch trọng điểm; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch...

Ngoài sản phẩm du lịch mũi nhọn, Vĩnh Phúc cần đầu tƣ phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ. Các sản phẩm bổ sung này vừa có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh, sức hấp dẫn của sản phẩm chủ đạo cịn có tác dụng thu thút thêm các thị trƣờng khách mới, nhằm đa dạng hóa thị trƣờng khách, đảm bảo tính bền vững, ổn định, tăng cƣờng khả năng chống đỡ với các diễn biến phức tạp của thị trƣờng du lịch (khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)