Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 64 - 73)

2.1. Chủ trương chung của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh

2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.2.1. Thuận lợi và khó khăn mới trong việc phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc

Trong bối cảnh chung của du lịch cả nƣớc, kinh tế du lịch Vĩnh Phúc thời gian 2006 - 2011 có một số thuận lợi nhƣ:

Thứ nhất, cùng với thƣơng mại, ngành du lịch Vĩnh Phúc đã có quy

hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển đến năm 2010, đây là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của ngành. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 và Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 đã xác định Vĩnh Phúc là một điểm đến du lịch quan trọng của tiểu vùng du lịch trung tâm trên tuyến du lịch quốc gia trung du miền núi phía Bắc. Hơn thế nữa, Vĩnh Phúc là địa phƣơng đang đẩy nhanh sự phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, vì vậy Vĩnh Phúc đã và đang đứng trƣớc cơ hội với sự hỗ trợ lớn từ phía

nhà nƣớc trong việc nâng cấp và phát triển hạ tầng nói chung, hạ tầng du lịch nói riêng. Đây đƣợc xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển du lịch.

Thực tế trong những năm qua, đƣờng lên Tam Đảo, đến Đại Lải, Tây Thiên, v.v. đã và đang nhận đƣợc sự hỗ trợ có hiệu quả từ nguồn ngân sách nhà nƣớc. Nhƣ vậy có thể thấy du lịch Vĩnh Phúc đã và đang đứng trƣớc cơ hội phát triển đứng từ góc độ có sự quan tâm của Chính phủ đối với một địa phƣơng có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của du lịch ở khu vực trung du miền núi cịn nhiều khó khăn.

Thƣơng mại, du lịch, xuất nhập khẩu năm 2005 thị trƣờng đƣợc mở rộng, mạng lƣới hoạt động phát triển trên tất cả các địa bàn của tỉnh. Các doanh nghiệp nhà nƣớc cũng nhƣ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác đƣợc phát triển và củng cố, năng động trong kinh doanh đã tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch mà ngành đề ra.

Các pháp lệnh về du lịch dần đƣợc ban hành giúp các doanh nghiệp có hành lang pháp lý trong kinh doanh du lịch; bên cạnh đó, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch tạo tiền đề để phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng du lịch trong tỉnh đƣợc cải thiện đáng kể. Các

tuyến đƣờng chính nhƣ Quốc lộ 1, quốc lộ 2B đoạn đi Tam Đảo; đƣờng Đại Lải - Tây Thiên - Tam Đảo II khởi cơng q IV năm 2006 đã hồn thành vào năm 2007; Quốc lộ 2A (từ đƣờng Bắc Thăng Long – Nội Bài đến thành phố Vĩnh Yên), đƣờng cao tốc Nội Bài – Việt Trì hồn thành và đƣa vào sử dụng tạo điều kiện cho việc lƣu thông giữa Vĩnh Phúc với Hà Nội và các tỉnh thành phụ cận đƣợc thuận lợi; quốc lộ 2 C (đoạn từ quốc lộ 2A đến bến phà Vĩnh Thịnh) đã hoàn thành trong năm 2007, đƣờng Đại Lải – Đạo Tú (đƣờng tỉnh 310 mới) hoàn thành cả tuyến vào năm 2009. Các tuyến đƣờng dẫn đến các

khu du lịch, điểm du lịch đều đƣợc đầu tƣ xây dựng nâng cấp nhƣ tỉnh lộ 317, tỉnh lộ 316, đƣờng Nam Đầm Vạc... sẽ nối các tuyến, điểm du lịch trong tỉnh, tạo nên một chuỗi du lịch liên hoàn.

Tuyến quốc lộ 2 đƣợc nâng cấp và đi vào hoạt động đã tạo ra cơ hội để du lịch Vĩnh Phúc liên kết chặt chẽ hơn với Hà Nội, nơi sân bay quốc tế Nội Bài cũng đã đƣợc nâng cấp và sẽ mở rộng giai đoạn 2 tạo cơ hội mở rộng thị trƣờng khách quốc tế với các địa phƣơng trong vùng, trong đó Vĩnh Phúc là “cửa ngõ” liền kề sân bay. Đây sẽ là cơ hội để du lịch Vĩnh Phúc bổ sung những sản phẩm du lịch văn hoá đặc sắc ở khu vực này cùng với những sản phẩm du lịch sinh thái, văn hoá bản địa đặc thù của địa phƣơng để tạo ra những chƣơng trình du lịch hấp dẫn và có sức cạnh tranh khơng chỉ trong nƣớc mà còn ở tầm khu vực, góp phần quan trọng vào tăng trƣởng lƣợng khách du lịch đến Vĩnh Phúc

Mạng lƣới điện và hệ thống cấp thoát nƣớc đặc biệt là tại các du lịch đƣợc đầu tƣ nâng cấp, đảm bảo những điều kiện đầy đủ cho phát triển du lịch bền vững tại Vĩnh Phúc.

Thứ ba, đến thời gian này, Đảng bộ tỉnh, các doanh nghiệp đã quan tâm

hơn đến việc phát triển du lịch, nhận thức về du lịch của các cấp, các ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực. Kinh nghiệm phát triển du lịch cũng nhƣ kinh nghiệm triển khai thực hiện Chƣơng trình phát triển Du lịch giai đoạn 2001 – 2005 là cơ sở quan trọng để Đảng bộ tỉnh tiếp tục đề ra những chủ trƣơng phát triển du lịch trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, ngành du lịch Vĩnh Phúc cũng đứng trƣớc nhiều thách thức, khó khăn địi hỏi phải tháo gỡ.

Một là, sự xuống cấp của tài nguyên, môi trƣờng du lịch mà trong đó tình trạng "chồng chéo" trong quản lý là một bất cập lớn.

thức chung của du lịch Việt Nam. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở nhiều điểm tài nguyên du lịch có giá trị của Vĩnh Phúc với sự xuống cấp của nhiều điểm di tích lịch sử văn hố, sự suy giảm đa dạng sinh học ở các khu tự nhiên, đặc biệt ở Vƣờn quốc gia Tam Đảo, do hoạt động khai thác không đƣợc quản lý, cảnh quan bị xâm hại do khai thác rừng, vật liệu xây dựng, v.v. Theo kết quả nghiên cứu về tài nguyên du lịch của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thì mặc dù Luật Du lịch đã xác định những dạng tài nguyên du lịch cơ bản cần đƣợc quản lý khai thác cho mục đích phát triển du lịch. Tuy nhiên trong thực tế ngành du lịch chƣa đƣợc quản lý bất cứ một dạng tài nguyên nào. Đây chính là một thách thức khơng nhỏ đối với phát triển du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Vĩnh Phúc nói riêng bởi bản thân du lịch là một ngành có định hƣớng tài nguyên một cách rõ rệt hay nói cách khác tài nguyên du lịch là nền tảng cho phát triển du lịch.

Hai là, nhận thức của xã hội về du lịch còn bất cập. Mặc dù thời gian qua đã có những thay đổi về nhận thức đối với tầm quan trọng của hoạt động phát triển du lịch trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, tuy nhiên thực tế cho thấy nhận thức này của xã hội, đặc biệt của các nhà quản lý cịn có những bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển du lịch Vĩnh Phúc tƣơng xứng với vai trị và vị trí. Điều này thể hiện rõ trong hoạt động phát triển công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng ảnh hƣởng đến cảnh quan, mơi trƣờng du lịch; trong những chính sách chƣa thỏa đáng đối với hoạt động đầu tƣ hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, và đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng dân cƣ về phát triển du lịch bền vững cịn thấp, nhất là ở vùng nơng thơn. Họ chƣa biết dựa vào kinh doanh du lịch để sinh sống, chỉ coi du lịch là một nghề phụ trợ trong lúc nơng nhàn. Tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng, biến đổi khí hậu cũng là tác nhân đe dọa đến

sự phát triển của du lịch tỉnh. Từ đây gây khó khăn cho việc triển khai mơ hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng.

Ba là, thiếu nguồn vốn vẫn là vấn đề nan giải của du lịch Vĩnh Phúc. Là

một tỉnh nghèo, thu nhập ngƣời dân còn thấp nên việc huy động vốn trong nhân dân cũng gặp nhiều khó khăn. Thay vào đó, các nhà đầu tƣ chƣa mặn mà với du lịch Vĩnh Phúc do cơ chế đầu tƣ còn nhiều vƣớng mắc, các doanh nghiệp nhỏ muốn đầu tƣ nhƣng thiếu vốn, gặp khó khăn trong việc vay vốn do cơ chế buộc thế chấp tài sản

Bốn là, đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ du lịch còn thiếu về số lƣợng,

yếu về chất lƣợng. Thời gian này, Vĩnh Phúc thiếu cán bộ quản lý du lịch, các cán bộ thơng thạo ngoại ngữ, nhân viên có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao.

Những yếu tố này tác động trực tiếp đến các chủ trƣơng chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh.

2.1.2.2. Những chủ trương của Đảng bộ Vĩnh Phúc về phát triển kinh tế du lịch từ năm 2006 đến năm 2011.

Phát huy những kết quả đã đạt đƣợc, khi bƣớc vào thời kỳ mới, Đảng bộ Vĩnh Phúc chú trọng hơn đến phát triển kinh tế du lịch với mục tiêu đƣa du lịch trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh.

Thứ nhất, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (12/2005) đã xác định:

"Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lƣợng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó tập trung phát triển du lịch, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn” [59; tr. 12]

Tháng 12 năm 2005, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV đã đề ra mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội là: "Duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao theo hƣớng ổn định, bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lƣợng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tƣ cho phát triển. Đi đôi với tăng trƣởng kinh tế, chú trọng phát triển văn hóa,

giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; đẩy mạnh giải quyết việc làm, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân... Phấn đấu có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015; trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI" [59, tr. 32-33].

Để thực hiện mục tiêu trên, Đảng bộ tỉnh đã đề ra nhiều chủ trƣơng để phát triển đồng đều các ngành kinh tế, phát huy thế mạnh của từng địa phƣơng trong tỉnh, phục vụ nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, trong đó có du lịch.

Để nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV (11 - 2005) đã xác định: "Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lƣợng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó tập trung phát triển du lịch, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn để khai thác các tiềm

năng du lịch của tỉnh nhằm tạo ra giá trị dịch vụ cao, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu ngân sách và tạo môi trƣờng thu hút đầu tƣ. Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng ngành dịch vụ bình quân 13 - 14 %/năm.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển du lịch. Xây dựng các khu du lịch tầm cỡ quốc gia tại Tam Đảo - Tây Thiên, Đại Lải, Đầm Vạc, đồng thời quan tâm đầu tƣ khai thác tiềm năng du lịch ở các địa bàn khác trong tỉnh. Phát triển kinh tế du lịch đi đôi với tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về du lịch" [59, tr. 37].

So với Đại hội XIII thì Đại hội này đã có chuyển biến trong nhận thức. Đại hội không đặt ra mục tiêu “đẩy mạnh” hoạt động du lịch nhƣ Đại hội trƣớc mà nhấn mạnh vào việc “tập trung” phát triển du lịch để ngành này trở thành “ngành kinh tế mũi nhọn”.

Đây là một chủ trƣơng đúng bởi lẽ, qua 5 năm tạo dựng những nền móng đầu tiên cho du lịch, tỉnh đã thu về những kết quả, doanh thu bƣớc đầu,

đời sống nhân dân các vùng du lịch đƣợc cải thiện, bộ mặt các điểm du lịch đã có sự đổi thay. Nếu chỉ đặt ra mục tiêu đẩy mạnh thì ngành du lịch không đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển nhƣ một ngành riêng biệt mà chỉ là một bộ phận đƣợc gắn với ngành dịch vụ. Vì vậy, Đảng bộ tỉnh đã mạnh dạn đƣa ra chủ trƣơng phát triển du lịch thành ngành mũi nhọn. Đây là một bƣớc tiến mới trong nhận thức của Đảng bộ Vĩnh Phúc.

Thứ hai, Đại hội định hƣớng: “Khuyến khích và tạo điều kiện cho các

thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển du lịch”. Định hƣớng trên cho thấy Đảng bộ ngày càng chú trọng vào việc huy động rộng rãi các nguồn lực để phát triển du lịch. Chủ trƣơng này cho phép các thành phần kinh tế tham gia tích cực hơn vào lĩnh vực du lịch.

Đây cũng là chủ trƣơng phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành du lịch trên phạm vi cả nƣớc và phù hợp với chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ trong Quyết định số 97/2002/ QĐ- TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010: “thực hiện xã hội hóa trong việc đầu tƣ, bảo vệ, tơn tạo các di tích, cảnh quan mơi trƣờng, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch” [32, tr. 2].

Đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (10- 2010), Đảng bộ tiếp tục đƣa ra mục tiêu “tập trung phát triển và nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Nhƣ vậy, đến Đại hội này, chủ trƣơng đƣa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Đại hội XIV tiếp tục đƣợc nhấn mạnh; bằng cách “nâng cao chất lƣợng dịch vụ” chiều sâu của việc phát triển đƣợc nâng lên. Đảng bộ tỉnh đã đề ra những giải pháp để thực hiện nhiệm vụ, đó là: “xây dựng các trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia, quốc tế các điểm, các tour du lịch trên địa bàn trong quan hệ hợp tác liên tỉnh, liên vùng và quốc tế. Hình thành các tour du lịch tâm linh, sinh thái, nghỉ dƣỡng; du lịch văn hóa,

lịch sử; xây dựng các khu vui chơi, giải trí quy mơ lớn, hiện đại. Đầu tƣ và khai thác có hiệu quả các danh lam thắng cảnh: Tam Đảo, Tây Thiên, Đầm Vạc, Đại Lải... Nghiên cứu quy hoạch và đầu tƣ xây dựng khu Tam Đảo II; trƣờng đua ngựa, khu liên hợp thể thao” [60, tr. 58].

Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, không phải là tỉnh có thế mạnh vƣợt trội về du lịch nhƣ Hải Phịng, Ninh Bình, Quảng Ninh hay một số tỉnh khác ở miền Bắc, thời gian khách du lịch lƣu trú lại Vĩnh Phúc không dài, chủ yếu là khách đi về trong ngày. Để khai thác tối đa các tiềm năng phát triển của tỉnh, khắc phục đƣợc những hạn chế trong sự phát triển của du lịch, Đảng bộ tỉnh đã đƣa ra những giải pháp mới so với Đại hội XIV. Thứ nhất, là chủ trƣơng xây dựng những tour du lịch liên tỉnh, liên vùng và quốc tế. Có thể nói, giải pháp này sẽ kéo dài ngày lƣu trú của khách du lịch đến Vĩnh Phúc, tạo ra sự liên kết với các tỉnh và các vùng du lịch khác. Thứ hai, giải pháp “hình thành các tour du lịch tâm linh, sinh thái, nghỉ dƣỡng; du lịch văn hóa, lịch sử” đã khắc phục “điểm yếu” của Vĩnh Phúc đó là các điểm du lịch nhỏ lẻ, rải rác, không tập trung thành khu, cụm du lịch nhƣ các tỉnh thành khác. Thêm vào đó, giải pháp này cịn làm đa dạng hóa loại hình du lịch của tỉnh, thu hút, hấp dẫn khách du lịch đến với Vĩnh Phúc; sản phẩm du lịch của tỉnh đƣợc “gói” vào các tour để phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách trong nƣớc và quốc tế.

Nhƣ vậy, đến thời điểm này, việc hoạch định các điểm du lịch trọng điểm, các tour chính của du lịch Vĩnh Phúc đã đƣợc Đảng bộ xác định rõ ràng. Đây sẽ là cơ sở để phát triển hệ thống du lịch liên hoàn, tránh đƣợc sự chồng chéo trƣớc đây. Đến Đại hội XV, hệ thống tour, tuyến du lịch đã phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, quy hoạch hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)