Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới công nghệ theo hướng tự động hóa quy trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh (Nghiên cứu trường hợp Ngân hàng Liên doanh Việt Nga) (Trang 29)

10. Kết cấu của Luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tranh

a/ Khái niệm về cạnh tranh

Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà Tƣ bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch".

Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn Kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng “Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trƣờng”. Họ còn đồng nhất cạnh tranh với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition).

Hai tác giả R.S. Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế học vi mô cho rằng: “Thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo là thị trƣờng có nhiều ngƣời mua và ngƣời bán và không một cá nhân ngƣời mua hoặc ngƣời bán nào có ảnh hƣởng đáng kể tới giá cả”.

Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm (“Thị trƣờng, chiến lƣợc, cơ cấu: cạnh tranh về giá trị gia tang, định vị và phát triển doanh nghiệp”) thì cạnh tranh trong thƣơng trƣờng không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hoặc/và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn đối thủ cạnh tranh của mình”.

Trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 tại diễn đàn Liên hợp quốc thì cho rằng cạnh tranh đối với một quốc gia là "Khả năng của nƣớc đó đạt đƣợc những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế cao đƣợc xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu ngƣời theo thời gian”.

Từ những định nghĩa trên, có thể thấy về cơ bản, cạnh tranh là quá trình một chủ thể nỗ lực vƣợt qua đối thủ của mình để đạt đƣợc một hay một số mục tiêu nhất định.

b/ Khái niệm về lợi thế cạnh tranh

Theo Michael Porter3, lợi thế cạnh tranh đƣợc hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà nhờ có chúng, các doanh nghiệp kinh doanh trên thƣơng trƣờng quốc tế tạo ra một số ƣu thế vƣợt trội hơn, ƣu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Bốn yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh là: hiệu quả, chất lƣợng, sự cải tiến và sự đáp ứng khách hàng. Chúng tạo thành một khối thống nhất của lợi thế cạnh tranh mà bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào cǜng phải tuân theo. Có thể nghiên cứu từng yếu tố tách biệt nhau nhƣ ở những phần dƣới đây, song cần lƣu ý rằng, giữa chúng có sự tƣơng tác lẫn nhau rất mạnh.

Theo Michael Porter, lợi thế cạnh tranh đƣợc hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà nhờ có chúng, các doanh nghiệp kinh doanh trên thƣơng trƣờng quốc tế tạo ra một số ƣu thế vƣợt trội hơn, ƣu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. lợi thế cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có đƣợc “Quyền lực thị trƣờng” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh.

c/ Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Khái niệm NLCT (NLCT) đƣợc đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo Aldington Report (1985)4: “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Năm 1994, định nghĩa này được nhắc lại trong “Sách trắng về NLCT của Vương quốc Anh” (1994).

Năm 1998, Bộ thƣơng mại và Công nghiệp Anh đƣa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, NLCT là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”.

Theo Buckley (1988), NLCT của doanh nghiệp cần đƣợc gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp các doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình.

Theo tác giả Lê Đăng Doanh trong tác phẩm Nâng cao NLCT của doanh nghiệp thời hội nhập: “NLCT của doanh nghiệp đƣợc đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh trong nƣớc và ngoài nƣớc”.

Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong tác phẩm “Thị trƣờng, chiến lƣợc, cơ cấu” thì NLCT là việc gia tăng giá trị nội sinh và ngoại sinh của doanh nghiệp.

Tóm lại, một khái niệm NLCT của doanh nghiệp phù hợp nhất trong bối cảnh hiện tại có thể là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lƣới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Quan

trọng là, NLCT không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng hợp, gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định đƣợc cho nhóm doanh nghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp.

1.2.2. Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Mô hình Kim cƣơng của M. Porter chỉ ra rằng có ít nhất 6 nhóm yếu tố tác động tới NLCT của doanh nghiệp: (1) “ngữ cảnh” của doanh nghiệp, (2) điều kiện cầu (thị trƣờng), (3) điều kiện yếu tố (nguồn lực đầu vào), (4) các ngành cung ứng và liên quan (cạnh tranh ngành), (5) các yếu tố ngẫu nhiên và (6) yếu tố nhà nƣớc. Tuy nhiên, các yếu tố trên cǜng có thể đƣợc chia thành hai nhóm: (1) các yếu tố bên trong doanh nghiệp và (2) các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

a/ Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

- Trình độ và năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp

Trình độ và năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở: (1) áp dụng phù hợp phƣơng pháp quản lý hiện đại; (2) trình độ chuyên môn cǜng nhƣ những kiến thức của đội ngǜ cán bộ quản lý của doanh nghiệp; (3) trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp, thể hiện ở việc phân công nhiệm vụ, sắp xếp bố trí nhân sự cho phù hợp với công việc.

- Trình độ thiết bị, công nghệ

Nếu doanh nghiệp ứng dụng thiết bị, công nghệ phù hợp sẽ cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành nhƣng vẫn nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Ngoài ra, công nghệ mới và phù hợp còn giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp.

- Trình độ lao động trong doanh nghiệp

Lao động là lực lƣợng sử dụng công nghệ, điều khiển các thiết bị để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Thêm vào đó, lao động còn là lực lƣợng tham gia vào việc cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quá trình sản xuất và đôi khi còn là lực lƣợng tạo ra cái mới…

Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động… Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Ngoài ra, năng lực tài chính thể hiện ở “vốn” của doanh nghiệp còn thể hiện sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, thể hiện chỗ đứng của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng.

- Khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốc tế.

Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh doanh mới, chọn đúng đối tác để liên minh và vận hành hoạt động của liên minh một cách hiệu quả, đạt đƣợc mục tiêu đặt ra. Nếu doanh nghiệp không thể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì không những bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh mà còn có mối đe dọa nếu đối thủ cạnh tranh nắm bắt cơ hội ấy.

- Trình độ năng lực marketing

Năng lực marketing thể hiện ở khả năng nắm bắt nhu cầu thị trƣờng, khả năng thực hiện năng lực 4P (Product, Place, Prize, Promotion) trong hoạt động marketing, năng lực của nguồn nhân lực marketing. Nó giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm của doanh nghiệp, tác động tới khả năng tiêu thụ sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, từ đó góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần của doanh nghiệp và tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

- Trình độ nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp

Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến kỹ thuật, cải tiến mẫu mã và chất lƣợng sản phẩm, nâng cao năng suất và hợp lý hóa sản xuất. Trong điều kiện hiện nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển nhanh nhƣ vǜ bão thì yếu tố này lại càng tác động mạnh mẽ đến NLCT của doanh nghiệp, bởi vì nếu không chịu đổi mới thì sản phẩm của doanh nghiệp chắc chắn sẽ trở nên lỗi thời, không thể cạnh tranh cùng các sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng.

b/ Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Theo mô hình kim cƣơng của M.Porter thì có tổng cộng 56 chỉ tiêu cụ thể đƣợc phân thành 4 nhóm sau: Một là, các điều kiện yếu tố đầu vào, gồm: kết cấu hạ tầng vật chất – kỹ thuật; hạ tầng hành chính, nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ, thị trƣờng tài chính. Hai là, các điều kiện về cầu: sở thích của ngƣời mua, tình hình pháp luật về tiêu dùng, về công nghệ thông tin… Ba là, các ngành cung ứng và ngành liên quan: chất lƣợng và số lƣợng các nhà cung cấp địa phƣơng, khả năng tại chỗ về nghiên cứu chuyên biệt và dịch vụ đào tạo, mức độ hợp tác giữa các khu vực kinh tế, khả năng cung cấp tại chỗ các chi tiết và phụ kiện máy móc. Bốn là, bối cảnh đối với chiến lƣợc và cạnh tranh của doanh nghiệp, gồm hai phân nhóm là động lực và cạnh tranh (các rào cản vô hình, sự cạnh tranh của các nhà sản xuất địa phƣơng, hiệu quả của việc chống độc quyền).

Tuy nhiên, theo logic truyền thống, các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp đƣợc chia thành 5 nhóm: (1) thị trƣờng, (2) thể chế-chính sách, (3) kết cấu hạ tầng, (4) các ngành hỗ trợ và (5) trình độ nguồn nhân lực.

- Thị trƣờng: Đây chính là môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trƣờng chính là nơi tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cǜng là nơi để doanh nghiệp tìm kiếm các yếu tố đầu vào. Ngoài ra, thị trƣờng còn là công cụ định hƣớng giúp doanh nghiệp đƣa ra các chiến lƣợc kinh donah.

- Thể chế- chính sách: Thể chế- chính sách là nền tảng cho sự chấp hành chính sách pháp luật của doanh nghiệp. Nội dung của thể chế- chính sách bao gồm từ các quy định về pháp luật, chính sách về đầu tƣ, tài chính, đất đai, công nghệ, thị trƣờng…, đến các hàng hóa, dịch vụ, địa bàn… đƣợc khuyến khích hay bị hạn chế đầu tƣ kinh doanh. Tóm lại, đó là tất cả các biện pháp điều tiết cả đầu vào lẫn đầu ra cǜng nhƣ toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

- Kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng bao gồm cả hạ tầng vật chất – kỹ thuật lẫn hạ tầng xã hội nhƣ hệ thống giao thông, mạng lƣới điện, hệ thống thông

tin, hệ thống giáo dục đào tạo… Đây là tiền đề quan trọng, tác động mạnh tới hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến giá cả của sản phẩm dịch vụ.

- Các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ: Khi trình độ sản xuất càng hiện đại thì sự phụ thuộc lẫn nhau càng nhiều. Chẳng hạn, các chi tiết và các bộ phận của một chiếc máy bay Boing đƣợc sản xuất ở nhiều nƣớc khác nhau. Các ngành công nghiệp hỗ trợ không những tác động đến thời gian, năng suất mà còn tác động đến giá cả của sản phẩm.

- Trình độ nguồn nhân lực: Trình độ và các điều kiện về nguồn nhân lực thể hiện ở kỹ năng làm việc, mức lƣơng, điều kiện làm việc, an toàn lao động, đầu tƣ cho đào tạo và cả vai trò của Công đoàn.

1.2.3. Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh

a/ Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp:

Tiêu chí này gồm 2 thành phần là (1) thị phần: doanh nghiệp nào có thị phần lớn hơn thì NLCT của doanh nghiệp đó cǜng lớn hơn. Tiêu chí này thƣờng đƣợc đo bằng tỷ lệ doanh thu hay số lƣợng sản phẩm tiêu thụ trên thị trƣờng và (2) tốc độ tăng thị phần của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi đầu ra của doanh nghiệp theo thời gian.

b/ NLCT của sản phẩm

Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp. NLCT của sản phẩm dựa trên các yếu tố cơ bản nhƣ: (1) chất lƣợng cao: là một chỉ tiêu tổng hợp gồm các nhóm chỉ tiêu thành phần: các chỉ tiêu kinh tế, các chỉ tiêu kỹ thuật, các chỉ tiêu về thẩm mỹ, tiện dụng…(2) giá cả hợp lý: Chỉ tiêu này thƣờng đƣợc xác định trên cơ sở so sánh giá của các hàng hóa cùng loại hoặc tƣơng đƣơng. Nếu có sự khác biệt về chất lƣợng thì giá cả đƣợc đặt trong sự so sánh với lợi ích do hàng hóa mang lại, độ bền, thẫm mỹ…,(3) mẫu mã hợp thời, (4) đáp ứng nhu cầu khách hàng: chỉ tiêu thể hiện việc cung cấp cho khách hàng đúng hàng hóa, đúng thời điểm với mức giá hợp lý. Nó là một chỉ tiêu định tính phản ánh khả năng kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp; (5) Dịch vụ đi kèm: bao gồm việc hƣớng dẫn sử dụng, các dịch vụ hậu mãi (bảo trì, bảo hành…).

c/ Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tiêu chí này thể hiện qua một số chỉ tiêu nhƣ: (1) tỷ suất lợi nhuận: là một chỉ tiêu tổng hợp, đƣợc tính bằng trị số tuyệt đối (ví dụ, bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đơn vị đầu vào) hoặc số tƣơng đối (tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp so với tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành); (2) chi phí trên một đơn vị sản phẩm…

d/ Năng suất các yếu tố sản xuất

Các chỉ tiêu liên quan đến năng suất gồm có: năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, năng suất yếu tố tổng hợp… Năng suất phản ánh lƣợng sản phẩm đầu ra so với đơn vị yếu tố đầu vào, là chỉ tiêu phản ánh năng lực khai thác, sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời, chỉ tiêu này còn phản ánh năng lực đáp ứng yêu cầu của khách hàng, chi phí trên đơn vị sản phẩm và đơn vị thời gian.

e/ Khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp

Đây là chỉ tiêu đánh giá NLCT “động” của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thích ứng với sự thay đổi của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế (sở thích, nhu cầu, chất lƣợng, mẫu mã…) và môi trƣờng kinh doanh nhƣ chính sách của Nhà nƣớc, sự thay đổi của đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh. Chỉ tiêu này đƣợc xác định bởi một số chỉ tiêu thành phần nhƣ: số lƣợng cải tiến, sáng tạo sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất, cải tiến kỹ thuật…

f/ Khả năng thu hút nguồn lực

Khả năng thu hút nguồn lực không chỉ nhằm đảm bảo cho điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc tiến hành bình thƣờng mà còn thể hiện NLCT thu hút đầu vào của doanh nghiệp. Đây là điều kiện để đảm bảo NLCT trong dài hạn.

g/ Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp

Cạnh tranh trong điều kiện hiện nay không phải là tiêu diệt lẫn nhau mà phải là hợp tác lẫn nhau để cạnh tranh tốt hơn. Do vậy, khả năng liên kết hợp tác là tiền đề cho hoạt động kinh doanh hiệu quả, đồng thời đây cǜng là một tiêu chí định tính của NLCT của doanh nghiệp. Tiêu chí này thể hiện qua chất

lƣợng và số lƣợng các mối quan hệ với đối tác, các liên doanh, hệ thống mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới công nghệ theo hướng tự động hóa quy trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh (Nghiên cứu trường hợp Ngân hàng Liên doanh Việt Nga) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)