Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới công nghệ theo hướng tự động hóa quy trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh (Nghiên cứu trường hợp Ngân hàng Liên doanh Việt Nga) (Trang 38 - 69)

10. Kết cấu của Luận văn

2.1. Tổng quan về Ngân hàng liên doanh Việt Nga

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng liên doanh Việt – Nga (gọi tắt là VRB) đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp Giấy phép thành lập và hoạt động số: 11/GP-NHNN ngày 30/10/2006 với các nội dung chính là: “Tiền gửi; Thanh toán quốc tế; Tài trợ xuất nhập khẩu; Chuyển tiền, chuyển tiền kiều hối; Tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân; Bảo lãnh; Kinh doanh tiền tệ; Đặc biệt kênh thanh toán trực tiếp đến thị trường Nga bằng USD, EUR và RUB đảm bảo an toàn, nhanh chóng thông qua kênh thanh toán song phương VRB – VTB. Ngoài ra VRB còn phát triển các sản phẩm dịch vụ khác như dịch vụ tư vấn, uỷ thác đầu tư, dịch vụ Home-banking với chi phí hợp lý; thủ tục đơn giản, thuận tiện”.

VRB là liên doanh giữa hai Ngân hàng hàng đầu của hai nƣớc Việt Nam và Liên bang Nga là Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng VTB (trƣớc là Ngân hàng Ngoại thƣơng Nga Vneshtorgbank) với mức góp vốn điều lệ ngang nhau. VRB ra đời là kết quả của sự hợp tác về mặt kinh tế giữa Chính Phủ và Ngân hàng Trung ƣơng của hai nƣớc, mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nền kinh tế, hai hệ thống tài chính.

Sau gần 10 năm hoạt động, đến nay mạng lƣới của VRB ngày càng đƣợc mở rộng. VRB có trụ sở chính tại Hà Nội và mạng lƣới các chi nhánh tại các thành phố lớn trên cả nƣớc với 06 chi nhánh, 09 Phòng giao dịch và 01 ngân hàng con tại LB Nga. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, VRB đang phục vụ cho khoảng hơn 100.000 khách hàng (trong đó có 8.315 khách hàng doanh nghiệp/tổ chức), 20 ATM, 200 POS, 04 kênh thanh toán. Dự kiến trong các năm tới, mạng lƣới của VRB sẽ tiếp tục đƣợc mở rộng, số lƣợng khách hàng ngày một tăng. CNTT đã và đang từng bƣớc đáp ứng và phục vụ tốt yêu cầu quản lý và kinh doanh của VRB, là một trong những yếu tố làm gia tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Sau 9 năm hoạt động, VRB đã phát triển đƣợc một mạng lƣới gồm Hội sở chính ở Hã Nội, 06 chi nhánh ở 6 thành phố, 09 Phòng giao dịch và 01 ngân hàng con tại LB Nga. Hội sở chính đƣợc phân tách ra thành 11 Ban, Trung tâm chức năng gồm: Ban Quan hệ khách hàng, Ban Nguồn vốn & Kinh doanh tiền tệ, Ban MIS.ALCO, Ban Pháp chế & Chế độ, Ban Quản lý rủi ro, Ban Tài chính kế toán, Văn Phòng, Ban Dịch vụ khách hàng, Trung tâm thẻ, Ban Công nghệ Ngân hàng điện tử, Ban Quản lý bán lẻ & Mạng lƣới.

2.1.3. Sản phẩm dịch vụ

Các nhóm sản phẩm, dịch vụ chính của VRB bao gồm:

- Dịch vụ tài khoản: mở tài khoản, tra cứu số dƣ, in sao kê tài khoản. - Các sản phẩm tiền gửi: lĩnh lãi cuối kỳ, định kỳ, rút gốc linh hoạt, lãi

suất thƣởng, hành trình đến nƣớc Nga, tiết kiệm dự thƣởng …

- Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân: cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ đầu tƣ phát triển, đồng

tài trợ, tài trợ xuất nhập khẩu… cho vay mua/xây nhà, mua ôtô, du học, vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên.

- Dịch vụ chuyển tiền: chuyển khoản, thanh toán trong nƣớc và quốc tế - Kinh doanh ngoại tệ: kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ giá trị gia

tăng

- Tài trợ thƣơng mại: thƣ tín dụng (L/C) xuất/nhập khẩu, nhờ thu (BC)

xuất/nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ…

- Dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán,

đấu giá, đối ứng…

- Dịch vụ thẻ: thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế VRB (VISA

Credit), thẻ ghi nợ quốc tế VRB (VISA Debit).

- Các dịch vụ khác: SMS Banking, Vấn tin online, thanh toán lƣơng…

2.1.4. Kết quả hoạt động của Ngân hàng liên doanh Việt Nga những năm gần đây

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của VRB 2010-2014

ĐVT: Tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng tài sản 11.150 9.903 10.971 10,537 12.439 Vốn điều lệ 1.001 3.008 3.008 3.008 3.008 Tiền gửi 10.106 6.945 8.296 7.851 9.748 Tín dụng 6.284 5.622 6.338 6.065 6.975 Thu nhập hoạt động 210,16 362,57 230,53 474,49 286,81 Chi phí hoạt động -151,48 -171,62 -203,37 -223,10 -201,08 Chi phí từ góp vốn, mua cổ phần - - - -125,08 - Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng -58,67 -190,95 -203,38 -118,62 -76,88 Tỉ lệ nợ xấu 6,24% 16,47% 8,98% 6,58% 4,53% Lãi/Lỗ trƣớc thuế -33,37 -92,56 -281,10 7,18 8,85

ROA -0,30% -0,93% -2,56% 0,07% 0,07%

ROE -3,33% -3,08% -9,34% 0,23% 0,29%

NIM 2,1% 1,25% 1,59% 2,56% 2,36%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VRB đã đƣợc kiểm toán)

2.2. Đổi mới công nghệ trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam và Ngân hàng liên doanh Việt Nga

2.2.1. Đổi mới công nghệ trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Việt Nam bắt tay tiến hành các cuộc cải cách ngành ngân hàng từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20. Năm 2004, các cuộc cải cách đƣợc thực hiện theo hƣớng một phƣơng thức giống các ngành ngân hàng của các nền kinh tế mới đƣợc công nghiệp hóa khác thực hiện, theo đó tích cực đổi mới, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào các hoạt động Ngân hàng. Qua hơn 10 năm cải cách, hệ thống ngân hàng đã thu đƣợc những thành tựu phát triển vƣợt bậc thông qua việc ứng dụng, đổi mới một số công nghệ nổi bật sau:

a/ Công nghệ thanh toán

Thanh toán là lĩnh vực đƣợc ngân hàng nhà nƣớc quan tâm, đầu tƣ từ rất sớm, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế. Việc tăng nhanh tốc độ thanh toán cũng đồng nghĩa với việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của xã hội, gia tăng vòng quay của đồng tiền và tăng cƣờng trao đổi thƣơng mại

Nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của hệ thống các NHTM về tốc độ và dung lƣợng xử lý giao dịch,độ an toàn và bảo mật, là cơ sở để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát triển các phƣơng tiện, dịch vụ thanh toán cho khách hàng, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đƣa vào triển khai một hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hiện đại (IBPS) với hàm lƣợng công nghệ cao, gắn với một quy trình triển khai nghiêm ngặt, tuân thủ các chuẩn về công nghệ cũng nhƣ chuẩn về qui trình nghiệp vụ ngân hàng.

Qua hai giai đoạn triển khai, hệ thống IBPS đã mở rộng tới 63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, kết nối thanh toán với tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên cả nƣớc. Các trung tâm bù trừ thẻ, bù trừ chứng khoán

và các trung tâm thanh toán vệ tinh khác cũng đƣợc kết nối thanh toán với hệ thống này. Đây là một hệ thống thanh toán điện tử hiện đại, có năng lực xử lý 2 triệu giao dịch thanh toán/ngày, đáp ứng cho nhu cầu thanh toán của hàng trăm ngân hàng thƣơng mại với trên 1500 chi nhánh cấp 1 trên toàn quốc. Hệ thống này đã góp phần cải thiện đáng kể tốc độ cũng nhƣ uy tín của các giao dịch thanh toán liên ngân hàng tại Việt Nam, từ 2 tuần năm 2005 giảm xuống còn 1 ngày, với tốc độ tăng trƣởng theo cấp số nhân (646%) các giao dịch tín dụng toàn quốc (2005 – tháng 6/2011). Các ngân hàng tham gia dự án chỉ mất vài phút để xử lý các giao dịch chuyển tiền của khách hàng so với thời gian nhiều ngày trong năm 2004 và 2005. Việc quản lý khách hàng và quỹ tín dụng đã góp phần tăng cƣờng năng lực quản lý rủi ro của các đối tƣợng trong dự án.Hiện nay, nhiều ngân hàng đã có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến tới khách hàng (159.00 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến và 412.360 khách hàng đối thoại trực tiếp với ngân hàng về dịch vụ) 5.

b/ Công nghệ Thẻ:

Công nghệ Thẻ là công nghệ cho phép khách hàng sử dụng các loại thẻ (ATM, Debit, Credit, Prepaid…) do các ngân hàng phát hành để thực hiện việc rút tiền, thanh toán trên các máy ATM, POS của ngân hàng đó hoặc của các ngân hàng khác (thông qua hệ thống chuyển mạch thẻ quốc gia nhƣ BankNet, Smartlink hoặc quốc tế nhƣ Visa, Master).

Năm 1996, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) phát hành thí điểm thẻ ngân hàng đầu tiên. Cũng vào năm này, Hội Các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam đƣợc thành lập với bốn thành viên sáng lập gồm Vietcombank, Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu, Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) và First Vinabank. Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ lúc ấy chỉ là quyết định số 74 do thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc ký ban hành ngày 10/4/1993, qui định “thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán”.

5http://web.worldbank.org: Worldbank (2012): Báo cáo về dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 tại Việt Nam

Việc ứng dụng công nghệ thẻ ở Việt Nam vào thời điểm đó còn bị giới hạn rất nhiều về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật... Trên cơ sở thỏa thuận của ngân hàng Nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại thí điểm phát hành thẻ tự xây dựng qui chế, hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ, tức tính pháp lý chỉ dừng ở mức điều chỉnh “nội bộ” giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ.

Trong giai đoạn 1996-2001, công nghệ thanh toán thẻ ở Việt Nam còn sơ khai, bị giới hạn rất nhiều về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật..., nhận thức của ngƣời dân về thanh toán thẻ còn hạn chế nên các sản phẩm thẻ chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cƣ có thu nhập cao và phần lớn chỉ là thẻ quốc tế đƣợc sử dụng khi mua sắm hàng hoá dịch vụ ở nƣớc ngoài. Bắt đầu từ năm 2002, trên nền tảng hệ thống ngân hàng “lõi” (core banking) mới hiện đại đƣợc các ngân hàng đầu tƣ nâng cấp, các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa lần đầu tiên đƣợc phát hành tại Việt Nam. Nhờ đó, ngƣời dân đã bắt đầu biết đến và làm quen với một phƣơng tiện thanh toán tiện lợi, nhanh gọn, dễ đăng ký, dễ sử dụng hoạt động dựa trên cơ sở tài khoản cá nhân.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thẻ thực sự sôi động, bắt đầu có chiều sâu vào những năm 2006-2007 khi Chính phủ ban hành Quyết định số 291/2006/ TTg về triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2011 và đặc biệt sự ra đời của quyết định số 20/2007/NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc (NHNN) Việt Nam điều chỉnh các quy định về phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Điều này đã góp phần tạo một hành lang pháp lý rất quan trọng giúp thị trƣờng có sự phát triển vƣợt bậc về hoạt động thanh toán và phát hành thẻ, số lƣợng các ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ thẻ ngày càng gia tăng với việc cho ra đời hàng loạt các sản phẩm thẻ tƣơng đối hiện đại, nhiều tính năng, tiện ích đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Các số liệu thống kê cho thấy, số thẻ đã có sự tăng trƣởng khá nhanh. Nếu nhƣ năm 2007, toàn thị trƣờng mới có khoảng gần 9,34 triệu thẻ thì đến

hết năm 2012, con số đó đã lên tới hơn 54,9 triệu thẻ tăng gần 5,6 lần. Số thƣơng hiệu thẻ cũng tăng từ 95 thƣơng hiệu lên khoảng 350 thƣơng hiệu thẻ các loại. Trong tổng số 54,9 triệu thẻ (tính đến cuối năm 2012) hơn 90% là thẻ ghi nợ nội địa (49,4 triệu thẻ), 1,88 triệu thẻ ghi nợ quốc tế chiếm 3,6%, 1,52 triệu thẻ tín dụng quốc tế chiếm 28%… Song song với hoạt động phát hành thẻ, hoạt động phát triển mạng lƣới chấp nhận và thanh toán thẻ cũng có sự phát triển khá ấn tƣợng. Hệ thống ATM và Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ - POS đã có sự tăng trƣởng đáng kể, đến cuối tháng 3/2015, cả nƣớc có trên 16,100 ATM và 192,000 POS/EDC đƣợc lắp đặt 6.

Với sự chỉ đạo của NHNN, các công ty chuyển mạch thẻ quốc gia đã tiến hành hợp nhất, tiến hành kết nối liên thông hệ thống ATM, liên thông mạng lƣới POS trên phạm vi cả nƣớc, qua đó thẻ của một ngân hàng có thể sử dụng để rút tiền, thanh toán tại hầu hết ATM/POS của các ngân hàng khác, góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động thẻ của các ngân hàng thƣơng mại (NHTM), tạo ra tiện ích lớn hơn cho chủ thẻ góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cƣ, tiết kiệm chi phí đầu tƣ cho mỗi ngân hàng và cho toàn xã hội.

c/ Công nghệ ngân hàng lõi (Corebanking)

Nhằm hỗ trợ Việt Nam trong cuộc cải cách ngành ngân hàng theo chuẩn quốc tế, bên cạnh việc hỗ trợ ngân hàng nhà nƣớc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, ngân hàng thế giới cũng tài trợ cho 5 ngân hàng quốc doanh lớn (BIDV, Agribank, Vietcombank, Vietinbank, Eximbank) thực hiện đổi mới công nghệ ngân hàng lõi thông qua việc triển khai các giải pháp công nghệ lõi tiên tiến trên thế giới (Huyndai-Hàn Quốc, Sylverlake-Malaysia).

Đổi mới Corebanking cho phép các ngân hàng nêu trên quản lý chuyển mô hình quản lý dữ liệu phân tán sang mô hình tập trung, cung cấp thông tin toàn hệ thống nhanh, kịp thời và chính xác, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập, khách hàng có thể tiếp cận với các các

6 Bùi Quang Tiên (2015), Tổng quan và xu thế phát triển thị trường thanh toán Việt Nam, Banking Việt Nam 2015

sản phẩm, tiện ích ngân hàng ở bất cứ điểm giao dịch nào trong hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, công nghệ ngân hàng lõi mới là nhân tố quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cải cách, đổi mới về thể chế, tăng hiệu quả điều hành, quản trị nội bộ, quản trị rủi ro và cắt giảm chi phí hoạt động của các ngân hàng.

Hiện nay, ở nƣớc ta, một số giải pháp corebanking đã đƣợc sử dụng tại các ngân hàng nhƣ: SmartBank; Symbol System; Teminos; Iflex; Huyndai; Sylverlake; TCBS (the complex banking solution – giải pháp ngân hàng phức hợp)..

Corebanking chính là biểu hiện rõ nhất của cuộc chạy đua về công nghệ hiện đại hóa ngân hàng, giúp khách hàng có đƣợc nhiều tiện ích khi thực hiện các thanh toán thƣơng mại và từng bƣớc đƣa Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới. Năm 2005, Việt Nam có 7 ngân hàng triển khai core banking, nhƣng đến nay đã có 44 ngân hàng quốc doanh và cổ phần trong nƣớc triển khai công nghệ này.

d/ Công nghệ ngân hàng điện tử (E-Banking)

Công nghệ ngân hàng điện tử (gọi tắt là E-Banking) là công nghệ cho phép cung cấp các dịch vụ ngân hàng qua các phƣơng tiện kỹ thuật điện tử, khách hàng không cần đến trực tiếp tại các chi nhánh của ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện đƣợc các giao dịch và nắm bắt đƣợc thông tin tài chính của mình. Tại Việt Nam hiện nay E-Banking thƣờng bao gồm 3 dạng: Internet Banking là công nghệ cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua mạng internet, Mobile Banking là công nghệ cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua các điện thoại thông minh, SMS Banking là là công nghệ cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua nhắn tin SMS.

Internet thâm nhập vào Việt Nam từ cuối năm 1997. Và đến năm 2000, Internet trở nên phổ biến. Phần lớn các ngân hàng và các tổ chức tài chính Việt Nam đều có các trang web để giới thiệu và cung cấp thông tin về các sản phẩm dịch vụ của mình. Với sự ra đời của Luật về giao dịch điện tử ngày 29/11/2005, Luật Công nghệ thông tin ngày 29/06/2006 và các nghị định,

thông tƣ hƣớng dẫn đi kèm đã tạo hành lanh pháp lý cho các ngân hàng đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới công nghệ theo hướng tự động hóa quy trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh (Nghiên cứu trường hợp Ngân hàng Liên doanh Việt Nga) (Trang 38 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)