Mua bán người

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên (Trang 28 - 30)

1 .Lý do chọn đề tài

9. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.1. Các khái niệm liên quan

1.1.1. Mua bán người

Trên thế giới, các quốc gia thƣờng sử dụng cụm từ tiếng Anh: “human - trafficking” – tạm dịch là “buôn bán ngƣời” để nói về vấn đề này [42].

Theo đó, buôn bán ngƣời là hành vi trái phép, mang tính chất tội phạm. Theo điều 3 – Nghị định thƣ Chống buôn bán ngƣời của Liên hợp quốc thì: “Buôn bán ngƣời đƣợc hiểu là hành vi tuyển chọn, chuyên chở, chuyển nhƣợng, che dấu hoặc tiếp nhận ngƣời bằng thủ đoạn dùng vũ lực hoặc các hình thức nhƣ ép buộc, bắt cóc, dối trá, lừa gạt, lạm dụng quyền hạn hoặc hoàn cảnh dễ bị tổn hại, cho hay nhận tiền hoặc các lợi ích khác nhằm mục đích bóc lột lao động dƣới các hình thức khác nhau nhƣ làm mại dâm, bóc lột tình dục khác, làm nô lệ hoặc lấy đi bộ phận cơ thể” [42].

Buôn bán ngƣời gồm 3 giai đoạn: Tuyển dụng, vận chuyển và cuối cùng là bóc lột và lạm dụng.

Tại Việt Nam, khái niệm “buôn bán ngƣời” trƣớc đây đƣợc sử dụng trong các văn bản pháp luật và các nghiên cứu, đã đƣa ra giải thích gián tiếp về khái niệm buôn bán/ mua bán phụ nữ, trẻ em. Sau đó, Quốc hội đã thông qua Luật phòng chống mua bán ngƣời có hiệu lực từ ngày 01.01.2012. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng mở ra trang mới cho công cuộc phòng chống buôn bán ngƣời ở nƣớc ta. Theo đó, chúng ta thống nhất sử dụng khái niệm “mua bán ngƣời”. Tuy nhiên, do tôi sử dụng một số trích dẫn từ các tài liệu tham khảo từ trƣớc năm 2012 nên vẫn có cụm từ “buôn bán ngƣời” để tôn trọng tác giả khi sử dụng nguồn tài liệu.

1.1.2. Phụ nữ bị mua bán

Khái niệm nạn nhân của mua bán ngƣời đƣợc xác định dựa trên cơ sở định nghĩa về mua bán ngƣời. Theo Điều 4 – Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nƣớc ngoài trở về ( ban hành theo

QĐ số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007) thì “phụ nữ, trẻ em bị buôn bán” đƣợc gọi là nạn nhân. “Nạn nhân của buôn bán ngƣời đƣợc hiểu là ngƣời (phụ nữ, trẻ em, nam giới ) bị bọn tội phạm tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp, tiếp nhận vì mục đích bóc lột, bằng phƣơng thức đe dọa, sử dụng bạo lực hay các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị thƣơng tổn để mua bán đƣa ra nƣớc ngoài nhằm mục đích bóc lột ( cƣỡng bức bán dâm hoặc các hình thức bóc lột tình dục khác, lao động hoặc dịch vụ cƣỡng bức, nô lệ hoặc làm việc nhƣ tình trạng nô lệ, hoặc lấy đi các bộ phận cơ thể.” [48]

Tiến trình

Phƣơng thức Bóc lột

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ xác định nạn nhân (Nguồn: tác giả N.T.Hồng Hoa-năm 2000 dẫn theo tài liệu tham khảo số [17])

Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới và trẻ em nam. Còn ở Việt Nam, tình trạng mua bán phụ nữ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với mua bán nam giới.

Tuyển chọn Vận chuyển Chuyển giao Ẩn náu Lạm dụng Lừa gạt, mánh khóe Lạm dung quyền lực Làm nô lệ hay các hoạt động khác tƣơng tự Làm nô lệ Nhận Lấy bộ phận cơ thể

Mại dâm hoặc các hình thức bóc lột

khác Đe dọa hoặc

ép buộc Ép buộc

Đƣa hoặc nhận tiền hoặc quyền lợi từ 1 ngƣời để có sự thỏa thuận từ 1 ngƣời mà có quyền kiểm soát ngƣời khác

Lợi dụng h.cảnh khó khăn

Hiện nay chƣa có văn bản hay điều luật nào quy định cụ thể về độ tuổi của phụ nữ. Tuy nhiên, nếu đặt tội mua bán phụ nữ “trong mối quan hệ với tội mua bán trẻ em (Điều 120 BLHS) cũng như với quy định của Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có thể xác định người nữ từ đủ 16 tuổi trở lên được coi là phụ nữ và có thể là đối tượng của tội phạm này” [53]. Nhƣ vậy, có thể phân biệt phụ nữ với trẻ em gái là nữ giới trên 16 tuổi theo Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam. Điều này phù hợp với Công ƣớc Quốc tế về Quyền trẻ em và những điều luật Quốc tế khác. Về khái niệm phụ nữ, đây đƣợc coi là một giới để phân biệt với nam giới và giới tính thứ ba. Cũng có cách hiểu phụ nữ là ngƣời con gái đã từng quan hệ tình dục để phân biệt với ngƣời con gái còn trinh. Trong nghiên cứu này, tôi coi nhóm phụ nữ bị mua bán trở về đang sống tại Ngôi nhà bình yên bao gồm phụ nữ trên 16 tuổi, còn lại là nhóm trẻ em gái nếu dƣới 16 tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)