Khám chữa bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên (Trang 79)

Bảng số liệu cho thấy tất cả phụ nữ bị mua bán trở về đều cảm nhận đƣợc sự chăm sóc chu đáo của dịch vụ chăm sóc sức khỏe khám chữa bệnh. Hiện tại, vẫn còn 9,7% trong số các chị chƣa chữa khỏi hoàn toàn đƣợc bệnh do đó là bệnh mãn tính, là hậu quả không thể khắc phục đƣợc hoàn toàn sau quá trình bị mua bán trở về.

Theo số liệu định tính, đa số những ngƣời tiếp nhận hỗ trợ đều có những nhận xét tích cực về hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Các nạn nhân bị buôn bán trở về có nhận định rằng “Kiểm tra sức khỏe là quan trọng bởi vì nó giúp tôi biết được có bị nhiễm HIV và/hoặc mắc các bệnh khác hay không. Vì thế tôi cảm thấy an

toàn và tự tin để trở về với gia đình mình. Cũng như các bệnh có thể phát hiện sớm để điều trị sớm.

Bảng 2.5 : Cảm nhận về dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ bị mua bán trở về thụ hưởng tại NNBY

Nội dung Không Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %

Cảm thấy đƣợc chăm sóc chu đáo 31 100 0 0 Đƣợc chữa khỏi bệnh, khỏe mạnh hơn 28 90,3 3 9,7 Không đƣợc chữa khỏi bệnh 3 9,7 28 90,3

(Nguồn số liệu: kết quả khảo sát 31 phụ nữ đang ở tại Ngôi nhà bình yên)

Chị K,19 tuổi: “Sống ở NNBY, tôi cảm thấy như mình đang được thay đổi và thoát khỏi cuộc sống khổ sở trước đó. NNBY đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi, cho tôi luôn cảm thấy ấm lòng. Tại đây, tôi được các bác, các chị quan tâm, chăm sóc sức khỏe khi tôi ốm, mệt. Tôi vốn nhỏ bé, sức khỏe yếu, cứ thay đổi thời tiết là da tôi nổi mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa khắp người khiến tôi không ngủ được. Các chị thường xuyên chăm sóc, quan tâm đến tôi, đưa tôi đi khám và điều trị cả thuốc tây và thuốc bắc, nhưng mỗi lân hết thuốc thì tôi lại ngứa lại. Các bác, các chị luôn động viên tôi kiên trì chữa bệnh”

Tuy nhiên, vẫn có chị nhận xét: “NNBY không có nhân viên y tế trực tiếp tại nhà, có bệnh sẽ được đưa đến bệnh viện, nhưng nhiều khi chỉ là bệnh nhẹ hắt hơi sổ mũi hoặc bệnh phát sinh cần chữa ngay lập tức mà đưa đi bệnh viện phải chờ hơi lâu”. Đó là nhận xét khách quan của ngƣời tạm trú về hạn chế của dịch vụ khám chữa bệnh tại NNBY.

2.3.4. Hỗ trợ tâm lý

Bảng số liệu cho thấy, những ngƣời cảm thấy dịch vụ hỗ trợ tâm lý có ích với bản thân họ đạt tỷ lệ cao là 93,5%. Những ngƣời đƣợc phỏng vấn nói rằng vấn, tham vấn tâm lý xã hội giúp họ giảm bớt căng thẳng, sợ hãi và lo âu.

Chị L.19 tuổi, nói: “Đến với NNBY, trong tôi dần vơi đi những nỗi buồn, sự mặc cảm, cô đơn trước đây. Tôi đã dần hòa nhập với mọi người, tôi suy nghĩ về tương lai với niềm hy vọng tươi sáng hơn”.

Bảng 2.6: Cảm nhận về dịch vụ hỗ trợ tâm lý của phụ nữ bị mua bán trở về thụ hưởng tại NNBY

Nội dung Không Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %

Cảm thấy dịch vụ có ích với bản thân 29 93,5 2 6,5 Cảm thấy bình yên, hết khủng hoảng 9 29,0 22 71,0 Không có ích 0 0 31 100

(Nguồn số liệu: kết quả khảo sát 31 phụ nữ đang ở tại Ngôi nhà bình yên)

Tuy nhiên tƣ vấn tâm lý xã hội chƣa đƣợc thực hiện một cách bài bản/chuyên nghiệp, đơn giản theo họ chỉ là nhân viên xã hội đến thăm hỏi, an ủi, động viên. Vì vậy, chỉ có 29% cảm thấy bình yên, hết khủng hoảng. Số còn lại là vẫn bị ảnh hƣởng của khủng hoảng tâm lý.

2.3.5. Hỗ trợ pháp lý

Bảng 2.7: Cảm nhận về dịch vụ hỗ trợ pháp lý của phụ nữ bị mua bán trở về thụ hưởng tại NNBY

Nội dung Không Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Thủ tục nhanh gọn 7 22,6 24 77,4 Thủ tục rƣờm rà 24 77,4 7 22,6 Hỗ trợ đƣợc các hoạt động liên quan

đến pháp lý

4 12,9 27 87,1 Đƣợc trợ giúp nhập quốc tịch, làm

giấy khai sinh cho con

2 6,5 29 93,5 Đƣợc làm hộ khẩu 2 6,5 29 93,5 Đƣợc trợ giúp làm thủ tục ly hôn 0 0 31 100

(Nguồn số liệu: kết quả khảo sát 31 phụ nữ đang ở tại Ngôi nhà bình yên)

Những ngƣời trở về nói rằng “dịch vụ này là rất có ích, nhờ vậy mà tôi biết tôi có làm điều gì sai trái hay không. Điều quan trọng là họ cho tôi nhiều thông tin về các vấn đề mua bán người và phòng chống nạn mua bán người, luật pháp và tố giác người buôn bán người”. Tuy nhiên, chỉ có 22,6% số ngƣời đƣợc phỏng vấn cho rằng hỗ trợ pháp lý có thủ tục nhanh gọn, còn lại 77,4% cho là thủ

tục còn rƣờm rà. Theo ngƣời nghiên cứu, lý do là hoạt động hỗ trợ pháp lý này liên quan đến các cơ quan chức năng khác, sự phối kết hợp với NNBY chƣa đồng bộ nên thực hiện hoạt động còn mất thời gian của nạn nhân bị mua bán trở về. Thêm nữa, sau quá trình bị mua bán, các giấy tờ tùy thân của họ thƣờng không còn nên cần thời gian để xác minh. Bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ pháp lý đôi khi đi liền với việc đòi quyền lợi, đấu tranh tố giác tội phạm mà nạn nhân bị mua bán trở về thƣờng bị thiệt thòi.

Thực tế, chỉ có 12,9% số ngƣời trả lời công nhận rằng NNBY đã hỗ trợ đƣợc các hoạt động liên quan đến pháp lý. Nguyên nhân có thể do khách quan và chủ quan hoặc do nhiều yếu tố từ nhiều phía.

2.3.6. Đào tạo nâng cao kỹ năng sống

Bảng 2.8: Cảm nhận về dịch vụ đào tạo nâng cao kỹ năng sống của phụ nữ bị mua bán trở về thụ hưởng tại NNBY

Nội dung Không Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Các hoạt động rất bổ ích, phù hợp 29 93,5 2 6,5 Cách dạy các kỹ năng khó tiếp thu 7 22,6 24 77,4 Cần tăng thêm các dịch vụ để nâng cao kỹ

năng sống

7 22,6 24 77,4 Các hoạt động không bổ ích không phù

hợp

1 3,2 30 96,8 Sau khi học các kỹ năng cảm thấy tự tin

hơn

14 45,2 17 54,8 Sau khi học các kỹ năng bản thân cảm

thấy không thay đổi gì

4 12,9 27 87,1

(Nguồn số liệu: kết quả khảo sát 31 phụ nữ đang ở tại Ngôi nhà bình yên)

Theo nhƣ bảng tống kết số liệu trên đây thì có tới 93,5% số ngƣời đƣợc phỏng vấn cho rằng các hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng sống rất bổ ích, phù hợp. Nhƣng có tới 22,6% cho rằng cách dạy các kỹ năng khó tiếp thu. NNBY cần cải thiện cách truyền giảng để đối tƣợng là phụ nữ bị mua bán trở về có trình độ không cao có thể dễ dàng tiếp thu hơn. 22,6% số ngƣời đƣợc phỏng vấn đề nghị cần tăng thêm các dịch vụ để nâng cao kỹ năng sống; nghĩa là các dịch vụ đào tạo để nâng cao kỹ năng sống theo họ hiện nay còn ít. NNBY cần mở rộng thêm các dịch vụ đa dạng hơn. Đặc biệt, có 45,2% những ngƣời đƣợc phỏng vấn cho rằng: Sau khi học các kỹ năng cảm thấy tự tin hơn. Tuy nhiên con số này mới chỉ đạt gần nửa số ngƣời đƣợc phỏng vấn. Và vẫn có 12,9% nói rằng sau khi học các

kỹ năng bản thân cảm thấy không thay đổi gì. Nhƣ vậy, dịch vụ đào tạo kỹ năng sống là dịch vụ NNBY cần chú trọng phát triển hơn nữa về cả số lƣợng và chất lƣợng.

Chị Q, 21 tuổi, đã hồi gia, rời khỏi NNBY rồi nhƣng có thời gian rảnh vẫn quay lại NNBY để học kỹ năng sống: “Bây giờ tôi đã học xong hệ trung cấp trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc. Trong thời gian nghỉ hè tôi lại quay lại NNBY để học tiếp lớp kỹ năng sống và được hỗ trợ tâm lý. Tôi sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân để có một tương lai tốt đẹp. Tôi sẽ cố gắng để mọi người nhìn tôi bằng con mắt khác. Và tôi sẽ chứng minh cho mọi người thấy tôi là người có ích cho xã hội chứ không phải người vô dụng.”

Chƣơng trình đào tạo nâng cao kỹ năng sống và “nâng cao quyền năng cho phụ nữ” rất quan trọng. Chƣơng trình thiết kế để ngƣời tạm trú có đƣợc bản lĩnh đối mặt với kỳ thị và phân biệt đối xử của một số ngƣời ở địa phƣơng và cộng đồng sau khi trở về. Đây là tiền đề quan trọng của tái hòa nhập cộng đồng thành công. Chị M, 20 tuổi: “Em đã rất lo lắng và sợ hãi, những gì đã trải qua trong quá khứ khiến em rất tự ti, mặc cảm, em sợ phải đối mặt với sự kỳ thị của cộng đồng. Nhưng em đã được các chị ở NNBY tiếp lửa cho em nghị lực mạnh mẽ và em đã biết mình phải làm gì trước thái độ không tốt của những người xung quanh. Em sẽ sống tốt để khẳng định bản thân mình”.

2.3.7. Dạy nghề, việc làm

Bảng 2.9 : Cảm nhận về dịch vụ dạy nghề, việc làm của phụ nữ bị mua bán trở về thụ hưởng tại NNBY

Nội dung Không Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Đƣợc học nghề phù hợp 20 64,5 11 35,5 Đƣợc giới thiệu việc làm phù hợp 14 45,2 17 54,8 Học nghề quá khó với năng lực bản thân 3 9,7 28 90,3 Hiện tại vẫn chƣa tìm đƣợc việc làm phù hợp 5 16,1 26 83,9 Có nhiều nghề và việc làm để mình tự do lựa chọn 1 3,2 30 96.8 Có quá ít nghề và việc làm phù hợp để lựa chọn 4 12,9 27 87,1

Từ bảng thống kê số liệu khảo sát trên cho thấy, số lƣợng lớn ngƣời tạm trú tại NNBY đã đƣợc học nghề phù hợp (64,5%) và giới thiệu việc làm phù hợp (45,2%). Đặc biệt, có tới 12,9% số ngƣời đƣợc phỏng vấn cho rằng có quá ít nghề và việc làm phù hợp để lựa chọn. Nhƣ vậy, đây có thể là số liệu tham khảo để NNBY phát huy dịch vụ hỗ trợ này

Chị H, 17 tuổi: “Khi vào NNBY tôi chưa có định hướng học nghề. Ở tuổi 17, các bạn vẫn cắp sách đến trường còn tôi đã bỏ học từ lớp 5. Ngày xưa, tôi rất sợ nghề may. Vì nó gắn với ký ức đau buồn trước kia. Nhưng giờ thì tôi đã tự tin khi ngồi may khăn và quần áo cho các bạn ở NNBY. Tôi đã hoàn thành hai khóa học cắt may thời trang sơ cấp và trung cấp. Hiện tại tôi đang học khóa cắt may thời trang nâng cao: dạy thiết kế áo dài. Tôi thực sự rất vui, hạnh phúc mỗi khi mặc chiếc áo, váy do mình tự làm ra. Các bạn ở NNBY luôn động viên, khen ngợi khi tôi may tặng cho các bạn. Một trong những sản phẩm đầu tay của tôi làm ra được trưng bày ở NNBY khiến tôi cảm thấy rất tự hào”.

Chị Q, 18 tuổi nói: “Tôi sắp kết thúc khóa học nghề tại trường Hoa Sữa và cũng đã được giới thiệu việc làm ở một nhà hàng lớn ở Hà Nội. Công việc chủ yếu của tôi là phục vụ bàn bar, lương tháng bước đầu cũng đủ sống”.

NNBY cũng thành công với việc giới thiệu việc làm tốt cho ngƣời tạm trú sau khi học nghề. Chị B nói rằng: “Sau khi học xong, tôi được nhận vào làm việc tại công ty may trên phố Quán Sứ - Hà Nội với mức lương hơn 2 triệu đồng/ tháng. Đây là thu nhập rất lớn đối với tôi – một cô thợ may mới học xong và chưa thạo tay nghề”. Ngƣời nghiên cứu mong rằng các chị sẽ cố gắng hơn nữa để làm việc tăng thu nhập, bởi vì với mức lƣơng nhƣ vậy thì cuộc sống còn quá khó khăn, vậy mà với các chị đó đã là niềm hạnh phúc lớn lao.

2.3.8. Hỗ trợ về tài chính (Vay vốn trợ cấp khó khăn)

Do số lƣợng ngƣời đƣợc phỏng vấn trực tiếp đƣợc hƣởng dịch vụ vốn vay rất ít (chỉ chiếm 9,6%) nên việc họ nhận xét về dịch vụ này còn mang tính chủ quan, chƣa đại diện đƣợc tất cả nói lên tính khách quan chất lƣợng của dịch vụ này.

Những ngƣời tiếp nhận hỗ trợ có nhận xét rằng các dịch vụ hỗ trợ này giúp cho nạn nhân giải quyết đƣợc phần nào khó khăn trƣớc măt. Đặc biệt, mức

hỗ trợ này đã đáp ứng cho các nhu cầu tài chính của các nạn nhân sau khi trở về nhà và/hoặc trong thời gian họ đi tham gia học nghề. Tuy nhiên, một số ngƣời đƣợc phỏng vấn nói rằng khoảng hỗ trợ trên là không đủ cho họ có đƣợc thu nhập ổn định và ổn định cuộc sống. Chị H, 21 tuổi nói: “Số tiền như vậy thì quá nhỏ và không đủ để mua thiết bị/cơ sở vật chất cho làm nghề hoặc không phù hợp để bắt đầu mở một cửa hiệu.” (khoảng 3 triệu đồng). Có lẽ vì vậy mà chƣa có nhiều ngƣời có nhu cầu tiếp cận nguốn vốn vay trợ cấp khó khăn này.

Bảng 2.10 : Cảm nhận về dịch vụ cho vay vốn của phụ nữ bị mua bán trở về thụ hưởng tại NNBY

Nội dung Không Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Vốn vay đủ để lập nghiệp 3 9,7 28 90,3 Vốn vay quá ít không làm đƣợc việc 3 9,7 28 90,3 Đƣợc hƣớng dẫn quản lý tài chính và sử

dụng vốn vay hiệu quả

1 3,2 30 96,8

Không đƣợc hƣớng dẫn quản lý tài chính và sử dụng vốn vay hiệu quả

1 3,2 30 96,8

Vốn vay lãi suất thấp có thời hạn dài 0 0 31 100 Vốn vay lãi suất cao có thời hạn ngắn

sớm phải đáo hạn

0 0 31 100

(Nguồn số liệu: kết quả khảo sát 31 phụ nữ đang ở tại Ngôi nhà bình yên)

Tất cả những người được phỏng vấn nói chung đều hài lòng và yêu thích cuộc sống tốt đẹp ở NNBY. Điều này phản ánh chất lượng dịch vụ tốt nhưng nhiều chị em ở một thời gian dài và chưa muốn trở về hồi gia phần nào thể hiện tâm lý dựa dẫm, chưa muốn thoát khỏi sự hỗ trợ để tự lập. Vì vậy, kỹ năng sống tự lập và định hướng ý chí phấn đấu vẫn cần được quan tâm hơn ở trong hoạt động lồng ghép ở NNBY.

2.4. Những mong muốn khác của những phụ nữ bị mua bán trở về tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên: tạm lánh Ngôi nhà bình yên:

Khi đƣợc hỏi về những mong muốn khác của những phụ nữ bị mua bán trở về tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên, với ƣớc mong rằng sẽ có những đề xuất nâng cao chất lƣợng dịch vụ của NNBY, nhƣng ngƣời nghiên cứu nhận

đƣợc rất ít những phản hồi chia sẻ. Nhiều chị em nói rằng: các dịch vụ trợ giúp hiện tại ở NNBY đã quá tốt và họ không có mong muốn nào hơn. Có lẽ do xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn, lại từng bị mua bán, bị bóc lột và sống trong cảnh bị áp bức, bóc lột cả về thể xác lẫn tinh thần, bị bôn ba nơi xứ lạ và quá khắc khổ nên khi đƣợc trợ giúp tại NNBY với đầy đủ điều kiện sống về vật chất và tinh thần khá tốt và toàn diện nên với họ đây đã là niềm hạnh phúc lớn và họ không mạnh dạn đề xuất thêm điều gì.

Tuy nhiên, qua những cuộc phỏng vấn trò chuyện và thảo luận nhóm, ngƣời nghiên cứu có khai thác phát hiện những mong muốn sâu kín của những ngƣời phụ nữ từng trải qua đau khổ, giàu sức chịu đựng nhƣng cũng thật nhiều khát khao, mong muốn đƣợc phấn đấu, đƣợc thay đổi số phận nghiệt ngã của mình. Ngoài những nhu cầu đã đƣợc nhà tạm lánh đáp ứng, những phụ nữ bị mua bán trở về tại nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên còn có những nhu cầu, những mong muốn khác nhƣ:

2.4.1. Mong muốn được tham gia Câu lạc bộ kết bạn

Kết quả khảo sát từ bảng phỏng vấn nhu cầu ban đầu cho thấy, phụ nữ bị mua bán trở về có mong muốn đƣợc tham gia sinh hoạt câu lạc bộ (35%) nhƣng nhu cầu này vì một nguyên nhân nào đó chƣa đƣợc đáp ứng hoặc đáp ứng chƣa đầy đủ (chỉ có 19% đƣợc tham gia sinh hoạt câu lạc bộ). Khi phỏng vấn nhân viên xã hội để tìm hiểu nguyên nhân thì đƣợc cho biết là NNBY là môi trƣờng khép kín, an toàn, ít giao lƣu với môi trƣờng bên ngoài. Các chị muốn tham gia câu lạc bộ thì NNBY có thể tổ chức câu lạc bộ cho những ngƣời cùng sở thích ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)