Hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên (Trang 30 - 33)

1 .Lý do chọn đề tài

9. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.1. Các khái niệm liên quan

1.1.3. Hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán

Sau quá trình bị mua bán, nạn nhân mà cụ thể ở đây là ngƣời phụ nữ sẽ trải qua các giai đoạn: hồi hƣơng và tái hòa nhập cộng đồng. Để quá trình này diễn ra thuận lợi và tạo điều kiện tốt nhất cho thân chủ, tôi nghiên cứu cụ thể khung pháp lý và những đặc điểm cụ thể của quá trình này.

1.1.3.1. Hồi hương:

Theo cách hiểu của pháp luật quốc tế, hồi hƣơng nạn nhân bị buôn bán là việc tiếp nhận và đƣa trở lại quốc gia nạn nhân của buôn bán ngƣời mà từ đó họ đã bị chuyển giao, đƣa đi trái phép sang nƣớc khác.

Các thủ tục giúp hồi hƣơng an ninh và an toàn: Các thủ tục hợp tác giữa các bên đƣợc thành lập nhằm tạo điều kiện cho việc chuyển tiếp nạn nhân về nƣớc, về cộng đồng với sự đồng ý tự nguyện của nạn nhân. Việc này có thể cần có các giấy tờ phù hợp, di chuyển quốc tế, liên biên giới hay nội địa đƣợc sắp xếp, cung cấp các biện pháp an ninh và hộ tống thích hợp.

Sau hồi hƣơng (trở về nƣớc) là quá trình hồi gia (trở về nhà). Có thể với nhiều quốc gia họ cho rằng chỉ cần giải cứu nạn nhân đƣa trở về nƣớc là hoàn thành trách nhiệm, là đã giúp nạn nhân hồi hƣơng. Và nếu sau đó không có bất kỳ trợ giúp nào khác thì họ không thể vƣợt qua khó khăn để hòa nhập cộng đồng

đƣợc và thực tế sau đó nhiều nạn nhân lại rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo, bị kỳ thị và bị tái mua bán. Trong nghiên cứu này, ngƣời nghiên cứu cho rằng, quá trình chuẩn bị hồi phục cả về sức khỏe và tinh thần, trí lực, tâm thế để hồi gia gắn liền với hòa nhập cộng đồng.

1.1.3.2. Hòa nhập cộng đồng:

Theo quan điểm Mac – xit: “Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, đƣợc quyết định bởi sự cộng đồng hóa lợi ích giống nhau của các thành viên về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những ngƣời hợp thành cộng đồng ấy, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi cá nhân về tƣ tƣởng, tín ngƣỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng nhƣ các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phƣơng tiện hoạt động”. [25]

Có thể hiểu cộng đồng là toàn thể những ngƣời cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. Cộng đồng chăm sóc cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mọi ngƣời có điều kiện phát triển. Cộng đồng giải quyết hợp lý mối quan hệ lợi ích riêng và chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ.

Hòa nhập và tái hòa nhập

Sống hoà nhập là sống gần gũi, chan hoà với mọi ngƣời, có ý thức tham gia và đƣợc tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động của cộng đồng, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ nhƣ các thành viên trong cộng đồng khác.

Sau khi bị mua bán trở về thì nạn nhân cần đƣợc trở về với gia đình, quê hƣơng, đƣợc sống hòa nhập với cộng đồng của mình. Quá trình này đƣợc nhiều chuyên gia sử dụng cụm từ “tái hòa nhập cộng đồng”. Sử dụng từ “tái hòa nhập” cũng có nghĩa là nạn nhân đƣợc trở về cuộc sống cũ, nhƣ trƣớc khi bị mua bán.

“Tái hòa nhập cộng đồng là quá trình đối tƣợng trở về với cuộc sống của cộng đồng, của gia đình sau khi đƣợc chữa bệnh giáo dục, phục hồi sức khỏe và nhân cách”. [30]

Tái hòa nhập cộng đồng thành công là việc nạn nhân trở lại cuộc sống bình thƣờng, không bị phân biệt đối xử, cảm thấy an toàn yên tâm, đƣợc tham gia vào các hoạt động cộng đồng lành mạnh.

Quá trình tái hòa nhập cần có sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng và chính quyền địa phƣơng. Đó là tình yêu thƣơng, không kì thị phân biệt đối xử của mọi ngƣời xung quanh tạo niềm tin cho thân chủ phấn đấu vƣơn lên. Ngoài ra là các chính sách xã hội của Đảng, nhà nƣớc để hỗ trợ họ ổn định cuộc sống nhƣ dạy nghề, hƣớng nghiệp, tạo việc làm và có thu nhập ổn định.

Theo quan điểm tôi, trong nghiên cứu này, tôi sử dụng cụm từ “hòa nhập cộng đồng” bởi sau khi trở về, nạn nhân là phụ nữ bị mua bán trở về phải hòa nhập với một cuộc sống hoàn toàn mới với rất nhiều khó khăn trƣớc mắt.

Đặc điểm của hòa nhập cộng đồng với phụ nữ bị mua bán trở về:

Trong quá trình hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân là phụ nữ bị mua bán trở về gắn liền với công tác chuyển tuyến dịch vụ hỗ trợ nạn nhân.

Chuyển tuyến là một hình thức giới thiệu, kết nối và tiếp thị về các loại dịch vụ hỗ trợ nạn nhận. Chuyển tuyến đƣợc thực hiện bằng cách hỗ trợ nạn nhân tiếp cận các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của nạn nhân và các bên liên quan ( cung cấp thông tin, giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ… )

Những nạn nhân bị mua bán đã đƣợc xác định nên đƣợc tạo các thủ tục thuận lợi để chuyển đến những nơi thích hợp, không bị đe doạ nhƣ:

• “Nhà an toàn” hoặc

• Các nhà tạm lánh để phục hồi

• Trung tâm bảo trợ xã hội

Trong quá trình chuyển tuyến nạn nhân đƣợc tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ về: tâm lý-xã hội, y tế, tƣ vấn pháp lý, phiên dịch, các hỗ trợ khác (vì mức độ bị tổn thƣơng của nạn nhân cũng nhƣ nhu cầu của họ là rất khác nhau). Việc thành lập một hệ thống chuyển tiếp tạo ra một bộ khung đa ngành có thể giải quyết các tình huống cá nhân và nhu cầu của nạn nhân bị buôn bán, thông qua việc kết nối những nguồn lực và khả năng sẵn có.

Sự giúp đỡ nạn nhân không kết thúc khi nạn nhân đã trở về nhà. Nạn nhân có thể cần tiếp tục tƣ vấn hoặc chăm sóc y tế, hỗ trợ tái hoà nhập, đào tạo nghề, ... Chúng ta cần nỗ lực xác định các tổ chức có đủ điều kiện thích hợp có thể hỗ trợ nạn nhân hoà nhập khi đã trở về cộng đồng.

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp thân chủ là phụ nữ bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng thể hiện đặc biệt trong công tác chuyển tuyến, cụ thể là việc kết nối nguồn lực trợ giúp và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân, tạo điều kiện để nạn nhân tiếp cận và thụ hƣởng dịch vụ một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)