Các lý thuyết ứng dụng trong đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên (Trang 34 - 37)

1 .Lý do chọn đề tài

9. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong đề tài

1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow - Tiếp cận dựa trên thuyết về nhu cầu con người: cầu con người:

Là con ngƣời xã hội, mỗi ngƣời đều có những nhu cầu, nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con ngƣời thƣờng rất đa dạng, phong phú và phát triển. Nhu cầu của con ngƣời phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tuỳ theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hoá, nhận thức và vị trí xã hội của họ. Để tồn tại, con ngƣời cần phải đƣợc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản cần cho sự sống nhƣ: ăn, mặc, nhà ở và chăm sóc y tế,… Để phát triển con ngƣời cần đƣợc đáp ứng các nhu cầu cao hơn nhƣ: nhu cầu an toàn, đƣợc học hành, đƣợc yêu thƣơng, đƣợc tôn trọng và khẳng định.

Abraham Maslow (1908 – 1970) là nhà tâm lý học ngƣời Mỹ đƣợc thế giới biết đến nhƣ là nhà tiên phong trong trƣờng phái Tâm lý học nhân văn bởi hệ thống lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con ngƣời.

Theo thuyết động cơ của Abraham Maslow [37, tr.23] con ngƣời là một thực thể sinh học – tâm lý xã hội. Do đó, con ngƣời có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống (nhu cầu về sinh học) và nhu cầu xã hội. Theo đó, ông chia nhu cầu con ngƣời thành 5 thang bậc từ thấp đến cao: 1/ Nhu cầu sống còn, cơ bản bao gồm: nhu cầu về không khí, nhu cầu thức ăn, quần áo, nhà ở, nghỉ ngơi, đi lại…;2/ Nhu cầu an toàn: bảo đảm cơ thể, tình yêu thƣơng, nhà ở, việc làm…; đƣợc sống trong một thế giới hoà bình, không có chiến tranh, không có bạo lực, kể cả trong trƣờng hợp bị mất kế sinh nhai đƣợc Nhà nƣớc và xã hội bảo vệ và giúp đỡ. 3/ Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó: là con ngƣời xã hội, con ngƣời có các nhu cầu giao tiếp, nhu cầu sự yêu thƣơng, chia sẻ; đƣợc hòa nhập, đƣợc “thuộc về”… Họ không muốn sự cô đơn, bị bỏ ra ngoài lề xã hội, họ mong muốn hạnh phúc gia đình, sự tham gia và thuộc vào một nhóm nào đó (gia đình, bạn bè, cộng đồng). 4/ Nhu cầu đƣợc tôn trọng: đƣợc chấp nhận có vị trí trong một nhóm ngƣời, cộng đồng, xã hội… Sự tôn trọng là giá trị của chính cá nhân mỗi ngƣời; đƣợc ngƣời khác tôn trọng là sự mong muốn đƣợc ngƣời khác thừa nhận giá trị của mình.

5/ Nhu cầu hoàn thiện: mong muốn khẳng định mình, phát triển trí tuệ và đƣợc xã hội tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển cá nhân.

Sơ đồ 1.2: Lý thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow [16]

Đánh giá Nhu cầu nạn nhân là phụ nữ bị mua bán trở về nhƣ sau: Ngay lập tức và cấp bách:

• An ninh: với những trƣờng hợp nhận đƣợc thông tin nạn nhân đang gặp nguy hiểm, nhân viên xã hội cần liên lạc ngay với lực lƣợng Công an phối hợp giải cứu.

• Các nhu cầu thiết yếu (ăn, uống, mặc) • Các nhu cầu cấp bách về y tế/tâm lý • Nơi ở

• Tình trạng pháp lý: giúp đỡ về xác minh nhân thân, khai lý lịch, làm chứng minh nhân dân, hộ khẩu

Trung hạn:

• Chăm sóc y tế - bao gồm cả trợ giúp tâm lý • Trợ giúp về giấy tờ

• Trợ giúp pháp luật (các thủ tục đang thực hiện) • Hỗ trợ trở về cộng đồng/đất nƣớc của họ

Nhu cầu dài hạn: Nạn nhân đƣợc tiếp tục trợ giúp pháp luật và y tế; trợ giúp tài chính; trợ giúp giáo dục; trợ giúp đào tạo hƣớng nghiệp/việc làm; có thể hỗ trợ gia đình của nạn nhân

Nhu cầu xã hội: giao tiếp, tình cảm Nhu cầu đƣợc tôn trọng

Nhu cầu an toàn

Nhu cầu sinh lý cơ bản (ăn, ngủ, nghỉ, ở, măc..) Tự khẳng định và hoàn thiện bản thân Việc thoả mãn nhu cầu này có thể dẫn đến ức chế, kìm nén các nhu cầu khác Trong từng giai đoạn

cá nhân sẽ ƣu tiên việc thoả mãn một số nhu cầu cần thiết, điều này

đòi hỏi một sự điều chỉnh ở cá nhân

Sơ đồ 1.3: Nhu cầu của nạn nhân bị mua bán trở về

Trong thực hành CTXH trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về, NVCTXH cần hiểu rằng họ thƣờng gặp rất nhiều vấn đề. Trong can thiệp trợ giúp giải quyết vấn đề cho họ, nếu tiếp cận theo phƣơng pháp này NVCTXH cần trả lời câu hỏi: Nhu cầu của thân chủ xuất phát từ vấn đề này là gì? Sau đó xác lập bảng vấn đề theo thứ tự ƣu tiên và chuyển vấn đề thành nhu cầu. Tiếp cận theo nhu cầu trong làm việc trực tiếp với thân chủ sẽ giúp NVCTXH hiểu rằng, với mỗi ngƣời khác nhau lại nảy sinh những nhu cầu khác biệt. Thậm chí, có những ngƣời gặp phải vấn đề giống nhau, song nhu cầu của các em có thể là khác nhau và các nhu cầu cần đáp ứng một cách hợp lý trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)