Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên (Trang 54 - 60)

1 .Lý do chọn đề tài

1.2.2 .Lý thuyết hệ thống – hệ thống sinh thái

1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Trung tâm phụ nữ và Phát triển thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, có chức năng hỗ trợ, nâng cao năng lực phát triển toàn diện cho phụ nữ thông qua các hoạt động phục vụ nhiệm vụ Chính trị của Hội: tổ chức các khóa đào tạo, tƣ vấn cung cấp dịch vụ và hỗ trợ nhóm yếu thế thiệt thòi. Đặc biệt là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhóm phụ nữ trẻ em là nạn nhân bị mua bán. Với sự hỗ trợ về tài chính và kĩ thuật của “Cơ quan hợp tác phát triển Tây Ban Nha (AECID)”, Trung tâm Phụ nữ và phát triển đã xây dựng mô hình “Ngôi nhà bình yên” (NNBY) để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị mua bán từ nƣớc ngoài trở về giúp chị em bình ổn về tâm lý, sức khỏe, có kỹ năng nghề nghiệp để tự tin tái hòa nhập cộng đồng. “Ngôi nhà bình yên” đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2007. Đây là một mô hình điển hình cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân của mua bán ngƣời tiêu biểu ở Việt Nam; là mô hình cụ thể thực hiện ứng dụng các phƣơng pháp công tác xã hội trong việc trợ giúp nạn nhân.

1.4.1. Tổ chức của Ngôi nhà bình yên

“Ngôi nhà bình yên” có đội ngũ nhân viên gồm: 1 Quản lý nhà, 03 Nhân viên xã hội, 02 Quản gia và 02 bảo vệ có kinh nghiệm trong việc tƣ vấn, hỗ trợ nạn nhân.

Sơ đồ 1.5: Tổ chức và nhân sự của mô hình “Ngôi nhà bình yên”

(Nguồn: Trung tâm phụ nữ và phát triển – Hội LHPN Việt Nam – 2013)

1.4.2. Đối tượng tiếp nhận của Ngôi nhà bình yên

Phụ nữ và trẻ em Việt Nam từng bị mua bán (về tất cả các mục đích: bóc lột sức lao động, bóc lột tình dục…) có nhu cầu đƣợc hỗ trợ vì có những vấn đề sau: Tổn thƣơng về sức khỏe và tâm lý; Khó khăn về kinh tế, việc làm, cần nơi ở an toàn và có nhu cầu đƣợc giúp đỡ; Mong muốn đƣợc hỗ trợ để tự tin tái hòa nhập cộng đồng; thân nhân đƣợc xác minh rõ ràng (Có sự giới thiệu hoặc xác nhận của chính quyền địa phƣơng, công an, Hội phụ nữ, các ngành liên quan).

1.4.3. Các dịch vụ trợ giúp của Ngôi nhà bình yên: Nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên” cung cấp gói dịch vụ hỗ trợ toàn diện dựa trên năng lực, nhu cầu và nguyện vọng của ngƣời tạm trú. Các dịch vụ hoàn toàn miễn phí :

HLHPNVN

NHÀ TÀI TRỢ, TỔ

CHỨC QUỐC TẾ TRUNG TÂM PHỤ NỮ VÀ PHÁT TRIỂN

CƠ QUAN LIÊN QUAN

Ban quản lý Ngôi nhà Bình yên

HỖ TRỢ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM BỊ BUÔN BÁN TRỞ VỀ NGÔI NHÀ BÌNH YÊN HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ BUÔN BÁN NHÀ TRẺ Hương Sen: Con của người tạm trú PHÒNG THAM VẤN ĐỊA PHƢƠNG, CỘNG ĐỒNG

Cung cấp nơi ăn, ở an toàn 24/24 giờ: các em đƣợc chăm sóc nơi ăn chốn ở, đƣợc bảo vệ, đƣợc cấp sinh hoạt phí 100.000/1 ngày để có thể mua các đồ dùng cá nhân sinh hoạt.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe- y tế và chuyển tuyến tới các cơ sở chăm sóc sức khỏe

Hỗ trợ Tƣ vấn tâm lý: Ngôi nhà bình yên có các Nhân viên xã hội, nhân viên tham vấn, chuyên gia tâm lý tại nhà tạm lánh và có thể chuyển tuyến tới các cơ sở hỗ trợ tâm lý phù hợp nhƣ: Văn phòng tƣ vấn và trị liệu tâm lý trẻ em (thuộc Đƣờng dây Tƣ vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567), các văn phòng tƣ vấn tâm lý khác…

Đào tạo nâng cao kĩ năng sống cho các em: các em đƣợc tham gia tập huấn các lớp phát triển kỹ năng sống cho mình nhƣ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự bảo vệ trƣớc bạo lực,…

Giải trí, thể thao: các em đƣợc tham gia các hoạt động giải trí thể thao để đời sống tinh thần thoải mái nhƣ: đi dã ngoại, sinh hoạt câu lạc bộ, học và tập luyện Yoga và các môn thể thao khác.

Hỗ trợ pháp lý và chuyển tuyến tới các Văn phòng luật sƣ, các Trung tâm hỗ trợ pháp lý phù hợp.

Học văn hóa: với những em chƣa biết chữ hoặc có nguyện vọng học tiếp, hoặc con nhỏ của nạn nhân nhà tạm lánh sẽ chuyển gửi các em tới trƣờng học phù hợp.

Đào tạo, dạy nghề và định hƣớng nghề: các nhân viên xã hội sẽ cùng tham vấn cho các em, dựa trên nguyện vọng của các em để chuyển gửi đến các cơ sở đào tạo nghề phù hợp

Giới thiệu việc làm: Ngôi nhà bình yên kết nối với các Doanh nghiệp, các đơn vị tuyển dụng lao động để tạo cơ hội việc làm cho các em. Ngoài ra, Ngôi nhà bình yên còn cung cấp một khoản vốn vay nhỏ hoặc trang thiết bị nghề để các em có thể mở một cửa hàng, cửa hiệu nhỏ tự lập cuộc sống.

Theo dõi và hỗ trợ hồi gia: sau khi các em ở Ngôi nhà bình yên trở nên tự tin, độc lập có mong muốn trở về gia đình hòa nhập cộng đồng, các nhân viên xã hội vẫn duy trì liên hệ và có các hoạt động tƣ vấn hoặc hỗ trợ cần thiết.

Sơ đồ 7: Mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ của mô hình “Ngôi nhà bình yên”

Sơ đồ 1.6: Mạng lƣới các dịch vụ hỗ trợ của Ngôi nhà bình yên

(Nguồn: Trung tâm phụ nữ và phát triển – Hội LHPN Việt Nam – 2013)

1.4.4. Đặc điểm của người tạm trú tại Ngôi nhà bình yên

Ngƣời tạm trú tại NNBY là những phụ nữ và trẻ em gái bị mua bán trở về đƣợc hỗ trợ để phục hồi sức khỏe, tìm lại hy vọng và có khả năng để bắt đầu cuộc sống mới. Từ năm 2007 đến năm 2013, NNBY đã hỗ trợ đƣợc 257 ngƣời tạm trú. Gần 40% trong số đó dƣới 18 tuổi, và ngày càng nhiều em dƣới 16 tuổi.

www.themegallery.com

Nơi ăn ở an toàn

Đăng kí tạm trú, xác minh nhân thân

Khám ban đầu, Chăm sóc sức khỏe Hỗ trợ tâm lý Hỗ trợ pháp lý Trẻ đến trƣờng theo độ tuổi

Vui chơi giải trí, hòa nhập

Nâng cao nhận thức

hỗ trợ kỹ năng

Đào tạo nghề, phát triển kỹ năng nghề

Cơ hội việc làm

Hỗ trợ tái hòa nhập: môi trƣờng an toàn, vốn hoặc thiết bị nghề…

Phòng tham vn

Đánh giá nhu cầu. Sàng lọc thông tin theo tiêu chí

Ngôi nhà Bình Yên Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các bên liên quan Xây dựng mạng lƣới giao chuyển nạn nhân và mạng lƣới cung cấp dịch vụ

Công an, Cảnh sát, Bộ ngành liên quan

Cơ sở y tế, Bệnh viện, nhân viên xã hội, quản gia

NVXH, Chuyên gia tâm lý, 18001567

Chính quyền địa phƣơng, Công an, cảnh sát, Tòa án, bộ ngành chức năng

Vƣờn trẻ, trƣờng học

Hoạt động vui chơi, giải trí trong và ngoài NHT

Tập huấn viên và nhân viên xã hội

Các trung tâm đào tạo nghề Hoa sữa, Koto, CWD

QL nhà, NVXH, Bảo vệ, quản gia, chính quyền Địa phƣơng

Các doanh nghiệp, CWD

Hội PN, bộ ngành và đoàn thể, chính quyền và các NGOS trong nƣớc và quốc tế, các trƣờng, cơ sở y tế Ngƣời tạm trú NGÔI NHÀ BÌNH YÊN Mạng lƣới/Các dịch vụ Hỗ trợ

10% các em không biết chữ, và 60% mới học đến cấp 2 hoặc cấp 3. Phần lớn ngƣời tạm trú đến các tỉnh phía Bắc, trong đó có một nửa là ngƣời dân tộc thiểu số. 60% ngƣời tạm trú đến với NNBY bị mua bán vì mục đích bóc lột tình dục, còn lại bị mua bán vì mục đích làm vợ hoặc bóc lột sức lao động. Gần một nửa số ngƣời tạm trú đã chia sẻ rằng bạo lực gia đình, đổ vỡ trong tình cảm, sử dụng chất kích thích và thiếu sự quan tâm của gia đình chính là những yếu tố đẩy các em vào hoàn cảnh có nguy cơ bị mua bán. Ngoài ra là những yếu tố khác nhƣ đói nghèo và mong muốn đổi đời… [39, tr.6]. Với sự đa dạng về độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, hoàn cảnh xuất thân và địa bàn cƣ trú, tạo nên một bức tranh chung về ngôi nhà.

Nhƣ vậy, ngƣời tạm trú là phụ nữ bị mua bán trở về tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên có các đặc điểm tƣơng đồng với đặc điểm và khó khăn của phụ nữ bị mua bán trở về nói chung đã tìm hiểu ở phần 1.3.1.

Biểu đồ 1.1: Số lượng người tạm trú tại NNBY từ 2007 – 2013[39]

Số lượng người tạm trú tại NNBY 2007-30/9/2013: 257 7 14 24 61 54 68 29 70 66 49 21 8 2 32 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2007 2008 2009 2010 2011 2012 T9/ 2013 Năm S l ư n g n g ư i tạ m t Số người vào Số người hồi gia

Tiểu kết chƣơng 1

Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài “Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng” có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nghiên cứu đề tài.

Hệ thống các khái niệm, các lý thuyết đƣợc phân tích, làm sáng rõ giúp tạo tiền đề cho việc nghiên cứu ở chƣơng II đƣợc thuận lợi hơn. Thông qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu trƣớc đó về tình hình mua bán ngƣời và mua bán phụ nữ, các đặc điểm về hoàn cảnh gia đình, độ tuổi, đặc điểm về nhận thức và trình độ học vấn của nạn nhân trƣớc khi bị mua bán và các đặc điểm, những hậu quả sau khi bị mua bán trở về để có cái nhìn chung nhất về chân dung xã hội của nạn nhân. Ngƣời nghiên cứu tìm hiểu địa bàn nghiên cứu là NNBY để có hình dung ban đầu về tổ chức, bộ máy và hoạt động của họ. Từ cơ sở đó, tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại nhà tạm lánh NNBY.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHỤ NỮ BỊ MUA BÁN TRỞ VỀ HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI NHÀ TẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)