Thực trạng các hoạt động trợ giúp của NNBY dƣới góc nhìn của ngƣờ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên (Trang 69 - 76)

1 .Lý do chọn đề tài

1.2.2 .Lý thuyết hệ thống – hệ thống sinh thái

2.2. Thực trạng các hoạt động trợ giúp của NNBY dƣới góc nhìn của ngƣờ

ngƣời thụ hƣởng:

Khảo sát 31 phụ nữ bị mua bán trở về đang ở tại nhà tạm lánh NNBY thời điểm tháng 10 năm 2014 về những nhu cầu của họ trƣớc khi đến ở NNBY, hầu hết họ nói rằng họ có nhu cầu cơ bản về nhà ở, nƣớc sạch, ăn uống, quần áo mặc và đồ dùng vệ sinh cá nhân. Ngoài ra là các nhu cầu khác liên quan đến các điều kiện cho sự phát triển bản thân. Đây cũng là những nhu cầu phù hợp của ngƣời phụ nữ có đời sống khó khăn sau quá trình bị mua bán.

Bảng 2.2 : Nhu cầu trước khi ở nhà tạm lánh và các dịch vụ của nhà tạm lánh NNBY đang được phụ nữ bị mua bán trở về thụ hưởng (%)

Nội dung Nhu cầu

Dịch vụ đang đƣợc thụ hƣởng Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Nhà ở 31 100 31 100 Nƣớc sạch 31 100 31 100 Ăn uống 31 100 31 100 Quần áo mặc 31 100 31 100 Đồ dùng vệ sinh cá nhân 31 100 31 100 Khám chữa bệnh 27 87,0 31 100 Tƣ vấn, tham vấn tâm lý 28 90,0 31 100 Làm hộ khẩu 13 42,0 16 52,0 Làm CMND 9 29,0 7 23,0 Làm thủ tục ly hôn 12 39,0 11 35,0 Công nhận quyền nuôi con 11 35,0 8 26,0 Tham gia vào sinh hoạt CLB 11 35,0 6 19,0 Học các kỹ năng sống 28 90,0 22 71,0 Đào tạo nghề 20 65,0 18 58,0 Vay vốn 5 16,0 3 9,7 Học các kỹ năng quan lý tài chính, sử

dụng vốn vay hiệu quả

21 68,0 23 74,0 Không có hỗ trợ nào 0 0 0 0

(Nguồn số liệu: kết quả khảo sát 31 phụ nữ đang ở tại Ngôi nhà bình yên)

Nhƣ vậy, qua bảng số liệu trên có thể thấy phần lớn những ngƣời phụ nữ đang ở tại nhà tạm lánh NNBY đƣợc phỏng vấn cho biết họ có các nhu cầu đƣợc hỗ trợ để nhanh chóng ổn định cuộc sống. Các dịch vụ /chƣơng trình họ mong muốn bao gồm tất cả các nội dung. Cao nhất là nhóm nhu cầu cơ bản nhƣ nhà ở, nƣớc sạch, ăn uống, quần áo, đồ dùng cá nhân (100%). Chỉ có một số ít ngƣời đề nghị được vay vốn (16%) nhƣng họ vẫn muốn đƣợc học các kỹ năng quan lý tài chính, sử dụng vốn vay hiệu quả.

Tiếp theo là câu hỏi về các dịch vụ trợ giúp thực tế mà họ đang đƣợc thụ hƣởng tại NNBY thì câu trả lời cũng không có nhiều sự khác biệt. Kết quả phân tích số liệu định lƣợng cho thấy rằng 100% các nạn nhân đƣợc cung cấp ít nhất 7 trong số các dịch vụ hỗ trợ tại NNBY. Nhóm dịch vụ đƣợc thụ hƣởng cao liên

quan đến nhu cầu thiết yếu của đời sống nhƣ: nhà ở, nƣớc sạch, ăn uống, quần áo, đồ dùng cá nhân, khám chữa bệnh, tham vấn tâm lý.

So sánh giữa nhu cầu của phụ nữ bị mua bán trở về trƣớc khi đến ở nhà tạm lánh NNBY với dịch vụ hỗ trợ mà NNBY đã cung cấp cho họ thì:

Tỷ lệ lựa chọn các loại nhu cầu và thực tế họ đƣợc hỗ trợ không có nhiều sự khác biệt. Qua kết quả điều tra cho thấy, nhóm nhu cầu cơ bản về Nhà ở, Nƣớc sạch, Ăn uống, Quần áo mặc, Đồ dùng vệ sinh cá nhân, Khám chữa bệnh, Tƣ vấn, tham vấn tâm lý đƣợc lựa chọn nhiều nhất và đƣợc đáp ứng 100% mặc dù có một số ngƣời chƣa có nhu cầu. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy nhu cầu trợ giúp về đào tạo nghề, học kỹ năng sống, kỹ năng quản lý tài chính đối với nạn nhân bị buôn bán trở về chiếm tỉ lệ cao hơn các nhu cầu khác Một số lƣợng rất nhỏ những ngƣời trở về bày tỏ nhu cầu đƣợc hỗ trợ tham gia vào sinh hoạt câu lạc bộ (35%), trợ giúp về pháp lý nhƣ công nhận quyền nuôi con (35%) vì chỉ có một số ít ngƣời có con trở về cùng (35% số ngƣời đƣợc phỏng vấn có con trở về cùng) .

2.2.1. Chăm sóc sức khỏe: khám chữa bệnh

Khi đƣợc hỏi về tình trạng sức khỏe của họ khi trở về, đa phần (74%) nói rằng họ bị mắc bệnh và gặp nhiều triệu chứng sức khỏe xấu khi trở về, và hơn 50% bị mắc bệnh phụ khoa nhƣ: sùi mào gà, viêm cổ tử cung… Ngoài ra, các chị có các triệu chứng liên quan đến sức khỏe thể chất nhƣ: các vết sẹo trên cơ thể/da, đau thân thể, đau cơ/xương khớp, chân, đau đầu, đau bụng do từng bị người buôn bán đánh đập bạo hành, suy nhược, suy dinh dưỡng, sốt, viêm xoang…. và còn lại là các bệnh khác nhƣ: viêm họng, ho, đau dạ dày, đau đầu, mất ngủ. Đó là hậu quả sức khỏe trong thời gian bị buôn bán. 43% trong số họ cho biết các triệu chứng về sức khỏe liên quan đến sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản bao gồm HIV/AIDS, STDs, nhiễm trùng phụ khoa, nhiễm trùng tử cung, không biết có mang thai…

Tuy vậy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của họ rất khiêm tốn, chỉ có 87% các chị mong muốn đƣợc khám chữa bệnh. Nhƣng trên thực tế, tất cả 100% các chị em ở Ngôi nhà bình yên đều đƣợc khám sức khỏe định kỳ 01 tháng một lần ở bệnh viện tốt. Nếu họ có bệnh mãn tính sẽ đƣợc theo dõi và đƣa đi chữa trị

đến khi khỏi hẳn. Sau khi bị mua bán trở về nƣớc, các dấu vết về sức khỏe khiến các chị đau khổ và khó khăn trong cuộc sống. NNBY chăm sóc sức khỏe cho các chị cẩn thận chu đáo giúp các chị khỏe mạnh, là tiền đề để các chị bắt đầu một cuộc sống mới. Chị T, 20 tuổi, ở NNBY đƣợc 6 tháng chia sẻ: “Ngày nào các chị nhân viên xã hội cũng hỏi thăm em có khỏe không, có đau ốm ở đâu không? Nếu đau thì không được giấu diếm, phải báo với chị để chị đưa đến bệnh viện nhé. Em ở đây thấy rất khỏe mạnh vì được bác sĩ điều trị bệnh mà hơn cả là môi trường sống yên lành và sự quan tâm tận tình của các chị”. Nhân viên xã hội ở NNBY thì nói rằng: “Các chị em bị mua bán trở về hầu hết bị mua bán để bóc lột tình dục nên bị mắc các bệnh phụ khoa rất nhiều, căn bệnh này khiến họ xấu hổ, e dè không dám chia sẻ nên mình càng phải quan tâm hơn và đặc biệt tất cả đều phải xét nghiệm kiểm tra HIV/AIDS, có trường hợp có HIV thì chúng tôi phải tính phương án chăm sóc sức khỏe đặc biệt”.

2.2.2. Hỗ trợ tâm lý

Khi đƣợc hỏi về tình trạng tâm lý khi trở về thì có tới 91% nói rằng họ đã bị khủng hoảng (họ nhận thức đƣợc mình bị khủng hoảng), chỉ còn lại số ít cho rằng mình vẫn bình thƣờng. Bản thân họ đã nhận thức đƣợc mình có vấn đề về tâm lý. Họ bị các triệu chứng khác nhau về sức khỏe tâm thần nhƣ: thường xuyên đau đầu, tâm trí đau khổ, mệt mỏi, lo âu, sợ hãi, mất trí nhớ, ám ảnh và suy nhược... Và tất cả 100% họ đều đƣợc tƣ vấn tham vấn tâm lý ở các mức độ khác nhau ở NNBY.

Theo dữ liệu định tính, các chị nói rằng họ đã đƣợc tƣ vấn tâm lý ở mức độ khác nhau từ các nhân viên xã hội của NNBY và các chuyên gia tâm lý khác đƣợc mời đến hoặc nhân viên xã hội đƣa họ đi gặp chuyên gia tâm lý. Các hành động cụ thể của hoạt động hỗ trợ này đƣợc các chị kể lại tóm tắt bao gồm những hành động sau:

Gặp gỡ thăm hỏi hàng ngày và lắng nghe tâm sự từ những người trở về để chia sẻ, thông cảm và quan tâm đến họ.

Đông viên, an ủi và cho lời khuyên để họ vượt qua những nỗi lo âu, sợ hãi và tâm trí đau buồn

Trao đổi hoặc bàn bạc với những người trở về về cách đối phó hay giải quyết với gia đình và cộng đồng để có thể giúp làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với họ

Hộp thông tin số 2.3: Nhận định về đặc điểm tâm lý phổ biến của nạn nhân

- - - - - - - - - - - - - - - 2.2.3. Hỗ trợ pháp lý

Kết quả khảo sát định lƣợng cho thấy: phụ nữ bị mua bán trở về có nhu cầu trợ giúp về pháp lý nhƣ: làm hộ khẩu, làm chứng minh nhân dân, làm thủ tục ly hôn, công nhận quyền nuôi con. Và thực tế họ đã đƣợc cung cấp các dịch vụ trợ giúp đáp ứng nhu cầu đó. Đối với những ngƣời trở về với con dƣới 18 tuổi thì các em đƣợc hỗ trợ cấp giấy khai sinh, nhập quốc tịch, đăng ký nhập học, làm sổ hộ khẩu. Thông qua các cuộc trao đổi, phỏng vấn, họ cho biết đã đƣợc nhân viên xã hội biện hộ chính sách và đƣa đến các cơ quan chức năng để nhận các hỗ trợ pháp lý của Trung tâm Hỗ trợ pháp lý, Công an xã, ủy ban nhân dân xã, Chi cục

Hỏi: “Những đặc điểm tâm lý phổ biến của thân chủ (đặc biệt là trường hợp bị buôn bán vì mục đích mại dâm) thì cán bộ tham vấn/ nhân viên xã hội cần chú ý là gì?”

Trả lời: “Theo kinh nghiệm làm việc, tôi nhận thấy thân chủ thường có các đặc điểm sau:

- Nạn nhân thường sợ bị đơn độc, sợ những người khác biết được điều gì đã xảy ra; phải ra tòa, bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS…

- Có mặc cảm tội lỗi vì sai lầm hoặc vì ngu dốt; vì vi phạm đạo đức, văn hóa; vì đã sa ngã chỉ vì muốn hỗ trợ gia đình.

- Giận chính bản thân mình đã để điều đó xảy ra; giận những người không bảo vệ mình; đau khổ vì sự tan vỡ cuộc đời mình.

- Xấu hổ: đó là cảm giác bị vấy bẩn, bị làm nhục; cảm giác những người khác biết được điều gì đã xảy ra khi nhìn mình.

- Cảm giác bị phản bội: bởi những người giới thiệu mình với kẻ buôn người, bởi gia đình mình…

- Thiếu lòng tin: Vào khả năng xét đoán của mình; vào những người khác kể cả những người không phản bội mình.

- Bất lực và trầm cảm: mất kiểm soát, cảm giác rằng mọi chuyện sẽ không bao giờ tốt lên.

- Bị sốc: cảm giác tê liệt và không thể nào khóc được. Họ thường nói: tại sao chuyện này lại xảy ra với mình?

- Mất phương hướng: không thể ngồi yên, thấy từng ngày trôi qua nặng nề; mất trí nhớ hoặc lẫn lộn về thời gian”.

(PV sâu – chị P. Đ. Q – nhân viên tham vấn Ngôi nhà Bình yên – TT Phụ nữ và phát triển- Hội LHPNVN)

phòng chống tệ nạn xã hội. Các dịch vụ hỗ trợ pháp lý cụ thể đƣợc họ tóm tắt lại nhƣ sau:

-Cấp lại giấy tờ hộ tịch , giấy chứng minh nhân dân và đăng ký khai sinh/ đăng ký định cư cho các con cái của nạn nhân trở về

-Hướng dẫn và làm các thủ tục/ hồ sơ truy tố những kẻ buôn bán người/ tội phạm

-Tư vấn pháp lý liên quan đến nạn mua bán người.

2.2.4. Đào tạo nâng cao kỹ năng sống

Có 90% các chị em phụ nữ bị mua bán trở về muốn đƣợc học các kỹ năng sống. Tuy nhiên, lại chỉ có 71% chị em đƣợc tham gia các khóa học về kỹ năng sống nhƣ: phòng chống bạo lực gia đình, kỹ năng phòng vệ, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, kỹ năng của ngƣời phụ nữ trong gia đình. Khi ngƣời nghiên cứu hỏi cán bộ quản lý NNBY về cách thức tổ chức chƣơng trình đào tạo nâng cao kỹ năng sống thì đƣợc trả lời nhƣ sau: “Chương trình học kỹ năng sống dành cho các chị em bị mua bán trở về nằm trong chương trình tập huấn của NNBY. Ngoài ra, các chị còn có thể tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn dành cho đối tượng là phụ nữ bị mua bán trở về ở các cơ quan khác tổ chức nếu phù hợp. Khi thiết kế nội dung học, chúng tôi chú ý đến độ tuổi, hoàn cảnh của từng chị em để học chương trình phù hợp. Vì vậy, ở thời điểm hiện tại có chị em chưa được học môn này môn kia, nhưng trong thời gian sắp tới trước khi trở về hồi gia thì tất cả mọi người sẽ được học ít nhất một chương trình kỹ năng nào đó”.

Chị B, 21 tuổi, bị mua bán trở về từ Trung Quốc ở tại NNBY chia sẻ: “Chúng mình được tập huấn về kỹ năng sống, được định hướng cho cuộc sống tương lai và được giải thích những câu hỏi liên quan đến việc phòng chống nạn buôn bán người. Mình đã có thêm kiến thức về phòng chống nạn buôn bán người. Những kỹ năng NNBY truyền đạt lại giúp mình vững tin, mình sẽ không sợ

sự kỳ thị và phân biệt đối xử khi trở về quê hương nữa”.

2.2.5. Dạy nghề và việc làm

Từ hai bảng thống kê số liệu trên cho thấy, 65% ngƣời trả lời có nhu cầu về học nghề và tìm việc làm nhƣng thực tế thời điểm phỏng vấn mới có 58% ngƣời đang ở tại NNBY đã nhận các hỗ trợ liên quan đến việc làm và dạy nghề.

Theo tìm hiểu của ngƣời nghiên cứu lý do là một số chị em mới đến ở NNBY chƣa lâu (01 tháng) nên chƣa đƣợc thụ hƣởng dịch vụ này. Họ còn cần thời gian đƣợc chăm sóc sức khỏe và bình ổn tâm lý. Điều này cho thấy, việc học nghề và tìm việc làm là hoạt động lâu dài, cần ngƣời tạm trú bình ổn đời sống, có các điều kiện tiên quyết mới tiến hành đƣợc hoạt động này. Theo mô tả của những ngƣời đƣợc phỏng vấn thì họ đƣợc tƣ vấn và hỗ trợ tham gia các lớp học nghề theo sở thích, khả năng của mình như làm tóc, may, làm móng tay, trang điểm…Tất cả các chi phí đào tạo và tiền trợ cấp đều đƣợc miễn phí. Ngoài ra, sau khi đào tạo họ đã đƣợc nhân viên xã hội ở NNBY tư vấn việc làm, định hướng việc làm và giới thiệu việc làm.

2.2.6. Hỗ trợ về tài chính (Vay vốn trợ cấp khó khăn)

Thông qua thảo luận nhóm, ngƣời nghiên cứu nhận thấy các nhu cầu của những ngƣời trở về thì tƣơng quan với thời gian họ trở về. Ở giai đoạn sớm của trở về, thì các nhu cầu lớn nhất của các nạn nhân dƣờng nhƣ quan tâm đến tƣ vấn tâm lý và trợ giúp pháp lý. Sau nhiều năm trở về địa phƣơng thì các nạn nhân đa số mới có nhu cầu đƣợc hỗ trợ về tài chính để thực hiện các hoạt động tăng thu nhập.

Vì vậy, từ bảng số liệu trên cho thấy, trên thực tế mới chỉ có hơn 9% ngƣời đƣợc phỏng vấn đƣợc hỗ trợ về tài chính là trợ cấp vốn vay. Bởi vì đây là những ngƣời đang học nghề và chuẩn bị lập nghiệp, sắp trở về hồi gia. Những ngƣời khác chƣa đến thời điểm đƣợc trợ giúp hoạt động này. Theo quản lý NNBY thì thông thƣờng sau khi hồi gia, NNBY mới cung cấp cho phụ nữ bị mua bán trở về một khoản vay nhỏ theo nhu cầu của họ thông qua việc vận động gây quỹ từ các nhà tài trợ và huy động sự tham gia của Hội phụ nữ tại địa phƣơng. Tuy nhiên, số lƣợng ngƣời tạm trú thụ hƣởng hoạt động trợ giúp này vẫn còn rất ít. Điều này phần nào nói lên dịch vụ này chƣa tiếp cận sâu đƣợc với các chị em, hoặc chị em còn thụ động, chƣa có ý chí vƣơn lên làm giàu và sử dụng vốn vay để lập nghiệp hay tạo dựng một cuộc sống mới. Tuy vậy, hiện tại NNBY vẫn tập huấn cho các chị em kỹ năng quản lý tài chính, sử dụng vốn vay hiệu quả. Và các chị em khác cũng đƣợc NNBY thông báo về dịch vụ hỗ trợ vay vốn khi trở về hồi gia.

Tóm lại, so sánh những hoạt động trợ giúp thực tế từ góc nhìn người thụ hưởng với những hoạt động thông qua báo cáo của quản lý Ngôi nhà bình yên thì các hợp phần được trợ giúp không có nhiều sự khác biệt. Ngôi nhà bình yên đã đạt mục đích là bao phủ tất cả các hoạt động dành cho nạn nhân. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)