Một số mô hình hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán trở về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên (Trang 52 - 54)

1 .Lý do chọn đề tài

1.2.2 .Lý thuyết hệ thống – hệ thống sinh thái

1.3. Khái lƣợc về tình hình mua bán ngƣời và việc thực hiện chính sách trợ

1.3.5. Một số mô hình hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán trở về

Trên thế giới, có một số xu hƣớng trợ giúp dành cho ngƣời yếu thế nhƣ nạn nhân của mua bán ngƣời. Những xu hƣớng này có điểm hạn chế, có ƣu nhƣợc điểm để Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm, ví dụ nhƣ:

Mô hình điều trị y tế: thì chủ yếu tập trung cho chữa trị bệnh tật, nhấn mạnh vào các yếu tố thể chất hơn là tâm lý, xã hội; chăm sóc cụ thể hơn là chăm sóc tổng thể.

Mô hình phúc lợi xã hội: tìm ra các giải pháp dài hạn đối với các vấn đề tâm lý xã hội của thân chủ và đƣa họ tiếp cận các gói dịch vụ. Mô hình này thƣờng coi thân chủ là ngƣời hƣởng lợi thụ động từ các chƣơng trình đƣợc thiết kế.

Mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng: các thành viên của gia đình và cộng đồng đƣợc tham gia vào các chƣơng trình hành động do họ đề xuất và đóng góp nguồn lực, đây là mô hình cần đƣợc khuyến khích.

Mô hình dựa vào quyền lợi và sự phát triển của nạn nhân: nhấn mạnh đến các nhu cầu phát triển theo hoàn cảnh thực tế, liên quan đến độ tuổi, tính dễ bị tổn thƣơng và xem xét đến sự tác động của các yếu tố xã hội, tinh thần, tôn trọng sự chăm sóc hàng ngày và sự can thiệp có chuyên môn nhằm tác động đến hành

vi, thái độ và niềm tin, khả năng phục hồi, tạo giá trị cho đối tƣợng, nâng cao vị thế của nạn nhân, gia đình, cộng đồng.

Tại Việt Nam, chúng ta đang hỗ trợ nạn nhân thông qua các mô hình: Mô hình Nhóm tự lực: tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật của các Tổ chức quốc tế, một số địa phƣơng đã xây dựng mô hình Nhóm tự lực hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân. Mô hình này tập trung tại các địa bàn có nhiều nạn nhân bị mua bán trở về nhƣ: Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập đƣợc 03 nhóm tự lực (TP. Huế 01 nhóm/10 thành viên nữ và huyện A Lƣới có 02 nhóm với 11 thành viên); tỉnh Bắc Giang xây dựng mô hình “Nhóm tự lực” cho nạn nhân bị mua bán tại 07 huyện, thành phố: Tân Yên, Hiệp Hoà,Yên Dũng, Việt Yên, Yên Thế, Sơn Động, Thành phố Bắc Giang.

Mô hình kết hợp hỗ trợ nạn nhân bị mua bán với phòng, chống mại dâm, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS. Điển hình tại Hải Phòng duy trì 2 câu lạc bộ hỗ trợ phụ nữ mại dâm và bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng tại huyện Kiến Thụy, Thủy Nguyên; tại Đà Nẵng triển khai mô hình “Phòng ngừa phụ nữ có nguy cơ dẫn đến hoạt động mại dâm và dự phòng lây nhiễm HIV” tại 02 phƣờng Bình Hiên và Hải Châu I nhằm phòng ngừa và tiến đến đẩy lùi tệ nạn mại dâm, phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS…

Mô hình hỗ trợ tại Trung tâm nhƣ “nhà tạm lánh” (Hà Nội), “Nhà mở” (An Giang, Cần Thơ,...) thông qua phối hợp của các ngành, đoàn thể và các tổ chức Quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán có hoàn cảnh khó khăn. Theo mô hình trên, các trƣờng hợp nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đƣợc cung cấp nơi ăn, nghỉ, tƣ vấn tâm lý xã hội và đƣợc tiếp cận với các dịch vụ ngoài Trung tâm, để học văn hoá, học nghề, hoặc khám chữa bệnh theo nhu cầu và khả năng của đối tƣợng. Các nạn nhân đƣợc hƣởng các dịch vụ này đạt tỷ lệ cao về tái hoà nhập cộng đồng [10, tr.4].

Các mô hình này đã đƣợc đánh giá cao về tính hiệu quả và thực tiễn. Sự thành công của các mô hình bƣớc đầu đã giúp đỡ đƣợc những nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn, thông qua việc sử dụng đồng vốn sinh kế hiệu quả đem lại thu

nhập ổn định cuộc sống, đƣợc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng bền vững.

Trong nghiên cứu này, tôi đi sâu vào nghiên cứu mô hình nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên” Trung tâm phụ nữ và Phát triển tại Hà Nội đang cung cấp dịch vụ trợ giúp cho nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng thành công. Mô hình này có học tập và kết hợp các phƣơng pháp đã trợ giúp trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)