Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn và cuộc phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại (khảo sát các chương trình phát thanh trực tiếp và phóng sự hiện đại trên VOV) (Trang 81 - 85)

3.1 .Các giải pháp chung

3.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.2. Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn và cuộc phỏng vấn

Nếu nhƣ phóng viên xuất hiện tại một cuộc họp báo, cần tìm hiểu kỹ về nội dung cuộc họp báo và những ngƣời có mặt, chủ trì tại cuộc họp báo đó.Trƣớc khi đứng lên đặt câu hỏi hãy xác định rõ số câu hỏi mà mình muốn hỏi và hỏi một cách thật gọn gàng.Hãy đƣa mình vào bản thân của thính giả tiếp nhận thơng tin để đặt câu hỏi với ngƣời trả lời báo chí tại cuộc họp báo.Nhƣ vậy, phóng viên, nhà báo sẽ có đƣợc câu hỏi phỏng vấn tốt và sẽ có đƣợc câu trả lời hay từ phía ngƣời trả lời. Khơng chỉ là những câu trả lời hay mà còn là những câu trả lời mang tính chất dân dã, gần gũi, giúp cơng chúng tiếp cận dễ dàng hơn. Phóng viên cũng cần xác định rất rõ ràng về chủ đề của bài viết mình định thực hiện trƣớc khi đặt ra một câu hỏi phỏng vấn. Theo đó, phóng viên cần quan tâm đến việc phỏng vấn để làm gì (tin, tin sâu, phóng sự hay bài phỏng vấn).Với mỗi thể loại tin, bài, phóng viên, nhà báo sẽ có cách phỏng vấn khác nhau.

Nếu nhƣ phóng viên là ngƣời đi thu thập thông tin để làm tin, bài ngồi hiện trƣờng, khơng phải là trong một mơi trƣờng thuần tính báo chí nhƣ trong một cuộc họp báo thì phóng viên phải hết sức thận trọng khi đặt câu hỏi phỏng vấn.

Điều đầu tiên phóng viên, nhà báo cần quan tâm khi đến nơi thu thập tin tức đó là xác định chủ đề mình định làm. Điều này địi hỏi phóng viên, nhà báo phải năng động, nhanh, nhạy cảm với thông tin.Kinh nghiệm đƣa ra là chọn chủ đề càng hẹp thì càng dễ làm, càng dễ đặt câu hỏi phỏng vấn, dễ đƣợc đối tƣợng tiếp nhận thông tin tiếp chấp nhận. Vì thực tế, chủ đề rộng thƣờng hay nói chung chung,

khơng rõ ràng, mạch lạc. Chủ đề hẹp sẽ giúp phóng viên, nhà báo có điều kiện lật đi lật lại vấn đề, tạo ra kịch tính trong bài viết, trong tin tức của mình.

Nếu là làm một bài phỏng vấn, thì hãy sẵn sàng thiêt slaau cho mình một kịch bản cụ thể cho cuộc phỏng vấn. Điều này sẽ giúp cho cuộc phỏng vấn không bị đi lệch hƣớng hay gián đoạn cuộc phỏng vấn. Đồng thời điều này còn giúp cho ngƣời đƣợc mời phỏng vấn nắm rõ đƣợc vấn đề họ sẽ trả lời. Mặc dù trong thực tế, nhiều ngƣời đƣợc mời phỏng vấn rất sẵn sàng để trả lời, tuy nhiên, một vài ngƣời sẽ rất lúng túng khi đứng trƣớc phóng viên, hoặc trả lời phỏng vấn ở những nơi đơng ngƣời.

Để chuẩn bị đƣợc những câu hỏi có nội dung hay, chuẩn và đi vào trọng tâm thì điều kiện tiên quyết là phóng viên, nhà báo phải chuẩn bị rất kỹ về những vấn đề mà mình đang quan tâm và ngƣời mình sẽ phỏng vấn. Những thơng tin mà phóng viên chuẩn bị đƣợc sẽ thể hiện sự nỗ lực của phóng viên và nó giúp phóng viên sàng lọc đƣợc thơng tin, sàng lọc đƣợc câu hỏi cần thiết và súc tích hơn. Đồng thời nó tạo ra cơ hội để phóng viên, nhà báo khi tác nghiệp có đƣợc những thơng tin thú vị hơn.Và ngƣời đƣợc phỏng vấn sẽ đánh giá cao sự quan tâm của phóng viên, nhà báo với những thơng tin có giá trị trƣớc khi tiến hành cuộc phỏng vấn. Những câu hỏi đặt ra có thể theo nguyên tắc sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Câu hỏi mà phóng viên chuẩn bị phải đảm bảo nguyên

tắc là không lồng câu trả lời vào trong câu hỏi. Vì nếu phóng viên đƣa câu trả lời hoặc một phần nội dung câu trả lời vào câu hỏi thì ngƣời đƣợc phỏng vấn sẽ khơng cịn gì để nói nữa.Cùng với đó, hết sức lƣu ý là khơng đặt các câu hỏi đóng, hãy đặt các câu hỏi mở. Hãy bắt đầu câu hỏi mình định hỏi bằng các cụm từ nhƣ “tại sao”, “bằng cách nào”, “ông (bà) có nghĩ rằng”…thay vì những cụm từ nhƣ: “bằng”, “liệu”…? Nếu nhƣ phóng viên, biên tập viên chuẩn bị những câu hỏi đóng thì sẽ rât dễ nhận đƣợc những câu trả lời ở dạng “có” hoặc “khơng”. Nhƣ vậy, sẽ dẫn đến cuộc phỏng vấn không thu đƣợc thơng tin gì, một cuộc phỏng vấn đi vào góc “chết”. Cùng với đó, câu hỏi đƣợc chuẩn bị là câu đơn, mỗi câu chỉ hỏi một vấn đề, không lồng nhiều câu hỏi, nhiều nội dung vào một vấn đề, khi đó ngƣời trả lời phỏng vấn sẽ không biết trả lời từ ý nào trƣớc và họ sẽ trả lời ý nào họ nhớ đƣợc trong đầu khi nghe câu hỏi.

Nguyên tắc thứ hai: Nên đặt ra giới hạn cho câu hỏi. Thƣờng thì việc giới

hạn cho câu hỏi đƣợc giới hạn bằng một câu trần thuận đƣa ra ngay trƣớc câu hỏi.Câu này đƣa ra những thông tin để làm rõ câu hỏi và nhận đƣợc một câu trả lời giàu thơng tin hơn.Phóng viên, bân tập viên hãy đặt câu hỏi cho ngƣời đƣợc phỏng vấn chứ không nên khẳng định quan điểm của mình.

Ví dụ: Phỏng vấn Bộ trƣởng Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn về kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp.

“ Năm 2017, ngành nơng nghiệp đã có những bứt phá ngoạn mục, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 36 tỷ USD,mục tiêu của năm 2018 là kim ngạch xuất khẩu đạt từ 37-38 tỷ USD. Vậy theo bộ trưởng đâu là điều quan trọng nhất cần làm để đạt được mục tiêu này?”

Giới hạn trong câu hỏi này là “điều quan trọng nhất”.Nếu nhƣ không giới hạn câu hỏi thì câu trả lời của ngƣời đƣợc phỏng vấn sẽ rất lan man, dài dòng.

Nguyên tắc thứ ba: Sử một từ khoá ở cuối câu. Việc sử dụng từ khoá sẽ giúp

ngƣời đƣợc phỏng vấn sẵn sàng trả lời ngay khi ngƣời ta nghe thấy từ khố. Từ khố này phải có khả năng tóm tắt lại tồn bộ câu hỏi.Nếu sau từ khố, phóng viên khơng đƣa ra đƣợc câu hỏi sẽ làm nhiễu câu trả lời của ngƣời đƣợc phỏng vấn.

Ví dụ:

“Trong vụ vỡ đê ở huyện Chương Mỹ, Chi cục Thuỷ lợi thành phố Hà Nội có

trách nhiệm như thế nào thưa ông?”

Nguyên tắc thứ tƣ: Hãy chuẩn bị các câu hỏi dƣới dạng từ khố. Nhiều

phóng viên, biên tập viên không quan tâm đến điều này, thƣờng in tất cả nội dung câu hỏi ra. Chính điều này khiến cho phóng viên khó xoay sở trong q trình tác nghiệp, vì vừa phải xử lý máy ghi âm, vừa phải cầm micro.Đồng thời với đó lại lật giấy để đặt câu hỏi nên rất khó làm việc, vơ tình gây nên những tiếng động trong quá trình lật giấy. Nếu soạn câu hỏi theo dạng từ khố trên một phiếu nhỏ sẽ giúp cho phóng viên, biên tập viên khi phỏng vấn nắm vấn đề theo hệ thống và chính điều này giúp phóng viên, biên tập viên đặt câu hỏi một cách tự nhiên hơn chứ không phải là đọc câu hỏi phỏng vấn.

Nguyên tắc thứ 5: Xác định đối tƣợng phỏng vấn. Điều khó khăn nhất của

chỉ đi lấy tƣ liệu để minh hoạ cho phóng sự thì chọn đối tƣợng khơng cần khắt khe lắm. Cịn nếu phóng viên, nhà báo tác nghiệp hiện trƣờng muốn có một cuộc phỏng vấn thu thanh hấp dẫn, thì đồng thời với quá trình xác định chủ đề, quá trình chọn đƣợc ngƣời để phỏng vấn là một vấn đề vơ cùng phức tạp. Có thể nói, chọn đƣợc ngƣời để phỏng vấn quyết định đến 90% của thành công của quá trình phỏng vấn. Việc lựa chọn ngƣời để phỏng vấn phải đảm bảo yêu cầu là ngƣời đó am hiểu về chủ đề mình định phỏng vấn, có khả năng trình bày, diễn đạt lƣu lốt, giọng nói tốt (khơng nói ngọng, nói lắp…)

Khi đã xác định đƣợc đối tƣợng để phỏng vấn, một vấn đề mà phóng viên, biên tập viên cũng cần hết sức lƣu ý trong q trình chuẩn bị phỏng vấn đó là phải tự giới thiệu bản thân với ngƣời đƣợc mời phỏng vấn, dù là phỏng vấn qua điện thoại hay trực tiếp đến gặp để phỏng vấn. Phóng viên, biên tập viên hãy khẳng định với ngƣời đƣơc mời phỏng vấn rằng mình tên là gì, làm ở cơ quan nào, sử dụng tiếng động phỏng vấn của ngƣời trả lời phỏng vấn vào mục đích gì, phát sóng khi nào. Và phỏng vấn đó đƣợc sử dụng tồn bộ hay một phần trích đoạn. Những điều này sẽ giúp ngƣời đƣợc mời phỏng vấn cảm thấy thoải mái hơn.

Trƣớc khi lên đƣờng đi đến nơi tác nghiệp, phóng viên, biên tập viên cũng không nên quên kiểm tra đầy đủ các trang thiết bị tác nghiệp của mình. Những thứ hết sức quan trọng nhƣ máy ghi âm, pin cho máy ghi âm, micro kè theo bộ lọc gió, bút, sổ tay. Một kinh nghiệm quý báu nữa là cần phải kiể tra xem liệu máy ghi âm của mình có cịn đủ tài ngun (dung lƣợng ổ cứng trong máy hoặc thẻ nhớ) để lƣu giữ cuộc phỏng vấn hay khơng.Nếu có điều kiện, nên có từ 2-3 chiếc máy ghi âm, để đả bảo rằng ít nhất có một máy ln hoạt động tốt, đảm bảo chất lƣợng của cuộc phỏng vấn.Nhiều khi chính chiếc điện thoại di động thơng minh lại là cứu cánh của phóng viên trong khi đi tác nghiệp, phỏng vấn.Tuy nhiên, sử dụng điện thoại thông minh để ghi âm cuộc phỏng vấn cần có những kỹ năng nhất định để đảm bảo đƣợc chất lƣợng âm thanh cuộc phỏng vấn khi phát sóng. Cùng với đó, nếu phải sử dụng điện thoại thay cho máy ghi âm, hãy nói rõ với khách mời lý do mình phải sử dụng vì khi sử dụng điện thoại di động để tác nghiệp, ngƣời trả lời phỏng vấn sẽ có cảm giác phóng viên, biên tập viên là ngƣời “khơng chun nghiệp.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại (khảo sát các chương trình phát thanh trực tiếp và phóng sự hiện đại trên VOV) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)