Tiến hành cuộc phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại (khảo sát các chương trình phát thanh trực tiếp và phóng sự hiện đại trên VOV) (Trang 85 - 88)

3.1 .Các giải pháp chung

3.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.3. Tiến hành cuộc phỏng vấn

Để khắc phục tình trạng phóng viên đến hiện trƣờng, tìm lấy một nhóm phóng viên khác rồi đƣa micro và máy ghi âm vào cùng phỏng vấn, gần nhƣ cả q trình ấy, phóng viên khơng hề đặt một câu hỏi nào, phóng viên cần phải cân nhắc thật kỹ về đề tài của mình viết. Sao cho mình viết về những điều mới, khai thác đƣợc những cái độc đáo, những phát hiện mới của sự kiện, sự việc. Nếu nhƣ cùng phỏng vấn chung với hàng chục phóng viên khác, khơng phát hiện ra đƣợc một điều mới mẻ thì sẽ có hàng loạt câu trích dẫn giống nhau, sẽ có hàng loạt sản phẩm báo chí mang thơng tin na ná nhau mà khơng có sự phát hiện trong các sản phẩm đó.

Trong q trình phỏng vấn, đặt câu hỏi phỏng vấn tại hiện trƣờng, phóng viên đƣợc ví nhƣ ngƣời cầm lái, phải biết điều chỉnh câu hỏi sao cho đi đúng hƣớng.Muốn nhƣ vậy, phóng viên phát thanh nói riêng, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam và phóng viên báo chí nói chung cần phải nắm thật chắc điều mình muốn phóng vấn. Đây là điều đƣợc nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhƣng vẫn phải nhắc lại để các phóng viên, ghi nhớ.

Muốn cho câu hỏi phỏng vấn, cuộc phỏng vấn đi đúng hƣớng, thu đƣợc nội dung đúng với yêu cầu của mình, phù hợp với chủ đề đã xác định thì trƣớc tiên phóng viên phải biết điều tiết thời lƣợng trong quá trình thu câu trả lời phỏng vấn và đặt câu hỏi phỏng vấn. Nếu cần thiết, phải đặt những câu hỏi phụ, làm rõ vấn đề nếu đối tƣợng không trả lời đúng trọng tâm mà mình mong muốn. Phóng viên trong q trình phỏng vấn cần thể hiện sự khéo léo, dứt khốt, ln lắng nghe, hồ đồng vào câu trả lời của ngƣời đƣợc phỏng vấn và sẵn sàng “chen ngang”, đặt ra câu hỏi phụ để giúp ngƣời trả lời phỏng vấn trả lời vào trọng tâm chủ đề đã đƣợc thống nhất. Nhất là với nhƣng kênh thông tin tuyên truyền quan trọng nhƣ VOV1 nói riêng và Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung thì việc chen ngang câu trả lời khi ngƣời trả lời phỏng vấn động chạm đến những vấn đề nhạy cảm là điều hết sức cần thiết.

Cùng với đó, do phỏng vấn phát thanh khơng xuất hiện hình ảnh ngƣời trả lời phỏng vấn và phóng viên (tức là ngƣời nghe không thể thấy đƣợc hoàn cảnh của quá trình phỏng vấn), hơn nữa những câu hỏi lại thƣờng đƣợc soạn sẵn (nhất là những bài phỏng vấn hoặc toạ đàm phát thanh) nên dễ dẫn đến việc đọc câu hỏi và đọc câu trả lời. Rõ ràng, sự chuẩn bị cẩn thận là rất cần thiết để tạo ra một cuộc

phỏng vấn hay, để có đƣợc những câu hỏi phỏng vấn với nội dung tốt nhất, nhƣng phóng viên khơng nên đọc câu hỏi và ngƣời trả lời phỏng vấn không nên đọc câu trả lời. Nội dung có hay đến mấy mà thể hiện bằng cách đọc thì sẽ gây ra cảm giác đóng kịch cho ngƣời nghe, cho cơng chúng tiếp nhận thơng tin.

Phóng viên, biên tập viên khi đặt câu hỏi phỏng vấn hãy ghi nhớ những cách làm sau:

Thứ nhất, hãy đặt mỗi lần một câu hỏi. Nếu cùng lúc hỏi nhiều câu, ngƣời đối thoại sẽ trả lời câu hỏi cuối cùng mà quên đi các câu hỏi khác Chính phóng viên cũng vậy, phóng viên đơi khi sẽ khơng thể nhớ hết đƣợc mình đã hỏi cái gì nếu câu hỏi của mình quá dài, quá nhiều nội dung và khi đó sẽ bỏ sót những vấn đề mà mình quan tâm

Thứ hai, đặt câu hỏi chứ khơng khẳng định quan điểm của phóng viên.Đây là điều mà rất nhiều phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng và các phóng viên báo chí đang mắc phải. Do các phóng viên đƣợc tiếp cận với nhiều nguồn tin khác nhau, đƣợc tìm hiểu kỹ về thơng tin, về sự kiện đó, nên đơi khi mắc vào lỗi trình bày quan điểm của mình khi phỏng vấn. Điều này khiến cho cuộc phỏng vấn trở nên khơng cịn đƣợc khách quan, ngƣời đƣợc phỏng vấn nhiều khi thấy quan điểm của phóng viên nên khơng đƣa ra quan điểm của mình, khơng đƣa ra thêm những thơng tin mới từ góc nhìn của họ, khiến cho cuộc phỏng vấn trở nên không hay, không thu thập đƣợc những thông tin mới.

Để khắc phục hạn chế này phóng viên hãy ln xác định, mình đến nơi tác nghiệp để thu thập thông tin chứ không phải để bày tỏ quan điểm hay đọc diễn văn bình luận về vấn đề đó. Mục tiêu của phóng viên là thu thập càng nhiều thơng tin càng tốt. Do đó, nhiệm vụ của phóng viên là đặt ra các câu hỏi phỏng vấn để thu thập các câu trả lời hay chứ khơng phải là bình luận về vấn đề đó hay bày tỏ quan điểm cá nhân của mình.

Thứ ba, trong q trình tác nghiệp phóng viên cần theo dõi chặt q trình phỏng vấn. Nhiều phóng viên khi đi phỏng vấn về mất rất nhiều thời gian để nghe lại băng âm thanh phỏng vấn đó. Điều này là điều cần làm tuy nhiên mất quá nhiều thời gian là do phóng viên đó khơng bám theo cuộc phỏng vấn đó một cách tốt nhất. Trong điều kiện tác nghiệp hiện nay, phóng viên nhiều khi khơng chủ động ghi âm

cuộc phỏng vấn mà chỉ bấm nút “rec” trên máy ghi âm rồi gửi nó cho các đồng nghiệp thu giúp lại câu trả lời của những ngƣời trả lời phỏng vấn. Đây cũng là điều thƣờng thấy trong các phóng viên hiện trƣờng của Đài Tiếng nói Việt Nam.Đây là điều hết sức sai lầm, khiến cho trong quá trinh phỏng vấn phóng viên khơng thể đặt đƣợc các câu hỏi mở rộng vấn đề.

Để khắc phục tình trạng này, phóng viên trong q trình phỏng vấn cần chủ động với toàn bộ cuộc phỏng vấn, hãy theo sát câu trả lời của ngƣời đƣợc phỏng vấn, lắng nghe toàn bộ câu trả lời. Sẵn sàng đặt câu hỏi để làm rõ hơn ý của câu trả lời của khách mời phỏng vấn. Cùng với đó, nếu cần thiết hãy ngắt lời một cách lịch sự đối với những trƣờng hợp khách mời phỏng vấn nói quá dài, quá lan man, đi lệch ra khỏi chủ đề mình mong muốn.

Cùng với đó, việc theo dõi diễn biến cuộc phỏng vấn thể hiện phóng viên là ngƣời quan tâm đến sự kiện, sự việc và câu trả lời của ngƣời đƣợc phỏng vấn. Câu hỏi phỏng vấn ở đây cũng hết sức quan trọng, câu hỏi phỏng vấn của báo in khác, truyền hình khác và phát thanh khác. Do đó, phóng viên phát thanh cần chủ động đƣa ra câu hỏi của mình để có thể có đƣợc bài viết tốt nhất.

Cùng với đó, yêu cầu về kỹ thuật thu thanh đối với các băng phỏng vấn địi hỏi phóng viên phải thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật.

Tiếng thu thanh ngoài hiện trƣờng phải rõ ràng, không quá ồn, xử lý đƣợc tạp âm. Đây là điều không phải lúc nào cũng thực hiện đƣợc một cách tốt nhất, do thực tế điều kiện tác nghiệp hiện nay ngoài hiện trƣờng, nhiều loại âm thanh khác nhau đã gây nhiễu tín hiệu đối với q trình tác nghiệp của phóng viên ngồi hiện trƣờng trong quá trình đặt câu hỏi phỏng vấn.

Do đó, để có đƣợc chất lƣợng âm thanh tốt nhất cho cuộc phỏng vấn, phóng viên cần phải lựa chọn cho mình một địa điểm phỏng vấn an toàn trong điều kiện tác nghiệp ngoài hiện trƣờng. Phải biết vận dụng ƣu điểm và nhƣợc điểm của thiết bị thu thanh là máy thu âm, micro. Cùng với đó, cần có các thiết bị phụ trợ nhƣ lọc gió, lọc tạp âm và nhất thiết phải đeo tai nghe để kiểm tra tín hiệu âm thanh đầu vào cho toàn bộ cuộc phỏng vấn. Việc đeo tai nghe để kiểm tra tín hiệu âm thanh, cũng giúp cho phóng viên tập trung đƣợc vào câu trả lời của ngƣời đƣợc phỏng vấn hơn

để tiếp tục đặt ra các câu hỏi liên quan đến nội dung đó để mở rộng thôn tin của cuộc phỏng vấn, giúp cho cuộc phỏng vấn thu đƣợc những kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại (khảo sát các chương trình phát thanh trực tiếp và phóng sự hiện đại trên VOV) (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)