Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái tôi trong tổ chức của người lao động (Trang 28 - 32)

1.1.2 .Những yếu tố ảnh hưởng tới cái tôi trong tổ chức

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Khái niệm cái tôi

Cái tôi là chủ đề nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như triết học, xã hội học, tâm lý học…Tuy nhiên, mọi ý kiến đều có quan đi m thống nhất cho rằng cái tôi là sự cảm nhận về chính bản thân mình. Cụ th hơn, cái tôi là sự nhận xét, đánh giá về chính bản thân mình. Cũng giống như sự phát tri n của nhân cách, sự phát tri n của cái tôi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường và xã hội. Mỗi cá nhân là thành viên của nhiều nhóm xã hội khác nhau nên các nhóm xã hội này đều có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành cái tôi.

Khái niệm cái tôi được nghiên cứu lần đầu tiên bởi các nhà triết học như Decartes, Locke, Hume vào thế kỷ XVII. Ở giai đoạn lịch sử này, cái tôi được nghiên cứu tách rời bối cảnh xã hội mà con người sống trong đó. Cách nhìn này không được tâm lý học xã hội hiện đại chấp nhận vì sự nhận thức của cá nhân không th không bị ảnh hưởng bởi xã hội, bởi những người khác.

Cái tôi là một khái niệm mang đặc đi m cá nhân, th hiện những đánh giá về bản thân dưới ảnh hưởng của bối cảnh xã hội. Khái niệm bao gồm một tổ hợp có một không hai các đặc trưng th chất và tâm lý của một cá nhân trong

điều kiện xã hội cụ th . Khái niệm cái tôi bao hàm một cách nhìn hai chiều cạnh: chiều cạnh cá nhân mà mỗi người tự bày tỏ mình là ai (hay còn gọi là cái tôi cá nhân) và chiều cạnh xã hội được xác định bởi các qui tắc, chuẩn mực mà cá nhân khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội họ phải thực hiện các vai xã hội như mọi người mong đợi (hay còn gọi là cái tôi xã hội). Hai chiều cạnh này thống nhất biện chứng với nhau trong quá trình hình thành và phát tri n cái tôi [2].

Nhà tâm lý học người Mỹ William James (1890) cho rằng khái niệm về cái tôi được phát tri n từ sự so sánh xã hội. Chúng ta tự so sánh mình với “Những người quan trọng khác” và sử dụng thông tin này đ phát tri n quan đi m của chúng ta. Như vậy, thông qua kinh nghiệm của bản thân, đặc biệt là ảnh hưởng của người khác mà cá nhân nhận ra mình: Tôi là ai? Tôi sẽ là người như thế nào? Họ muốn tôi là người như thế nào?... Đ đi tìm câu trả lời này, trong quá trình so sánh mình với người khác, các cá nhân đã có sự tự đánh giá về người khác, qua đó thấy được vai trò và vị thế của mình trong các nhóm xã hội. Ông đưa ra công thức của tự đánh giá bản thân: Thành công/khả năng.

G. Mead (1934), khi nghiên cứu về cái tôi đã rất coi trọng yếu tố tương tác xã hội tạo nên cái tôi. Mead cho rằng cái tôi luôn có mối quan hệ với cái mình (le Soi), đó là khía cạnh cá nhân th hiện những giá trị và chuẩn mực xã hội, mà cá nhân ở trong đó. Theo Mead, cái tôi là cá nhân với tư cách trước hết là đối tượng của bản thân nó, và điều này diễn ra trong chừng mực nó biến những thái độ của người khác về nó thành của chính nó. Theo cách này, mọi cá nhân đều tự hình dung mình theo cách nhìn của người khác phổ biến [69].

Nycky Hayes cho rằng khái niệm về cái tôi bao gồm hai thành phần. Đó là tự nhận thức về bản thân và tự trọng. Tự nhận thức về bản thân là hình ảnh cái tôi thực tế, như chiều cao, cân nặng, th tạng, những cảm giác vui buồn, những điều thích và không thích, kinh nghiệm cá nhân… Điều này được cá

nhà tâm lý học xã hội gọi là cái tôi th chất. Còn tự trong liên quan đến sự đánh giá của cá nhân và sự nhập tâm quan đi m xã hội về một đặc đi m hay phẩm chất nào đó của chính bản thân cá nhân đó [dẫn theo 19]

Nghiên cứu về cái tôi xã hội, nhiều tác giả xem xét nó trong việc thực hiện các vai trò xã hội của cá nhân, Goffman (1959) cho rằng con người phải đảm nhận nhiều vai trò xã hội khác nhau trong cuộc sống. Ban đầu, khi cá nhân bước vào một vai trò xã hội mới, việc “tập đóng vai” như th một trò chơi của cá nhân. Dần dần cá nhân nhập tâm hóa vai trò xã hội đó và dần dần nó trở thành một phần của cái tôi cá nhân của chính họ.

Theo Shibutani, cái tôi khi tham dự vào các hoạt động xã hội thường bộc lộ ở bốn đi m: 1) Tính ổn định của cái tôi th hiện ở chỗ ngay cả khi vai trò xã hội của cá nhân đã thay đổi những sự hiện diện của cái tôi vẫn tương đối ổn định. 2) Tính thống nhất cho thấy hành vi ứng xử của cá nhân luôn tương hợp với suy nghĩ và tình cảm của họ. Điều này giúp cho người khác có th nhận biết được xu hướng hành động của cá nhân ngay cả khi các điều kiện, bối cảnh thay đổi. Đó chính là sự ổn định nhân cách của con người. 3) Tự nhận thức về bản thân là đặc đi m thứ ba của cái tôi. Khi hành động cá nhân thường nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ xã hội cụ th . Tuy nhiên, mức độ tự nhận thức về bản thân của các cá nhân là rất khác nhau, trong đó phụ thuộc rất nhiều về học vấn, tính cách, sự thích nghi xã hội… của mỗi cá nhân. Mức độ tự nhận thức về cá nhân có ảnh hưởng đến sự tự đánh giá của cá nhân. Điều này đôi khi có sự khác biệt trong cách tự đánh giá của mỗi người – có “độ vênh” giữa tự đánh giá bản thân của cá nhân với so với đánh giá của người khác về cá nhân đó. Nhìn chung, cá nhân có xu hướng tự đánh giá bản thân cao hơn so với năng lực thực, ngay cả khi sự th hiện ra bên ngoài của họ lại nghịch chiều – th hiện sự tự ti. 4) Và cuối cùng, khía cạnh ý thức xã hội cho thấy cái tôi cá nhân hoạt động như một chiều kích

của bối cảnh xã hội, trong đó cá nhân nhập tâm các quy tắc, chuẩn mực đ hòa nhập vào các vai trò xã hội. Như vậy, các vai trò mà cá nhân thực hiện trong xã hội luôn quy định cách thức hành xử của cá nhân.

Khái niệm cái tôi luôn gắn với sự tự nhận thức về bản thân. Học thuyết nói về sự tự nhận thức bản thân còn được gọi là tâm lý học về hình ảnh bản thân. Có th hi u, hình ảnh bản thân là cách mỗi người hình dung mình là người như thế nào. Sự hình dung về hình ảnh bản thân thường liên quan đến việc cá nhân xem xét ý nghĩ và thái độ, các giá trị cũng như việc cảm nhận về diện mạo bên ngoài của mình. Điều này liên quan đến sự tự ý thức của mỗi người. Theo các nhà tâm lý học, hình ảnh bản thân là những giá trị mà chúng ta nghĩ về bản thân và cách chúng ta sống với nhận thức rằng đó là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng cuộc sống của mình.

Hình ảnh bản thân bị quy định bởi người khác, bởi chuẩn mực xã hội. Khi cá nhân hành động theo sự chờ đợi của xã hội, cá nhân sẽ được khen ngợi, ủng hộ. Hành động này lặp đi lặp lại trở thành một phần nhân cách của con người. Hình ảnh bản thân còn phụ thuộc lớn vào kỳ vọng của mỗi người. Nếu cá nhân đòi hỏi cao ở bản thân, họ sẽ đạt được như mong muốn. Nếu cá nhân cho rằng mình kém cỏi, họ sẽ không có khả năng và động lực đ hành động, vì vậy họ không thành đạt. Mặt khác, hình ảnh bản thân có ảnh hưởng đến tính chất quan hệ của cá nhân. Một thái độ tiêu cực về bản thân sẽ khiến cá nhân lý giải tiêu cực với các tác động bên ngoài. Ví dụ, người có mặc cảm về bản thân thì một lời nói trung lập nhất cũng đủ làm cho người đó có cảm giác rằng mình đang bị “tấn công”. Ngoài ra, hình ảnh bản thân còn bị ảnh hưởng bởi giới tính. Khi cá nhân nghĩ mình là nam giới hay nữ giới thì họ sẽ hành động thoe khuôn mẫu giới mà xã hội mong đợi.

Có th nói những người có cái nhìn tích cực về bản thân luôn có khuynh hướng hành động thành công trong công việc và ứng xử hợp lý với những

người xung quanh. Sự thành công càng củng cố thêm hình ảnh bản thân. Tuy nhiên, không phải lúc nào con người cũng hi u rõ về bản thân mình, vì không phải lúc nào con người cũng dám đối đầu, nhìn thẳng vào những cảm xúc, những sợ hãi, những ước mơ hay khiếm khuyết của mình. Chấp nhận bản thân với những hiện diện như nó đang có giúp cho các cá nhân ý thức cao về cái tôi của mình.

Quan niệm về cái tôi thường được hi u theo hai khía cạnh: (1) Tích cực: sự hãnh diện phù hợp về những giá trị, nhân phẩm của chính bản thân; (2) Tiêu cực: sự nhận định sai về những giá trị, nhân phẩm của mình đưa đến sự tự ti hay tự tôn [2, tr.968-969].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái tôi trong tổ chức của người lao động (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)