.Tổ chức lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái tôi trong tổ chức của người lao động (Trang 32 - 35)

Tổ chức mà nghiên cứu này đề cập đến là tổ chức lao động.

Thuật ngữ “Tổ chức” được nhiều ngành khoa học sử dụng với ý nghĩa không giống nhau:

Triết học định nghĩa “Tổ chức, nói rộng là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không th tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung. Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật” [3, tr.28]. Tổ chức là thuộc tính của sự vật, nói cách khác sự vật luôn tồn tại dưới dạng tổ chức nhất định.

Nhân loại học khẳng định từ khi xuất hiện loài người, tổ chức xã hội loài người cũng đồng thời xuất hiện. Tổ chức ấy không ngừng hoàn thiện và phát tri n cùng với sự phát tri n của nhân loại. Theo nghĩa hẹp đó, tổ chức là một tập th của con người tập hợp nhau lại đ thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập th đó. Như vậy, tổ chức là tập th có mục tiêu và nhiệm vụ chung.

Theo Chester I. Barnard, tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức. Như vậy, theo lý thuyết quản trị công, đ hình thành tổ chức phải có từ hai người trở lên (điều kiện về chủ th ) và các hoạt động của họ được kết hợp với nhau một cách có ý thức [18]. Quản trị công nhấn mạnh đến hai yếu tố là chủ th và nguyên tắc hoạt động của tổ chức (sự kết hợp có ý thức của các chủ th ) khi nhận thức về khái niệm tổ chức.

Luật học (khoa học luật dân sự) gọi tổ chức là pháp nhân đ phân biệt với th nhân (con người) là các chủ th của quan hệ pháp luật dân sự. Theo quy định tại điều 84 bộ luật Dân sự thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Luật học nhấn mạnh đến các điều kiện thành lập tổ chức và các yêu cầu đảm bảo hoạt động của tổ chức. Tổ chức có th được định nghĩa theo các cách khác nhau. Theo Ducan (1981), tổ chức là một tập hợp các cá nhân riêng lẻ tương tác lẫn nhau, cùng làm việc hướng tới những mục tiêu chung và mối quan hệ làm việc của họ được xác định theo cơ cấu nhất định. Theo định nghĩa này, yếu tố con người được coi trọng hơn những nguồn lực khác của tổ chức (máy móc, nhà xưởng, công nghệ,…). Ở một giới hạn nào đó, con người trong tổ chức cần phải làm việc hướng tới mục tiêu chung và những hoạt động của họ cần phải được phối hợp đ đạt mục tiêu đó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng tất cả mọi người trong tổ chức đều có những mục tiêu và sự ưu tiên cho các mục tiêu giống nhau, và không phải tất cả các mục tiêu đều rõ ràng đối với tất cả mọi người. Theo đó, mối quan hệ của con người trong tổ chức được xác định theo cơ cấu nhất định [18, tr.25].

Khoa học tổ chức và quản lý định nghĩa tổ chức với ý nghĩa hẹp là “tập th của con người tập hợp nhau lại đ thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập th đó. Quan niệm về tổ chức theo Khoa học tổ chức và quản lý có nhiều đi m tương đồng với Luật học, Quản trị công ở chỗ đều xác định tổ chức thuộc về con người, là của con người trong xã hội; vì là tổ chức của con người, có các hoạt động chung do vậy mục tiêu của tổ chức là một trong những điều kiện quan trọng, không th thiếu của tổ chức.

Cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo và quyền lực nhằm duy trì sự hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức xác định cách thức phân chia, tập hợp và phối hợp các nhiệm vụ công việc trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Như vậy, cơ cấu tổ chức phải đảm bảo:

- Bố trí, sắp xếp và phối hợp hiệu quả các hoạt động của con người trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tổ chức, góp phần tăng cường hoạt động chung của tổ chức.

- Quản lý và ki m soát các hoạt động của tổ chức.

- Linh hoạt giúp tổ chức thích nghi nhanh chóng với những thay đổi của môi trường bên ngoài.

- Khuyến khích sự tham gia của người lao động vào hoạt động chung của tổ chức và tạo động lực cho người lao động trong tổ chức.

Cơ cấu của tổ chức được th hiện thông qua sơ đồ cơ cấu tổ chức. Sơ đồ tổ chức là hình vẽ th hiện vị trí, mối quan hệ báo cáo và các kênh thông tin (giao tiếp) chính thức trong tổ chức. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bi u thị mối quan hệ chính thức giữa những người quản lý ở các cấp với những nhân viên trong tổ chức. Sơ đồ cơ cấu tổ chức định dạng tổ chức và cho biết mối quan hệ báo cáo và quyền lực trong tổ chức. Sơ đồ cơ cấu tổ chức cho biết số cấp quản lý, cấp quyền lực tồn tại trong tổ chức.Các đường nối các vị trí trong sơ đồ cơ

cấu cho thấy các kênh thông tin chính thức được sử dụng đ thực hiện quyền lực trong tổ chức.

Qua các khái niệm về Tổ chức nói trên theo chúng tôi “Tổ chức là hai hay nhiều người làm việc, phối hợp với nhau đ đạt kết quả chung vì lợi ích của tổ chức mà cá nhân là thành viên”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái tôi trong tổ chức của người lao động (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)