Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng tự đánhgiá cái tôi trong tổ chức của ngƣời lao động
Như chúng tôi đã trình bày ở chương 2, thang đo về tự đánh giá cái tôi trong tổ chức của người lao động sử dụng thang đo 10 câu hỏi của tác giả Pierce et al (1989) thông qua phép phân tích nhân tố thu được 2 nhóm nhân tố là nhóm tự đánh giá tính hiệu quả và tự đánh giá tính trách nhiệm trong công việc.
Biểu đồ 3.1: ĐTB tự đánh giá cái tôi trong tổ chức của ngƣời lao động
Bi u đồ 3.1 cho thấy trong đánh giá tổng th hai nhân tố TĐG tính hiệu quả và TĐG tính trách nhiệm thì người lao động trong nghiên cứu có xu hướng đánh giá tính trách nhiệm (ĐTB=3.937) cao hơn so với tính hiệu quả (ĐTB= 3.794). Ki m định Paired Samples t-test cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với t= -3.991, p<0.001. Chúng tôi cho rằng xét dưới góc độ tâm lý, người lao động tự đánh giá tính trách nhiệm cao hơn do họ tự nhận thức được tính trách nhiệm của bản thân tốt hơn so với tính hiệu quả. Họ coi trách nhiệm là phần việc được giao, nghĩa vụ phải làm trong theo cương vị,
3.794
3.937
3.866
TĐG tính hiệu quả TĐG tính trách nhiệm TĐG cái tôi trong tổ chức
chức trách của mình. Người lao động cần phải đối mặt, đòi hỏi mỗi người phải có tinh thần và trách nhiệm tốt đ rèn luyện bản thân, ham học hỏi, tích cực, sáng suốt đ đưa ra những quyết định và biết nắm bắt cơ hội đ vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Trong khi đó, hiệu quả trong công việc thường không đến từ đánh giá chủ quan của người lao động mà nó phụ thuộc vào đánh giá của cấp trên và đồng nghiệp nên đ tự mỗi cá nhân đưa ra nhận định về tính hiệu quả của bản thân là điều không dễ dàng.
Nghiên cứu của tác giả Brockner và đồng nghiệp (1988) đã chỉ ra rằng đánh giá của người lao động về cái tôi trong tổ chức có mối liên hệ theo chiều thuận với thái độ và hành vi của người lao động. Những người tự đánh giá cái tôi trong tổ chức cao là những người có trách nhiệm trong công việc đ mang lại hiệu quả lao động một cách tích cực. Nói cách khác, người lao động cảm thấy có giá trị trong tổ chức và ảnh hưởng đến cách người lao động nhìn nhận và đánh giá bản thân trong tổ chức lao động [33].
Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày một cách cụ th hơn các kết quả về TĐG của người lao động th hiện ở mỗi khía cạnh:
Bảng 3.1: ĐTB tính trách nhiệm của cái tôi trong tổ chức
Tính trách nhiệm ĐTB
C1.17. Tôi nghiêm túc xem xét từng công việc của bản thân 3.902 C1.18. Tôi tin tưởng vào năng lực làm việc của mình 3.902 C1.23. Tôi là người hợp tác trong công việc 3.906 C1.25. Tôi là người luôn có ý chí cầu tiến trong công việc 3.951 C1.26. Tôi là người biết tự giác trong công việc 4.024
Nhìn vào bảng 3.1 tính trách nhiệm của cái Tôi trong tổ chức chúng tôi nhận thấy item “Tôi là người biết tự giác trong công việc” có ĐTB cao nhất là 4.024 tiếp đó item “Tôi là người luôn có ý chí cầu tiến trong công việc” có ĐTB đứng thứ hai là 3.951 và cuối cùng “Tôi tin tưởng vào năng lực làm việc của mình” có ĐTB là 3.902. Như vậy tinh thần trách nhiệm luôn được đặt lên hàng đầu vì nó sẽ làm cho con người hoàn thiện hơn, hoàn thành đúng công việc được giao đúng thời hạn, tự giác hơn trong mỗi việc làm của mình giúp cho mỗi người hình thành tính cách tốt đ cho công việc được hoàn thành tốt. Tinh thần trách nhiệm trong công việc là một đức tính tốt mà mỗi người cần có đ giúp bản thân hoàn thiện hơn. Chính vì vậy cái tôi trách nhiệm luôn được đặt lên hàng đầu trong mỗi tổ chức.
Bảng 3.2: ĐTB tính hiệu quả của cái tôi trong tổ chức
Tính hiệu quả ĐTB
C1.19. Tôi là người quan trọng tại tổ chức tôi đang làm việc 3.710 C1.20. Tôi là người có th tạo ra sự khác biệt trong công
việc
3.794 C1.21. Tôi là người có giá trị đối với công việc 3.779 C1.22.Tôi là người rất hữu ích đối với công việc 3.872
C1.24. Tôi là người làm việc hiệu quả 3.843
Nhìn vào bảng 3.2 tính hiệu quả của cái tôi trong tổ chức chúng tôi nhận thấy item “Tôi là người rất hữu ích đối với công việc” có ĐTB cao nhất là 3.872. Tiếp đó là item “Tôi là người làm việc hiệu quả” có ĐTB cao ở vị trí thứ hai là 3.843, item “Tôi là người có th tạo ra sự khác biệt trong công việc” có ĐTB là 3.794 đứng ở vị trí thứ 3 và cuối cùng là item “Tôi là người có giá
trị đối với công việc” và “Tôi là người quan trọng tại tổ chức tôi đang làm việc” đứng ở vị trí cuối cùng. Điều đó chứng tỏ trong số các nội dung vừa nêu thì người lao động làm việc trong tổ chức lúc nào cũng muốn cấp trên hoặc tổ chức của mình thừa nhận giá trị mà họ cống hiến, họ mong muốn là người mang lại giá trị hữu ích trong công việc. Do vậy mà tự đánh giá cái tôi có ảnh hưởng đến tự đánh giá tính hiệu quả và mang lại năng suất lao động cho tổ chức mà cá nhân đó làm việc.
Tóm lại, TĐG cái tôi trong tổ chức th hiện ở 2 khía cạnh là tính trách nhiệm và tính hiệu quả. Trong đó người lao động có xu hướng đánh giá tính trách nhiệm cao hơn tính hiệu quả. Đây cũng là một trong những tiêu chí giúp người lao động tự đánh giá được bản thân trong tổ chức. Kết quả nêu trên cũng khẳng định giả thuyết 1 của nghiên cứu, đó là khi nhìn nhận về cái tôi trong tổ chức, người lao động trong nghiên cứu có xu hướng tự đánh giá tính trách nhiệm cao hơn so với tính hiệu quả trong công việc.