Người lao động là một trong các chủ th của quan hệ pháp luật lao động, là một trong yếu tố cấu thành nên lực lượng sản xuất. Yếu tố không th thiếu khi tham gia vào sản xuất.
Trước hết, chúng ta tìm hi u về mặt lý luận xã hội, người lao động trong quan hệ với cách hi u là lực lượng sản xuất. Và điều đầu tiên chúng ta cần biết lực lượng sản xuất là gì? tại sao chúng ta lại nói người lao động lại là yếu tố cấu thành nên lực lượng sản xuất.Khái niệm lực lượng sản xuất dùng đ chỉ tổng th các yếu tố cấu thành nội dung vật chất, kỹ thuật, công nghệ,… của quá trình sản xuất, tạo thành năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người. Với nghĩa như vậy, lực lượng sản xuất cũng đóng vai trò phản ánh căn bản trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người.Các yếu tố (nhân tố) tạo thành lực lượng sản xuất gồm có: tư liệu sản xuất (trong đó, công cụ sản xuất là yếu tố phản ánh rõ ràng nhất trình độ chinh phục tự nhiên của con người) và người lao động (trong đó năng lực sáng tạo của nó là yếu tố đặc biệt quan trọng).
Yếu tố con người trong lực lượng sản xuất này là người lao động trong quan hệ lao động yếu tố rất quan trọng chi phối được hiệu quả công việc. Người lao động là yếu tố có trí tuệ, có sức khỏe, sáng tạo ra những kiến thức,
những vật dụng, những thứ mà có th phục vụ cho chính nhu cầu của con người và xã hội.
Về mặt pháp lý, Theo khoản 1 điều 3 Bộ luật lao động 2012 th hiện: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.”
Người lao động theo quy định của pháp luật phải có điều kiện, Đ đảm bảo các quyền, lợi ích của người lao động(có th nói là bên hơi yếu thế) không bị xâm phạm, hay bị lạm dụng thì luật phải quy định điều kiện tối thi u về sức khỏe, sự hi u biết thì mới tham gia vào quan hệ lao động. Các điều kiện đó th hiện:
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên. Vậy “từ đủ 15 tuổi trở lên”
được hi u như thế nào? Cụm từ từ đủ ở đây được hi u tròn 15 tuổi, ví dụ: sinh ngày 25/6/1995 thì đến ngày 25/5/2010 là đủ 15 tuổi. vậy sao lại chọn số tuổi là tròn 15 tuổi trở lên. Vì: Thứ nhất, 15 tuổi là độ tuổi được khuyến nghị bởi tổ chức lao động thế giới ILO, họ cho rằng người từ đủ 15 tuổi có th tham gia quan hệ lao động trong một số trường hợp. Thứ hai, cho phép người từ đủ 15 tuổi tham gia quan hệ lao động cũng là phù hợp với độ tuổi tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản.Thứ ba, 15 tuổi là độ tuổi phổ cập trung học cơ sở, độ tuổi tối thi u đ một cá nhân tham gia học nghề theo quy định pháp luật ( lớn hơn 14 tuổi).Thứ tư, xuất phát từ quan đi m của nhà làm luật từ những kết quả điều tra xã hội học về th trạng, trí lực, tâm sinh lí của độ tuổi này.Có Th sử dụng người lao động dưới 13 tuổi, hay từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi khi tuy n độ tuổi này phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe phù hợp với công việc, tổ chức ki m tra sức
khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/1 lần. Công việc chỉ được làm những công việc nhẹ trong danh mục công việc nhẹ ban hành kèm theo thông tư số 11/2013/TT- BLĐTBXH.
Có khả năng lao động: Đây có th hi u điều kiện người lao động phải có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Điều kiện thứ hai của người lao động trong quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động là khả năng lao động của người lao động, theo đó người lao động được tuy n chọn vào quá trình lao động đó phải thật sự “ có khả năng lao động ”. Có th thấy rằng khái niệm khả năng lao động chỉ là vấn đề định tính, do đó cần phải cụ th hóa phẩm chất chung “có khả năng lao động” thành những tiêu chuẩn có tính định lượng đ các bên lấy đó làm cơ sở đánh giá lao động phục vụ cho việc tuy n dụng lao động đồng thời giúp cho người lao động tự đánh giá mình khi muốn tham gia vào quá trình tuy n dụng lao động. Theo quan đi m khoa học pháp lí thì “ khả năng lao động ” của người lao động được th hiện qua năng lực pháp luật và năng lực hành vi [23, tr.45]
Năng lực pháp luật lao động của công dân là khả năng mà pháp luật quy định hay ghi nhận cho công dân quyền có việc làm, được làm việc, được hưởng quyền, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ của người lao động. Các quy định này có th trở thành thực tế hay không lại phụ thuộc vào khả năng của mỗi công dân (hay năng lực hành vi của họ).
Năng lực hành vi lao động của công dân là khả năng bằng chính hành vi của bản thân họ tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật lao động, tự hoàn thành mọi nhiệm vụ, tạo ra và thực hiện quyền, hưởng mọi quyền lợi của người lao động. Năng lực hành vi lao động được th hiện trên hai yếu tố có tính chất điều kiện là th lực và trí lực. Th lực chính là sức khỏe bình thường
của người lao động đ có th thực hiện được một công việc nhất định. trí lực là khả năng nhận thức đối với hành vi lao động mà họ thực hiện và với mục đích công việc họ làm. Do đó, muốn có năng lực hành vi lao động, con người phải trải qua thời gian phát tri n cơ th (tức là đạt đến một độ tuổi nhất định) và có quá trình tích lũy kiến thức và kỹ năng lao động (phải được học tập và rèn luyện…) Làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng theo thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật, làm công việc được giao và hưởng theo lợi ích, được trả lương theo quy định, có nghĩa vụ đối với người sử dụng lao động, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động.