Cơ chế và phương thức tác độngcủa báo chí về người yếu thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình chuyên đề về người yếu thế của đài truyền hình việt nam (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu, bố cục

1.2. Báo chí và các nhóm đối tƣợng đặc biệt

1.2.3. Cơ chế và phương thức tác độngcủa báo chí về người yếu thế

Báo chí tác động tới công chúng thông qua ba cơ chế bao gồm: Cung cấp thông tin cho công chúng biết, khiến công chúng thay đổi suy nghĩ, cuối cùng dẫn tới thay đổi hành vi. Với ngƣời yếu thế, báo chí cũng tác động tới họ thông qua ba bƣớc cơ bản này. Tuy nhiên, là một nhóm công chúng đặc biệt nên để đạt đƣợc hiệu quả truyền thông, vai trò của nhà báo trong cách tiếp cận vấn đề, lựa chọn thông điệp là rất quan trọng.

Báo chí cung cấp thông tin mà công chúng cần và muốn biết. Để xác định đƣợc những thông tin nào thuộc phạm vi nhu cầu của ngƣời yếu thế, nhà báo lại cần xác định đƣợc công chúng mục tiêu của mình cụ thể là ai, có những đặc điểm gì và tâm lý đặc trƣng ra sao. Từ đó, nhà báo tiếp cận nguồn tin và lựa chọn đƣợc thông điệp phù hợp với công chúng mục tiêu. Nhiệm vụ của thông tin không chỉ đơn thuần là làm thỏa mãn nhu cầu muốn biết muốn nghe muốn hiểu của công chúng mà các thông tin này còn phải có sức mạnh, có khả năng tác động vào ý thức và suy nghĩ của ngƣời xem. Để đạt đƣợc mục tiêu này lại phụ thuộc rất nhiều vào cách lựa chọn thông điệp của ngƣời viết. Với cùng một sự kiện, vấn đề, cách lựa chọn thông điệp khác nhau cho thấy những cái nhìn khác nhau của ngƣời làm báo. Quan trọng hơn, lựa chọn

thông điệp để chuyển tới nhóm công chúng yếu thế lại càng là khó khăn hơn. Điều này yêu cầu ngƣời viết không những cần có sự hiểu biết mà còn cần cả sự thấu hiểu từ trong tâm với những ngƣời yếu thế thì thông điệp đƣa ra mới thực sự có ý nghĩa và chạm đƣợc tới trái tim của khán giả.

Từ việc tiếp cận tới công chúng bằng những thông điệp gần gũi và có ý nghĩa, mục đích tiếp theo là làm thay đổi suy nghĩ bằng các tác phẩm của mình. Công chúng yếu thế luôn có những suy nghĩ cố hữu về sự khác biệt của bản thân, sự xa lánh của cộng đồng, dẫn tới việc họ không tự tin trong cuộc sống. Họ có lý do và cơ sở cho những suy nghĩ ấy. Công việc của báo chí là thay đổi suy nghĩ đó của họ.Tuy nhiên, đây không phải việc dễ dàng và cần rất nhiều thời gian.Sự tác động của thông tin không phải ngay lập tức có hiệu quả mà phải thấm từ từ.Qua những bài báo về tấm gƣơng điển hình từ chính cộng đồng ngƣời yếu thế sẽ khích lệ họ dần dần thoát ra khỏi suy nghĩ mình yếu kém. Hay thông qua những câu chuyện rất đời của những nhân vật bình thƣờng sẽ khích lệ ngƣời yếu thế biết lên tiếng, nói lên suy nghĩ của mình để mọi ngƣời hiểu nhau hơn, từ đó, thu hẹp khoảng cách giữa ngƣời yếu thế với ngƣời bình thƣờng. Cách thức để báo chí thay đổi đƣợc những suy nghĩ của ngƣời yếu thế là đƣa ra những câu chuyện về con ngƣời thật xung quanh họ, chỉ ra đƣợc hiệu quả thực sự và biết cách lắng nghe họ chia sẻ. Dần dần, niềm tin đƣợc gây dựng và họ thay đổi suy nghĩ của mình theo định hƣớng trong các tác phẩm báo chí.

Thay đổi nhận thức ở công chúng diễn ra ở hai khía cạnh: thay đổi về nhận thức chính trị và thay đổi về sự hiểu biết tri thức tổng hợp. Khi có đƣợc cả hai sự thay đổi này, công chúng mới sẵn sang thay đổi hành vi. “Khi nói thay đổi, điều chỉnh nhận thức, trƣớc hết là nhận thức chính trị, làm cho công chúng và nhân dân ủng hộ các quyết tâm chính trị và tạo sự đồng thuận xã hội

tới ngƣời yếu thế cần có đƣợc cả hai yếu tố thông tin: thông tin bổ sung tri thức tổng hợp và thông tin giúp nâng cao nhận thức chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình chuyên đề về người yếu thế của đài truyền hình việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)