Hướng tới những đối tượng yếu thế mới, khu biệt, cụ thể hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình chuyên đề về người yếu thế của đài truyền hình việt nam (Trang 120 - 122)

7. Kết cấu, bố cục

3.2. Xu hƣớng phát triển các chƣơng trình truyền hình chuyên đề về ngƣời yếu

3.2.2. Hướng tới những đối tượng yếu thế mới, khu biệt, cụ thể hơn

Các chƣơng trình cần liên tục đổi mới về đối tƣợng và phạm vi phản ánh. Xã hội luôn vận động, thay đổi và dẫn tới sự xuất hiện những cái mới. Khái niệm và phạm vi về ngƣời yếu thế cũng biến đổi theo. Chẳng hạn nhƣ trƣớc kia, trong phạm vi đối tƣợng yếu thế chƣa xuất hiện ngƣời thuộc cộng đồng LGBT. Thế nhƣng, hiện tại, số lƣợng ngƣời LGBT ngày một nhiều và những vấn đề liên quan tới họ cũng đang rất đƣợc cộng đồng xã hội quan tâm. Xét về các đặc điểm tâm lý, những rào cản gặp phải, họ cũng có thể xếp vào nhóm công chúng yếu thế. Bởi vậy, báo chí nói chung, truyền hình nói riêng cũng nhanh chóng bắt kịp sự thay đổi này để có những chƣơng trình phù hợp, bám sát thực tế.

Mở rộng các đối tƣợng phản ánh sẽ tạo ra những mảng đề tài mới mẻ hơn, hấp dẫn hơn với công chúng. Hiện tại, các chƣơng trình chuyên đề về ngƣời yếu thế của VTV mới đang hƣớng tới một số nhóm yếu thế phổ biến nhƣ ngƣời nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời khuyết tật. Trong khi đó, còn rất nhiều nhóm yếu thế cần đƣợc quan tâm và cũng là những mảng đề tài hấp dẫn có thể khai thác nhƣ ngƣời nhiễm HIV, nạn nhân chiến tranh, ngƣời thuộc cộng đồng LGBT, phụ nữ chịu thiệt thòi, ngƣời cao tuổi, tù nhân.v.v. Đây là những mảng đề tài có thể khai thác và hoàn toàn có thể tạo đƣợc sức hút với công chúng. Chẳng hạn, những nạn nhân chịu hậu quả của chiến tranh đến nay vẫn còn mặc dù chúng ta đã trải qua hơn 40 độc lập. Đó là những nạn nhân của chất độc da cam Dioxin, nạn nhân của bom mìn còn sót lại, là những đứa trẻ bị ly tán gia đình do cuộc

chiến… Những câu chuyện hậu chiến vẫn luôn đƣợc khán giả quan tâm bởi trong mỗi ngƣời Việt Nam đều có một sự trân trọng sự cống hiến và chia sẻ với những mất mát vì sự nghiệp lớn của cả nƣớc. Hoặc câu chuyện của những bệnh nhân nhiễm HIV cũng cho ngƣời ta nhìn thấy nhiều mặt của cuộc sống. Không phải ai bị nhiễm HIV cũng đáng trách và đáng khinh. Khi họ phải đối mặt với án tử treo lơ lửng trên đầu, đối mặt với cả thị phi của ngƣời đời, họ sẽ sống nhƣ thế nào? Ngƣời thân của họ sẽ nhƣ thế nào?... Đây đều là những mảng đề tài vừa nhân văn, ý nghĩa, vừa hấp dẫn và có thể lôi cuốn khán giả. Bởi vậy, trong thời gian tới, các chƣơng trình chuyên đề về ngƣời yếu thế cũng có thể sẽ mở rộng hơn về đối tƣợng và phạm vi phản ánh để phục vụ tốt hơn nhu cầu của công chúng và hoàn thành tốt nhiệm vụ định hƣớng thông tin, trở thành nhịp cầu đáng tin cậy của khán giả yếu thế.

Hiện tại, việc mở rộng các đối tƣợng cũng đã đƣợc triển khai ở một số chƣơng trình chuyên đề của VTV nhƣng chƣa thành hệ thống, bài bản. Nghĩa là, vấn đề về những nhóm công chúng yếu thế mới mới chỉ đƣợc phản ánh nhỏ lẻ ở một số chƣơng trình tổng hợp chứ chƣa có những chƣơng trình chuyên biệt cho nó. Chẳng hạn nhƣ chƣơng trình Điều ước thứ 7 không

hƣớng tới một nhóm đối tƣợng cụ thể nào. Nhân vật của chƣơng trình có thể là ngƣời khuyết tật, có thể là những ngƣời nghèo, là tù nhân, thanh niên cần giáo dục đặc biệt. Bởi vậy, nhân vật trong chƣơng trình thay đổi liên tục và các đối tƣợng đƣợc phản ánh khá đa dạng. Tuy nhiên, chƣa có một chƣơng trình chuyên biệt nào hƣớng tới nhóm ngƣời nhiễm HIV, hoặc nhóm ngƣời thuộc cộng đồng LGBT.

Hiện tại, VTV cũng đang phát triển các kênh sóng hƣớng tới các khu vực đặc thù nhƣ VTV5 Tây Nguyên, VTV5 Tây Nam Bộ và tiến tới xây dựng kênh VTV5 Tây Bắc. Trong buổi lễ ra mắt kênh VTV5 Tây Nguyên, ban

phổ biến kiến thức, khoa học kỹ thuật và đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trên địa bàn Tây Nguyên. Điều này cho thấy, VTV đã phân lọc đối tƣợng công chúng yếu thế dựa trên nhu cầu về thông tin và khả năng tiếp nhận thông tin khác nhau, từ đó, hình thành các nội dung chƣơng trình phù hợp hơn. Nhà Đài đang ngày càng chú trọng phát triển các nội dung chuyên biệt cho nhóm đối tƣợng yếu thế là đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu vùng xa. Đây cũng là một hƣớng phát triển mới của VTV trong thời gian tới để phục vụ đƣợc các nhóm công chúng cụ thể, chuyên biệt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình chuyên đề về người yếu thế của đài truyền hình việt nam (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)