7. Kết cấu, bố cục
3.2. Xu hƣớng phát triển các chƣơng trình truyền hình chuyên đề về ngƣời yếu
3.2.1. Phát triển các chương trình với hình thức thể hiện mới
Vài năm trở lại đây, truyền hình thực tế đang đƣợc coi là xu hƣớng hàng đầu khi nó xuất hiện ngày một dày đặc với độ phủ sóng cao, đồng thời, tỉ lệ ngƣời xem các chƣơng trình truyền hình thực tế cũng luôn ở mức cao so
với các chƣơng trình dạng truyền thống. Nguyên nhân là bởi truyền hình thực tế đang ngày càng tỏ rõ ƣu thế của nó trong đời sống hiện đại và đáp ứng đƣợc nhu cầu của công chúng. Truyền hình thực tế tạo cho ngƣời xem cảm giác gần hơn với cuộc sống thƣờng nhật, khai thác đƣợc những khía cạnh tâm lý chân thực của nhân vật. Là một sản phẩm báo chí truyền hình, các chƣơng trình về ngƣời yếu thế cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung của các chƣơng trình truyền hình. Không chỉ thế, nếu khai thác tốt, truyền hình thực tế sẽ giúp các chƣơng trình chuyên đề về ngƣời yếu thế thu hút ngƣời xem và tạo đƣợc ấn tƣợng tốt hơn.
Vì sao truyền hình thực tế thực sự phù hợp với nhóm đối tƣợng yếu thế? Xét trên những ƣu điểm của truyền hình thực tế thì chính sự gần gũi, phản ánh một cách chân thật nhất cuộc sống đời thƣờng, bộc lộ đƣợc tính cách của nhân vật là điểm cộng đáng kể để ngƣời xem hiểu hơn và cũng tin tƣởng hơn những câu chuyện về ngƣời yếu thế. Ngƣời yếu thế thƣờng mang tâm lý thu mình, không sẵn sàng chia sẻ với cộng đồng vì những rào cản về sự khác biệt. Bởi vậy, các chƣơng trình thực tế là một kênh hữu hiệu để họ mở lòng và thoải mái thể hiện bản thân với xã hội, giúp họ đến gần hơn với mọi ngƣời. Khi xã hội đã hiểu và tin thì mọi ngƣời sẽ thực sự có sự đồng cảm và sẻ chia với những con ngƣời này.
Mặt khác, THTT đang mang lại một luồng gió mới cho các chƣơng trình truyền hình. Bởi vậy, chƣơng trình đƣợc thể hiện bằng hình thức THTT sẽ thu hút đƣợc ngƣời xem nhiều hơn. Nhƣ vậy, số lƣợng ngƣời biết tới các câu chuyện trong chƣơng trình, các nhân vật thuộc nhóm yếu thế cũng đƣợc biết đến nhiều hơn. Nhờ đó, khả năng tác động của chƣơng trình cũng sẽ lớn hơn.
Hiện nay, THTT đang phổ biến với các chƣơng trình giải trí, các cuộc thi tìm kiếm tài năng ở nhiều lĩnh vực.v.v. Chƣơng trình về ngƣời yếu thế
thực hiện theo hình thức THTT hiện còn rất ít, mới chỉ có một vài chƣơng trình mà điển hình là Điều ước thứ 7. Mặc dù gặp một số sự cố trong thời gian phát sóng, nhƣng có hai yếu tố khiến Điều ước thứ 7 thu hút ngƣời xem ngay từ khi mới ra mắt đó là: hình thức THTT mới lạ và câu chuyện nhân văn. Các chƣơng trình về ngƣời yếu thế đang có lợi thế là các câu chuyện đều mang tính nhân văn. Bởi vậy, việc đƣa cách làm mới và yếu tố thực tế vào có thể thu hút ngƣời xem và tạo sức cạnh tranh với nhiều chƣơng trình khác. Hàng loạt các chƣơng trình THTT khác đang đƣợc phát sóng nhƣ Tìm kiếm tài năng
Việt Nam, Giọng hát Việt, Gương mặt thương hiệu…chỉ thu hút ngƣời xem
đƣợc thời gian đầu bởi ngƣời xem bắt đầu nhận ra sự sắp xếp, dàn dựng trong kịch bản và không còn tìm thấy những mới mẻ trong chƣơng trình. Trong khi đó, chƣơng trình về ngƣời yếu thế sẽ luôn tìm đƣợc chỗ đứng bởi câu chuyện giàu tính nhân văn đƣợc truyền tải bằng hình thức mới mẻ, chân thực và sống động, giàu tính đời sống bởi các yếu tố thực tế. Bởi vậy, THTT sẽ là một xu thế và hƣớng đi phù hợp đối với các chƣơng trình về ngƣời yếu thế.
Với một vài đặc điểm riêng của nhóm yếu thế nên việc thực hiện các chƣơng trình dƣới dạng truyền hình thực tế cũng sẽ có một vài điểm khác biệt. Tôn trọng nhân vật và tôn trọng sự chân thực là hai điều quan trọng nhất khi thực hiện các chƣơng trình về ngƣời yếu thế dƣới dạng THTT. Tôn trọng nhân vật bởi họ là những ngƣời chịu nhiều thiệt thòi, dễ bị cộng đồng xã hội nhìn bằng ánh mắt thiếu thiện cảm, bản thân chƣơng trình khi tôn trọng ngƣời yếu thế mới giúp định hƣớng thái độ công chúng đúng đắn. Tôn trọng nhân vật đƣợc thể hiện qua cách lựa chọn cảnh quay, góc máy, tình huống mà nhân vật bộc lộ bản thân trong chƣơng trình. Còn tôn trọng sự chân thực là điều cơ bản khi thực hiện chƣơng trình THTT. Khán giả không dễ bị lừa. Muốn giữ chân họ ở lại với chƣơng trình thì phải tôn trọng những diễn biến xảy ra và truyền tải tới khán giả một cách chân thực nhất. Có nhƣ vậy, chƣơng trình về
ngƣời yếu thế triển khai theo hƣớng THTT sẽ thực sự trở thành những chƣơng trình hay, ý nghĩa và thu hút đông đảo khán giả.
Các chƣơng trình với thời lƣợng ngắn đang trở thành xu thế chung của báo chí bởi sự thay đổi của xã hội. Khán giả không có nhiều thời gian nên họ chỉ muốn tiếp nhận các thông tin một cách nhanh nhất có thể. Thay vì phải ngồi 30’ trƣớc màn hình để xem một chƣơng trình thì họ có thể dành thời gian ấy để lƣớt mạng, truy cập các trang mạng xã hội, đọc báo online và làm vô khối việc khác. Do đó, để cạnh tranh với các loại hình báo chí khác và phù hợp với đời sống hiện tại, các chƣơng trình cũng cần phải rút ngắn thời lƣợng nhƣng vẫn phải đảm bảo nội dung thông tin cần thiết. Chƣơng trình chuyên đề về ngƣời yếu thế cũng vậy.
Việc sản xuất các chƣơng trình ngắn buộc những ngƣời tổ chức sản xuất và BTV phải thay đổi cách thức đƣa thông tin trong chƣơng trình. Rút ngắn thời lƣợng chƣơng trình có thể bằng nhiều cách nhƣ đƣa các thông tin ngắn nhiều hơn là các phóng sự dài.
Các chƣơng trình chuyên đề cho ngƣời yếu thế hiện nay đang dần hƣớng tới việc thực hiện các chƣơng trình ngắn nhiều hơn. Với khoảng 15 chƣơng trình hiện nay, chỉ có khoảng một vài chƣơng trình vẫn giữ format với thời lƣợng từ 30’ trở lên là chƣơng trình Tạp chí Dân tộc phát triển, Cuộc sống vẫn tươi đẹp, Lục lạc vàng, Điều ước thứ 7. Còn lại là các chƣơng trình
ngắn khoảng 5 – 7’ và 1, 2 chƣơng trình với thời lƣợng 15’. Ngoại trừ chƣơng trình Điều ước thứ 7 và Cuộc sống vẫn tươi đẹp thực hiện dƣới dạng truyền hình thực tế, các chƣơng trình còn lại đều thực hiện dƣới hình thức phóng sự truyền thống. Có rất nhiều chƣơng trình có thể rút ngắn thời lƣợng và tập trung phản ánh những nội dung chính, đƣa các điểm chính của chƣơng trình lên trƣớc để ngƣời xem dễ theo dõi và đón nhận thông tin hơn. Với thời lƣợng
dài 30’, lại áp dụng cách làm truyền thống nên nhiều ngƣời không đủ kiên nhẫn theo dõi chƣơng trình. Trong thời gian tới, các chƣơng trình sẽ phải xem xét và cân đối lại format chƣơng trình để tạo nên sự cô đọng trong thông tin.