Xây dựng hệ thống đề tài theo nhu cầu công chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình chuyên đề về người yếu thế của đài truyền hình việt nam (Trang 112 - 113)

7. Kết cấu, bố cục

3.1. Bài học kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất chƣơng trình truyền hình

3.1.2. Xây dựng hệ thống đề tài theo nhu cầu công chúng

Nội dung đề tài của mỗi chƣơng trình phải phục vụ cho nhu cầu của công chúng. Trên thực tế, có những chƣơng trình mà đề tài đƣợc xác định không phải dựa trên những điều mà công chúng đang cần. Nguyên nhân có thể vì áp lực thời gian phát sóng, vì BTV chƣa tìm hiểu sâu các vấn đề xung quanh, hoặc vì nhiều lý do nên một số đề tài chƣa bám sát đời sống và các mối quan tâm của công chúng. Cũng qua thực tế qua khảo sát còn cho thấy có không ít các chƣơng trình làm về ngƣời yếu thế nhƣng nặng quảng cáo. Hệ quả của việc này là chƣơng trình trở thành một dạng quảng cáo trá hình, khiến ngƣời xem có cảm giác không hài lòng khi đón nhận thông tin. Vì vậy, đề tài của chƣơng trình cần phải dựa vào nhu cầu của công chúng. Nguyên nhân một phần là bởi chƣơng trình không đƣợc kiểm soát chặt chẽ từ khâu lên kế hoạch đề tài. Thực tế, có nhiều đề tài đƣợc triển khai gấp, phát sóng cũng gấp và gần nhƣ không có chƣơng trình gối dự phòng. Do đó, nội dung đề tài chƣa thực sự hay, hấp dẫn và hƣớng tới nhu cầu của công chúng.

Bởi vậy, trƣớc tiên, với các chƣơng trình truyền hình chuyên đề, việc lên kế hoạch sản xuất cho cả tháng là một biện pháp để đảm bảo đề tài đƣợc triển khai theo đúng định hƣớng. Các chƣơng trình đa phần đều không phải chƣơng trình hàng ngày, có tần suất phát sóng khá thƣa (khoảng 1 lần/tuần) nên việc lên kế hoạch đề tài theo từng tháng không quá khó. Duyệt đề tài theo tháng còn giúp TCSX kiểm soát đƣợc đề tài nào phù hợp, đề tài nào chƣa phù hợp để có biện pháp thay thế kịp thời, đảm bảo tiến độ sản xuất và phát sóng. Việc này sẽ tránh đƣợc trƣờng hợp vì không có số gối nên BTV phải sản xuất gấp, TCSX cũng không có lựa chọn nào khác nên “cho qua” các chƣơng trình chƣa thực sự bám sát đời sống.

Ngoài ra, trong việc triển khai nội dung, vì hƣớng tới các đối tƣợng yếu thế nên chƣơng trình cũng cần lƣu ý một số vấn đề để nó thực sự phù hợp với nhóm công chúng yếu thế.

Với ngƣời nghèo, cách diễn đạt nội dung cần dễ hiểu, câu từ ngắn gọn, sử dụng từ phổ thông. Ngƣời nghèo cần các chƣơng trình liên quan tới chính sách hỗ trợ về việc làm, thu nhập, đồng thời là các chƣơng trình liên quan tới hƣớng nghiệp, kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi. Với các chƣơng trình dạng gameshow, nội dung cũng phải đơn giản về nội dung, mang tính khích lệ, động viên nhiều hơn là “ăn thua” nhƣ nhiều gameshow khác.

Với trẻ em, nội dung các chƣơng trình nhẹ nhàng, mang tính nhân văn. Câu chuyện đề cập xoay quanh các vấn đề về học tập, vui chơi giải trí, cuộc sống của các em, ca ngợi tinh thần vƣợt khó, tình bạn… Nội dung không nên đi quá xa các vấn đề mà trẻ em quan tâm hoặc ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống của các em.

Các chƣơng trình nói chung cần đề cao sự chia sẻ mang tính cá nhân, khuyến khích ngƣời yếu thế lên tiếng và thể hiện bản thân trên các chƣơng trình truyền hình. Câu chuyện của họ không chỉ giúp chính họ bƣớc qua rào cản tự ti mà còn giúp cho rất nhiều ngƣời khác có hoàn cảnh tƣơng tự có thể noi gƣơng và tự tin hơn trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình chuyên đề về người yếu thế của đài truyền hình việt nam (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)