Đổi mới về cách thức thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình chuyên đề về người yếu thế của đài truyền hình việt nam (Trang 129 - 157)

7. Kết cấu, bố cục

3.3. Đề xuất một số giải pháp

3.3.3. Đổi mới về cách thức thể hiện

Nhiều chƣơng trình hiện nay đã tồn tại khá lâu và format chƣơng trình gần nhƣ rất ít thay đổi. Điều này khiến chƣơng trình không thực sự hấp dẫn với khán giả khi mà đang có ngày càng nhiều các chƣơng trình mới hấp dẫn ra đời. Vì vậy, một số chƣơng trình nên thay đổi cách thức thể hiện nhƣ Cùng

em đến trường, Vì trẻ em, Tiếng nói phụ nữ… Chƣơng trình nên thay đổi hình

thức triển khai truyền thống nhƣ hiện nay, thay vào đó, nên áp dụng các mô hình truyền hình mới, phù hợp với đời sống hiện đại bây giờ. Đồng thời, đội ngũ BTV phải không ngừng sáng tạo trong từng chƣơng trình để không ngừng thu hút công chúng.

Tiểu kết chƣơng 3

Dựa vào kết quả khảo sát và phân tích đánh giá tình hình các chƣơng trình truyền hình chuyên đề về ngƣời yếu thế ở chƣơng 2, tác giả đã mạnh dạn đƣa ra một số đề xuất, kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế ở chƣơng cuối cùng này.

Trƣớc khi đƣa ra một số giải pháp cụ thể, tác giả đã đƣa ra một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất sau khi nghiên cứu và tìm hiểu về các chƣơng trình. Đó là kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống đề tài, lựa chọn cách thức thể hiện chƣơng trình, khảo sát nhu cầu của công chúng cũng nhƣ đánh giá phản hồi của công chúng ra sao. Không chỉ thế, ở chƣơng 3 còn tìm hiểu và nêu lên một số xu hƣớng phát triển chƣơng trình truyền hình hiện nay. Sự thay đổi về công nghệ thông tin, về cách thức truyền tải thông tin, về nhu cầu của công chúng nói chung đã dẫn tới một số xu hƣớng truyền thông mới. Điều này cũng diễn ra đối với các chƣơng trình truyền hình. Đó là sự phát triển của truyền hình thực tế và một số dạng chƣơng trình với cách thức thể hiện mới mẻ và hấp dẫn hơn. Đó là nhu cầu xã hội hóa chƣơng trình truyền hình. Đó là cơ hội phát triển các chƣơng trình trên nhiều định dạng và trên hạ tầng nội dung số, một không gian còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.

Dựa trên bài học kinh nghiệm rút ra và những xu thế đang phát triển, cuối cùng tác giả có những đề xuất về giải pháp cụ thể bao gồm: đầu tƣ hơn nữa về nhân lực và vật lực cho các chƣơng trình; Chú trọng hơn vào công tác quảng bá và cả khâu tiếp nhận phản hồi công chúng. Nhóm yếu thế là nhóm đối tƣợng đặc biệt, có đặc điểm về tâm lý và nhu cầu vì thế cũng đặc biệt hơn. Do vậy, đây thực sự là một hƣớng giải pháp thiết thực với các chƣơng trình dành cho nhóm yếu thế. Cuối cùng là giải pháp về cách thức thực hiện

chƣơng trình. Nội dung về ngƣời yếu thế vốn đã là nhóm đề tài dễ hấp dẫn với công chúng. Chƣơng trình có thu hút đƣợc ngƣời xem hay không thực sự phụ thuộc rất nhiều vào cách thức thể hiện sáng tạo nhƣng vẫn đảm bảo sự tôn trọng, công bằng và đề cao tính nhân văn của chƣơng trình. Những kiến nghị, giải pháp này hy vọng sẽ góp phần thiết thực vào việc cải thiện chất lƣợng các chƣơng trình truyền hình về ngƣời yếu thế để từ đó, báo chí truyền hình có thể đảm bảo thực hiện tốt nhất vai trò của mình với cộng đồng nói chung và nhóm yếu thế nói riêng.

KẾT LUẬN

Khi xã hội phát triển và thay đổi, các nhóm công chúng mới cũng xuất hiện và nảy sinh những nhu cầu mới về thông tin. Nhóm yếu thế/thiệt thòi mới xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XX và vào thời gian đầu xuất hiện, họ chƣa nhận đƣợc sự quan tâm, đồng cảm và chia sẻ của cộng đồng nói chung. Họ là những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, có vị thế xã hội thấp kém hơn và chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Tại Việt Nam, khái niệm nhóm yếu thế còn chƣa thực sự đƣợc nhiều ngƣời biết tới nhƣng không thể phủ nhận sự tồn tại và cả những đóng góp của họ trong xã hội. Việt Nam là nƣớc đang phát triển với nhiều năm trải qua chiến tranh và đói nghèo nên nhóm yếu thế trong xã hội cũng có những nét đặc thù riêng. Mặc dù gặp phải nhiều hạn chế trong cuộc sống nhƣng những ngƣời yếu thế vẫn khẳng định đƣợc bản thân qua những thành tích mà nhiều ngƣời ngƣỡng mộ. Ngƣời yếu thế trong xã hội hiện nay là nhóm đối tƣợng rất cần đƣợc quan tâm bởi họ đang chịu sự kỳ thị và có những rào cản ngăn họ hòa nhập với xã hội.

Trong khi đó, báo chí luôn đƣợc coi là phƣơng tiện đi tiên phong trong việc định hƣớng và tuyên truyền, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Trong đó bao gồm cả việc lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho những ngƣời yếu thế. Chính tiếng nói từ báo chí giúp cho nhóm đối tƣợng đặc biệt này nhận đƣợc sự công bằng hơn trong cuộc sống. Trong bối cảnh ngành công nghiệp thông tin phát triển nhanh mạnh, truyền hình vẫn luôn khẳng định đƣợc vị thế của mình trƣớc các loại hình báo chí khác. Do vậy, việc tham gia của truyền hình vào quá trình thông tin về ngƣời yếu thế giúp cho nhóm công chúng đặc biệt này có nhiều cơ hội và khả năng hòa nhập với cộng đồng tốt hơn. Họ có thêm một phƣơng tiện hữu ích để tìm kiếm thông tin, nhận đƣợc sự chia sẻ và giúp họ dũng cảm thể hiện bản thân.

Và trên thực thế, với khả năng tác động của mình, truyền hình cũng đã tạo ra nhiều sự thay đổi trong nhận thức của xã hội về ngƣời yếu thế. Báo chí truyền hình cũng góp sức giúp mọi ngƣời nhìn thấy một bức chân dung hoàn thiện hơn, tƣơi đẹp hơn về ngƣời yếu thế. Chúng ta đã đƣợc nhìn thấy nhiều tấm gƣơng nghị lực phi thƣờng của những ngƣời khuyết tật, cũng đã từng rơi nƣớc mắt trƣớc hoàn cảnh khó khăn của những bệnh nhân hiểm nghèo… Tất cả những câu chuyện ấy chỉ có thể tạo đƣợc cảm xúc chân thực, mạnh mẽ nhất thông qua các chƣơng trình truyền hình. Nhờ có các chƣơng trình truyền hình, công chúng cũng đã đƣợc lắng nghe tâm sự của những ngƣời yếu thế nhiều hơn. Họ đã mạnh mẽ hơn dám bƣớc ra khỏi cánh cửa luôn khép chặt của mình để mở lòng và tự tin với mọi ngƣời. Bởi thế mà nay, chúng ta mới ngày càng thấy nhiều những bệnh nhân HIV dám công khai và thoải mái chia sẻ hơn về cuộc sống của mình, thấy nhiều hơn những ngƣời thuộc cộng đồng LGBT dám cho mọi ngƣời thấy con ngƣời thật và sống với chính cá tính của mình…

VTV nhận thức đƣợc vai trò của các chƣơng trình về ngƣời yếu thế và đã xây dựng nên nhiều chƣơng trình về nhóm công chúng đặc biệt này. Với hơn 10 đầu mũ chƣơng trình ở trên các kênh sóng phổ thông, các chƣơng trình đã phần nào phản ánh đƣợc những nét cơ bản trong đời sống, tâm lý và những khó khăn mà ngƣời yếu thế đang phải đối mặt. Đồng thời, sau nhiều năm phát sóng, một số chƣơng trình đã tạo đƣợc tiếng vang nhất định, nhờ đó, giúp đỡ đƣợc cho hàng chục nghìn ngƣời khó khăn trên khắp cả nƣớc. Những con số quyên góp lớn dần đã cho thấy hiệu quả phần nào của các chƣơng trình. Cũng phải kể đến sự thay đổi lớn nhất trong nhận thức và cái nhìn của xã hội đối với ngƣời yếu thế. Đây là cả một quá trình tác động trong thời gian dài trên nhiều mặt mà đóng vai trò lớn nhất đó chính là các phƣơng tiện truyền thông, trong đó có truyền hình.

Tuy nhiên, ngoài những thành công đó, phải nhìn nhận vào tình hình phát triển chung của các chƣơng trình khác trên VTV và trên các Đài truyền hình khác để thấy rằng, vẫn còn rất nhiều hạn chế trong chất lƣợng nội dung và quá trình sản xuất các chƣơng trình này. Mặc dù đã tạo dựng đƣợc hình ảnh đẹp hơn về ngƣời yếu thế và kêu gọi cộng đồng cùng chung tay chia sẻ nhƣng phần lớn các chƣơng trình này vẫn chƣa thực sự thu hút và duy trì đƣợc lƣợng ngƣời xem ổn định. Mặt khác, vẫn còn nhiều ngƣời chƣa biết tới chƣơng trình, đặc biệt lại là những ngƣời yếu thế, lẽ ra phải là đối tƣợng hàng đầu quan tâm tới chƣơng trình. Điều này là do bản thân các chƣơng trình chƣa thực sự chú trọng đầu tƣ đổi mới về nội dung và cách thức thể hiện. Trong khi các phƣơng tiện truyền thông đang có sự thay đổi từng ngày thì nhiều chƣơng trình về ngƣời yếu thế, trong suốt nhiều năm, sự thay đổi là rất nhỏ. Công chúng đang đòi hỏi nhiều hơn ở các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, báo chí không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin mà còn phải xem xét cung cấp thông tin bằng cách nào để thu hút khán giả. Ít thay đổi và sáng tạo ở các chƣơng trình truyền hình về ngƣời yếu thế đƣợc xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự phát triển chậm và hiệu quả tác động thấp. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến là yếu tố nhân lực, tài chính, công tác quảng bá…

Để thực sự theo kịp sự phát triển của truyền thông đại chúng, các chƣơng trình về ngƣời yếu thế phải khắc phục các yếu điểm của mình và thay đổi càng sớm càng tốt. Trƣớc hết là thay đổi về nội dung và quan trọng là cách thức thể hiện của các chƣơng trình, sau mới tính đến sự thay đổi để thích nghi với điều kiện mới. Không chỉ thế, sự phát triển truyền thông xã hội ở thời điểm hiện tại và trong tƣơng lai đang đặt ra những thách thức mới đối với các chƣơng trình này. Phƣơng thức thông tin truyền thống đang phải đối mặt với những thách thức đến từ mạng xã hội, từ sự phát triển của công nghệ hiện

đại…Bởi vậy, các chƣơng trình truyền hình cũng cần phải nhanh chóng bắt kịp những xu hƣớng này để thay đổi cho phù hợp. Có nhƣ thế mới có thể tồn tại, sau nữa là mới có thể thu hút và duy trì đƣợc lƣợng công chúng trung thành với chƣơng trình.

Thông qua khảo sát và nghiên cứu, luận văn cho thấy một cái nhìn tổng quát về các chƣơng trình truyền hình về ngƣời yếu thế hiện nay trên các kênh sóng của VTV, đồng thời, cho thấy tiềm năng phát triển các chƣơng trình này trong tƣơng lai. Qua việc tìm hiểu các xu hƣớng phát triển của truyền hình, luận văn cũng đƣa ra một số giải pháp để phát triển các chƣơng trình cho phù hợp với xu hƣớng phát triển chung. Điều này không chỉ giúp hoàn thành nhiệm vụ lớn của báo chí truyền hình trong việc định hƣớng thông tin, đảm bảo công bằng xã hội mà còn là hƣớng phát triển cho các chƣơng trình. Báo chí nói chung và truyền hình nói riêng đã thay đổi từ một phƣơng tiện thông tin đại chúng. Giờ đây, cần phải nhìn nhận báo chí cũng nhƣ một thứ sản phẩm đặc biệt mà ngƣời tạo ra nó cần đủ tâm huyết để nuôi dƣỡng và phát triển, để báo chí thực hiện đƣợc vai trò lớn đối với xã hội và với ngƣời yếu thế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Dũng (2012), Thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu thế ở nước ta

hiện nay, NXB Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Dững (2007), Cơ chế tác động báo chí, Tạp chí Khoa học

ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 23, tr. 116 – 125.

3. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông: Lý thuyết và

kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

4. Vũ Dũng (2012), Cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân yếu thế trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, Hà Nội. 6. Đỗ Thị Thu Hằng, Lê Thị Hồng Thu (2015), Đổi mới tổ chức sản xuất

chương trình truyền hình cho đồng bào dân tộc thiểu số trên kênh VTV5 – Đài truyền hình Việt Nam, Luận văn thạc sĩ báo chí, Học viện Báo chí và

Tuyên truyền, Hà Nội.

7. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992.

8. Trần Quang Hải (2008), Chi tiết trong tác phẩm báo chí, Luận án tiến sĩ,

Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

9. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn

hóa - Thông tin, Hà Nội.

10. Trần Văn Kham (2011), Nghiên cứu về hòa nhập xã hội: Một số định hƣớng ở Việt Nam, Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội, tập 27 (số 4).

11. Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội, Báo cáo tổng hợp Nghèo dân tộc thiểu

số giai đoạn 2007 – 2012.

12. Nguyễn Tôn Nam (2015), Hiệu quả xã hội của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh VTV1 hiện nay, Luận văn thạc sĩ báo chí, Học

13. Vũ Thị Thu Ngà (2008), Vấn đề người khuyết tật qua sự phản ánh của báo chí hiện nay, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

14. Đỗ Chí Nghĩa (2012), Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội, NXB Chính trị quốc gia.

15. Nguyễn Trí Nhiệm, Phạm Ngọc Bách (2005), Chương trình dân tộc và miền núi trên sóng VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam, Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

16. Lữ Thị Ngọc (2010), Nâng cao chất lượng báo in phục vụ đồng bào dân

tộc thiểu số, Luận văn thạc sĩ báo chí, ĐH KHXHNV, ĐH QG HN.

17. Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Báo cáo Công tác phòng, chống HIV/AIDS

6 tháng đầu năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015.

18. Phạm Văn Quyết, Phạm Anh Tuấn (2012), Nhà nước Việt Nam với công

tác hỗ trợ nhóm yếu thế, Kỷ Yếu hội thảo ngày Công tác xã hội Thế giới.

19. Quyết định số 767/QĐ-TTg của thủ tƣớng chính phủ (2005), Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Đài truyền hình Việt Nam đến năm 2020.

20. Dƣơng Xuân Sơn (2009), Giáo trình Báo chí truyền hình, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

21. Dƣơng Xuân Sơn, Đinh Văn Hƣờng, Trần Quang (2004), Cở sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

22. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), Nguyễn Tiến Hài (1995), Tác phẩm báo chí (Tập

1), NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Lê Thị Hồng Thu (2015), Đổi mới tổ chức sản xuất chương trình truyền hình cho đồng bào dân tộc thiểu số trên kênh VTV5 – Đài truyền hình Việt Nam, Luận văn thạc sĩ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

24. Vũ Thị Ngọc Thu, Vấn đề công chúng truyền thông chuyên biệt, Luận văn thạc sĩ báo chí, ĐH KHXHNV, ĐH QG HN.

25. Tổng kết giai đoạn 1 và công bố mục tiêu giai đoạn 2 chƣơng trình "Trái tim cho em", 11/8/2015.

26. Lê Mai Hƣơng Trà (2011), Xu hướng truyền hình chuyên biệt cho giới trẻ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

27. Bùi Chí Trung (2015), Sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề, Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

28. Bùi Chí Trung, Hoạt động truyền thông phát triển (C4D) và chính sách liên kết vùng Tây Bắc Việt Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

29. Bùi Chí Trung, Vai trò của báo chí Việt Nam với người yếu thế, Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

30. G.V. Cudonhetxop X.L. Xvich, A.la.luropxki (2004), Báo chí Truyền hình

(tập 1), NXB Thông Tấn, Hà Nội.

31. Việt Anh, Mỗi năm Việt Nam thêm 12.000 người nhiễm HIV, Báo điện tử

Vietnamnet, http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/272224/moi-nam-viet-nam-

them-12-000-nguoi-nhiem-hiv.html, 10/11/2015.

32. Tạp chí Dân số và phát triển (số 167), Hội thảo tiếp cận công lý cho người

bị bạo lực giới: khoảng trống trong chính sách và thực thi,

http://www.gopfp.gov.vn, http://www.gopfp.gov.vn/so-3- 167?p_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal &p_p_mode=view&p_p_col_id=column- 3&p_p_col_count=1&_62_INSTANCE_Z5vv_struts_action=%2Fjournal _articles%2Fview&_62_INSTANCE_Z5vv_groupId=18&_62_INSTAN CE_Z5vv_articleId=2099344&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0, 30/6/2015.

33. Thành Đạt, Trái tim cho em - hành trình nhân ái, Báo Nhân Dân điện tử,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình chuyên đề về người yếu thế của đài truyền hình việt nam (Trang 129 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)