Giới thiệu khái quát về các chương trình “Tạp chí Dân tộc Phát triển”,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình chuyên đề về người yếu thế của đài truyền hình việt nam (Trang 54 - 61)

7. Kết cấu, bố cục

2.2. Khái quát về một số chƣơng trình truyền hình về ngƣời yếu thế

2.2.1. Giới thiệu khái quát về các chương trình “Tạp chí Dân tộc Phát triển”,

Đối tượng phản ánh

Đối tƣợng phản ánh trên báo chí nói chung, truyền hình nói riêng là các vấn đề, sự kiện thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và cả chủ thể là con ngƣời trong các hoạt động chủ yếu của sự việc. Với các chƣơng trình chuyên đề về ngƣời yếu thế hiện nay trên VTV, đối tƣợng phản ánh tập trung vào các vấn đề liên quan tới ngƣời nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, ngƣời dân tộc thiểu số sống ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo và ngƣời khuyết tật. Đối tƣợng phản ánh bao gồm nhân vật phản ánh và vấn đề phản ánh.

Trong số các chƣơng trình về ngƣời yếu thế, có hai chƣơng trình hƣớng đến đối tƣợng trẻ em là: Trái tim cho em và Cùng em đến trường. Dù cùng

hƣớng tới đối tƣợng là trẻ em nhƣng vấn đề phản ánh của hai chƣơng trình lại khác nhau. Trái tim cho em lấy trẻ em làm nhân vật trung tâm, cụ thể là các

em nhỏ mắc tim bẩm sinh. Câu chuyện đƣợc phản ánh trong chƣơng trình là hoàn cảnh khó khăn của gia đình và bệnh tình của các em hiện tại. Thông qua đó để ngƣời xem thấy đƣợc còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn cần sự chung tay giúp đỡ trong xã hội này. Nội dung phản ánh qua từng số phát sóng không có sự thay đổi nhiều, chỉ là sự thay đổi về nhân vật, dẫn tới sự thay đổi về câu chuyện và cách thức trình bày, dẫn dắt câu chuyện mà thôi.

Chƣơng trình tạp chí Dân tộc phát triển lại hƣớng tới đối tƣợng là đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo với những khó khăn trong cuộc sống và sự nỗ lực vƣơn mình để vƣợt qua và cải thiện chất lƣợng cuộc sống. Nhân vật phản ánh chủ yếu là cộng đồng ngƣời dân tộc sống ở vùng khó khăn của các huyện miền núi. Theo đó, vấn đề đƣợc phản ánh khá đa dạng và phong phú. Mỗi chƣơng trình đề cập tới một nội dung khác nhau xung quanh các vấn đề về giảm nghèo bền vững, an sinh xă hội, phát triển kinh tế vùng… Chƣơng trình xây dựng các chủ đề nội dung dựa trên việc xác định rõ nhân vật trung tâm và các vấn đề liên quan tới đời sống của họ. Từ đó, khai thác và triển khai các câu chuyện xung quanh vấn đề đó. Do vậy, tạp chí

Dân tộc phát triển ở mỗi số đều có nội dung và chủ đề cụ thể, rõ ràng. Vấn đề

phản ánh trong chƣơng trình cũng khá đa dạng và phong phú, không bị trùng lặp nhiều.

Cuộc sống vẫn tươi đẹp đến nay đƣợc xem là chƣơng trình duy nhất dành riêng cho ngƣời khuyết tật. Nhân vật và câu chuyện đƣợc kể trong chƣơng trình là ngƣời khuyết tật với gần nhƣ mọi mặt vấn đề xung quanh

sức khỏe, khởi nghiệp, hay chuyện tình yêu.v.v. Mỗi chƣơng trình là một chủ đề khác nhau và đều là các vấn đề mà ngƣời khuyết tật quan tâm hoặc cần thiết với họ.

Nhƣ vậy, về nhân vật phản ánh, các chƣơng trình về ngƣời yếu thế hiện nay đang tập trung vào một vài nhóm cụ thể nhƣ ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, ngƣời khuyết tật. Cụ thể, các chƣơng trình về ngƣời nghèo nhƣ: Vì người nghèo, Lục lạc vàng… Chƣơng trình dành ngƣời dân tộc thiểu số nhƣ: Dân tộc phát triển, Vì cộng đồng… Chƣơng trình về trẻ em có hoàn cảnh khó khăn chiếm ƣu thế hơn với các chƣơng trình nhƣ:

Vì trẻ em, Trái tim cho em, Cùng em đến trường, Cặp lá yêu thương…

Chƣơng trình về ngƣời khuyết tật nhƣ: Cuộc sống vẫn tươi đẹp, Điều ước thứ

7. Nhƣ vậy, các đối tƣợng đƣợc phản ánh trong chƣơng trình chiếm đa phần là

ngƣời nghèo, sau nữa làtrẻ em có hoàn cảnh khó khăn, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời khuyết tật… Với một số đối tƣợng nhƣ ngƣời nhiễm HIV, cộng đồng ngƣời LGBT, những ngƣời phụ nữ bất hạnh… hiện chƣa có những chƣơng trình riêng về họ mà thƣờng đƣợc đan cài trong các chƣơng trình khác của VTV nhƣ Cuộc sống thường ngày, Hôm nay ai đến…

Biểu đồ 2.1: Đối tƣợng phản ánh trong các chƣơng trình về ngƣời yếu thế

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ thời lƣợng phát sóng dành cho các nhóm đối tƣợng yếu Chƣơng trình về

ngƣời nông dân 35%

Chƣơng trình về trẻ em

17% Chƣơng trình về

ngƣời cao tuổi 12% Chƣơng trình về ngƣời dân tộc, ngƣời ở vùng sâu, vùng xa 12% Chƣơng trình ngƣời khuyết tật 6% Chƣơng trình về phụ nữ 6% Các chƣơng trình khác 12% Chƣơng trình về ngƣời nông dân

28%

Chƣơng trình về trẻ em

14% Chƣơng trình về

ngƣời cao tuổi 14% Chƣơng trình về ngƣời dân tộc, ngƣời ở vùng sâu, vùng xa 10% Chƣơng trình ngƣời khuyết tật 8% Chƣơng trình về phụ nữ 6% Các chƣơng trình khác 20%

Bên cạnh đó, cũng có nhiều chƣơng trình, nhân vật đƣợc phản ánh không giới hạn là một nhóm đối tƣợng yếu thế cụ thể nào mà lại tập trung vào câu chuyện và thông điệp truyền tải qua từng chƣơng trình. Chẳng hạn nhƣ chƣơng trình Điều ước thứ 7, nhân vật trong chƣơng trình khi thì là một bệnh nhân, một ngƣời khuyết tật, một ngƣời lao động bình thƣờng, một bạn nhỏ sống trong trung tâm phục hồi nhân phẩm… Dù là bất kỳ ai nhƣng nếu họ có những điều ƣớc đẹp và nhân văn thì những điều ƣớc đó đều đáng đƣợc trân trọng.

Các vấn đề, sự kiện đƣợc phản ánh trong các chƣơng trình tập trung vào việc chia sẻ câu chuyện cuộc sống của những cá nhân cụ thể, những vấn đề liên quan tới cuộc sống của họ nhƣ việc làm, học tập, giao tiếp, các phƣơng tiện hỗ trợ… Có thể thấy, các chƣơng trình đang tập trung lựa chọn nhóm đối tƣợng chiếm tỉ lệ khá lớn trong nhóm yếu thế là ngƣời nghèo, trẻ em và ngƣời khuyết tật. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi những câu chuyện của họ dễ đƣợc chia sẻ rộng rãi hơn, đƣợc nhiều ngƣời quan tâm hơn và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm, triển khai đề tài. Các nhóm yếu thế khác nhƣ ngƣời nhiễm HIV, mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ, nạn nhân chiến tranh, trẻ mồ côi chƣa có chƣơng trình riêng dành cho họ.

Với đặc thù về tình hình nhóm yếu thế ở nƣớc ta, hiện tại, đối tƣợng phản ánh trong các chƣơng trình về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu thông tin về ngƣời yếu thế trên sóng truyền hình quốc gia, tập trung đúng vào nhóm yếu thế chiếm số đông trong xã hội. Các vấn đề đƣợc phản ánh trong chƣơng trình cũng là những vấn đề thiết yếu, cơ bản, đƣợc xã hội quan tâm.

Đối tượng thụ hưởng

Khác với đối tƣợng phản ánh, đối tƣợng thụ hƣởng của chƣơng trình là những ngƣời tiếp nhận các thông tin từ chƣơng trình và đƣợc hƣởng lợi từ

chƣơng trình theo nhiều cách. Có thể họ nhận đƣợc nguồn hỗ trợ về tài chính, có thể là những trợ giúp về mặt thông tin, chính sách…

Cụ thể, với chƣơng trình về trẻ em nghèo hiếu học, đối tƣợng thụ hƣởng không chỉ là những nhân vật đƣợc phản ánh trong chƣơng trình mà là những em học sinh nghèo nói chung, có hoàn cảnh tƣơng tự với nhân vật đƣợc phản ánh trong chƣơng trình. Chẳng hạn, chƣơng trình Trái tim cho em

phát sóng cuối tháng 8/2016 nói về hoàn cảnh của em học sinh Nguyễn Văn Quyến ở xã Sơn Hồng, huyện Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Mục đích mà chƣơng trình hƣớng tới không chỉ thể hiện sự hiếu học và vƣơn lên vƣợt khó của các em mà thông qua đó còn muốn nói tới nỗ lực của nhiều em học sinh khác ở xã nghèo này trên con đƣờng đi học. Qua đó, chƣơng trình cũng kêu gọi sự hỗ trợ của các cơ quan đoàn thể và cá nhân hỗ trợ giúp đỡ các em học sinh ở nơi này nói chung, chứ không chỉ kêu gọi sự giúp đỡ cho một cá nhân em Nguyễn Văn Quyến. Nhƣ vậy, đối tƣợng hƣởng lợi từ chƣơng trình là các em học sinh nghèo vƣợt khó nói chung trên cả nƣớc. Tƣơng tự, các chƣơng trình về ngƣời yếu thế khác cũng hƣớng tới việc tạo sự đồng thuận và chia sẻ rộng rãi từ cộng đồng với ngƣời yếu thế. Do đó, đối tƣợng thụ hƣởng của chƣơng trình không chỉ là đối tƣợng đƣợc phản ánh mà rộng hơn rất nhiều, đó là một nhóm đối tƣợng yếu thế cụ thể mà chƣơng trình hƣớng tới.

Khác với những chƣơng trình nhƣ Trái tim cho em, chƣơng trình Cuộc sống vẫn tươi đẹp lại xác định nhóm đối tƣợng công chúng của mình khá cụ

thể. Đó là cộng đồng ngƣời khuyết tật. Chƣơng trình làm về họ và cũng dành cho họ bởi các thông tin, cách thức thông tin trong chƣơng trình đều phục vụ cho nhóm đối tƣợng snày là chính.

Ngoài hỗ trợ về tài chính nhƣ trực tiếp trao học bổng cho các em học sinh nghèo, hay thông qua hình thức hỗ trợ phẫu thuật tim miễn phí, thì những

đối tƣợng thụ hƣởng còn nhận đƣợc sự hỗ trợ ở nhiều mặt khác nữa. Đó là họ nhận đƣợc hỗ trợ về thông tin để giúp nâng cao trình độ nhận thức và tri thức của bản thân. Điển hình là các chƣơng trình giáo dục và hƣớng nghiệp hoặc các chƣơng trình tạp chí. Chẳng hạn nhƣ chƣơng trình Dân tộc phát triển

phản ánh về đời sống đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa. Mặc dù chƣơng trình không hƣớng tới mục đích kêu gọi sự hỗ trợ, chia sẻ và giúp đỡ cho ngƣời dân vùng sâu nhƣng lại mang tới những lợi ích khác cho ngƣời xem. Đó là cung cấp nhiều kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt và các chính sách, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc với công tác chăm lo đời sống cho bà con ở những vùng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chính những thông tin này đã giúp cho bà con nhân dân hiểu, học theo và biết cách cải thiện đời sống cho gia đình, lắng nghe và làm theo đúng chủ trƣơng, định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc để ổn định cuộc sống. Đó là những lợi ích thấy rõ đối với những đối tƣợng thụ hƣởng của chƣơng trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình chuyên đề về người yếu thế của đài truyền hình việt nam (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)