Khảo sát đối tượng công chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình chuyên đề về người yếu thế của đài truyền hình việt nam (Trang 110 - 112)

7. Kết cấu, bố cục

3.1. Bài học kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất chƣơng trình truyền hình

3.1.1. Khảo sát đối tượng công chúng

Báo chí nói chung, truyền hình nói riêng ngày nay đang dần trở thành một ngành công nghiệp mà ở đó, mỗi tác phẩm báo chí là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt. Nghĩa là, công chúng trở thành ngƣời mua, có quyền đƣợc lựa chọn những loại hàng hóa phù hợp với mình và có ích cho mình. Công chúng truyền hình cũng vậy, họ có quyền lựa chọn những kênh truyền hình, chƣơng trình truyền hình yêu thích. Bởi báo chí đang trở thành một thứ hàng hóa nên mỗi biên tập viên đều phải đầu tƣ cho chƣơng trình của mình để nó có khả năng cạnh tranh với các chƣơng trình khác. Tìm cách tiếp cận với công chúng không chỉ để mỗi BTV hoàn thành nhiệm vụ thông tin tuyên truyền mà còn để tác phẩm của mình bám sâu và sát vào đời sống hiện đại, nhờ đó, nó có sức cạnh tranh trong xã hội truyền thông đang phát triển nhƣ vũ bão hiện nay.

Với bất kỳ một chƣơng trình nào, muốn xây dựng đƣợc nội dung và hình thức phù hợp thì tất yếu buộc phải hiểu và “giải mã” đƣợc nhóm công chúng mục tiêu của mình. Với ngƣời yếu thế, công việc này lại càng quan trọng bởi nhƣ đã nói, đây là nhóm công chúng đặc biệt. Họ có những nhu cầu riêng, thói quen, tâm lý và cả không gian sinh hoạt khác biệt. Nếu không thực sự hiểu sẽ không thể biết họ đang cần thông tin gì, mong muốn và nhu cầu thông tin của họ nhƣ thế nào. Thêm nữa, công chúng yếu thế lại có những hạn chế nhƣ khiếm khuyết trên cơ thế, những hạn chế về tâm lý cũng dẫn đến khả năng tiếp nhận thông tin khác hơn so với công chúng phổ thông.

Công chúng yếu thế truyền hình có một vài đặc điểm cơ bản nhƣ là tập hợp những ngƣời có cùng nhu cầu về thông tin và có những rào cản xã hội nhất định. Thứ hai, công chúng truyền hình thƣờng cô lập nhau về không gian, không ai biết ai và không có mối quan hệ với nhau. Thứ ba, công chúng truyền hình có tính ẩn danh, đặc biệt là công chúng yếu thế, tính ẩn danh lại càng rõ nét. Bởi vậy, tiếp cận với nhóm công chúng này để hiểu về họ khó khăn hơn nhiều so với việc nghiên cứu công chúng thông thƣờng. Ngoài ra, việc nghiên cứu công chúng còn giúp những ngƣời thực hiện nắm đƣợc các đặc điểm tâm lý cơ bản để hiểu hơn về đối tƣợng mà mình phản ánh. Cũng từ đó mà BTV có thể tìm ra đƣợc các đề tài liên quan bám sát thực tế.

Để khảo sát đối tƣợng công chúng yếu thế cho mỗi chƣơng trình, những ngƣời thực hiện phải tìm hiểu một số vấn đề về nhóm công chúng đó nhƣ: nhu cầu thông tin của họ là gì, nghĩa là họ mong muốn đƣợc xem các thông tin gì. Họ theo dõi chƣơng trình thông qua kênh truyền nào? Công việc của họ chủ yếu là gì và thời gian dành cho việc giải trí là khoảng thời gian nào.v.v. Mỗi câu hỏi sẽ giúp “giải mã” đƣợc một phần công chúng của chƣơng trình, từ đó, tìm đƣợc biện pháp xây dựng chƣơng trình phù hợp với nhu cầu của nhóm công chúng mục tiêu là ngƣời yếu thế.

Hiện tại, công tác nghiên cứu công chúng ở các đài truyền hình và nhỏ hơn là với mỗi chƣơng trình truyền hình chƣa thực sự đƣợc chú trọng. Mới chỉ có một số chƣơng trình đƣợc xã hội hóa, chủ yếu là các chƣơng trình giải trí, là đang có những bƣớc khảo sát đơn giản nhƣ lấy ý kiến trên mạng xã hội. Với một số chƣơng trình về nhóm đối tƣợng khu biệt nhƣ chƣơng trình về ngƣời yếu thế, công việc này lại càng đang bị bỏ ngỏ. Vì vậy, nếu thực sự muốn thu hút đƣợc ngƣời xem, việc nghiên cứu công chúng cần đƣợc tiến hành một cách nghiêm túc và có đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình chuyên đề về người yếu thế của đài truyền hình việt nam (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)