6. Bố cục của luận văn
1.4. Vai trò của cặp thoại hỏi – đáp trong các giáo trình tiếng Việt cho
1.4.3. Nội dung (Bố cục)
Mỗi một giáo trình ở một trình độ khác nhau sẽ có những bố cục khác nhau. Tuy nhiên, về bố cục của mỗi bài trong từng giáo trình thì không có nhiều sự khác biệt. Cấu trúc của một giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài, trên đại thể có thể chia ra làm ba phần chính là: Hội thoại (hoặc bài đọc, bài nghe), giải thích ngữ pháp, bài luyện và bài tập.
Trong phần hội thoại ( hoặc bài đọc, bài nghe) là phần quan trọng nhằm cung cấp ngữ liệu cho người học. Phần này cũng có tính ứng dụng thực tế cao vì người học có thể vận dụng hội thoại đã học vào việc giao tiếp hàng ngày. Vì thế, biên soạn hội thoại tốt là rất có ích cho người học. Hơn nữa, ngày nay việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng đang hướng đến nhu cầu
nghe nói và giao tiếp thực tế. Chính vì vậy mà người học rất cần những hội thoại mẫu, gần với giao tiếp hàng ngày để họ có thể vận dụng vào cuộc sống và những tình huống cụ thể.
Để có thể giao tiếp được tốt thì người học cũng cần phải nắm vững cấu trúc ngữ pháp, vì vậy biên soạn phần giải thích ngữ pháp đơn giản, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ cũng là điều rất cần thiết.
Còn bài luyện và bài tập dùng để rèn luyện kỹ năng sử dụng ngoại ngữ của học viên. Đây là phần cũng có vai trò quan trọng. Nó giúp người học củng cố phần ngữ liệu đã được cung cấp trong phần bài học. Để học viên có thể nói và giao tiếp tốt, cũng cần có những bài luyện sử dụng các cặp thoại từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để tạo kỹ năng thuần thục cho học viên.
Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi tiến hành khảo sát cấu trúc hỏi đáp trong các phần hội thoại, ngữ pháp, bài luyện, bài tập để từ đó rút ra những cặp thoại có cấu trúc phổ biến, những cặp thoại hay dùng và có tính ứng dụng cao cho việc biên soạn giáo trình tiếng Việt sau này.