Sự phân chia trình độ của giáo trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 42 - 44)

6. Bố cục của luận văn

1.4. Vai trò của cặp thoại hỏi – đáp trong các giáo trình tiếng Việt cho

1.4.4. Sự phân chia trình độ của giáo trình

Để quá trình khảo sát được cụ thể và rõ ràng, chúng tôi chia sách tiếng Việt cho người nước ngoài mà chúng tôi tiến hành thống kê thành hai trình độ: Trình độ cơ sở và trình độ nâng cao. Để có thể chia sách thành hai trình độ trên thì chúng tôi dựa vào những nguyên tắc như:

a. Những sách mà tác giả đã ghi rõ trình độ bằng cách đặt tên thì giữ nguyên theo cách phân chia của tác giả.

Ví dụ: Sách “Tiếng Việt cơ sở” của Vũ Văn Thi chúng tôi xếp vào trình độ cơ sở theo tên gọi của sách.

b. Những sách mà tác giả không đặt tên để phân chia trình độ nhưng lại có nhiều giáo trình theo trật tự từ quyển 1 đến quyển 2, quyển 3 thì chúng tôi

tạm xếp quyển 1 vào trình độ cơ sở. Từ quyển thứ hai trở lên, chúng tôi tạm xếp vào trình độ nâng cao.

Ví dụ: “Giáo trình cơ sở tiếng Việt” của Trường đại học Tổng Hợp có 2 quyển, Chúng tôi tạm xếp quyển 1 vào trình độ cơ sở, quyển 2 ở trình độ nâng cao.

Nếu giáo trình có 4 quyển thì chúng tôi sẽ tạm xếp quyển thứ nhất và thứ hai ở trình độ cơ sở, quyển thứ 3 và thứ tư ở trình độ nâng cao.

c. Những sách mà tác giả ghi theo trình độ A, B, C thì chúng tôi tạm xếp quyển ghi trình độ A là ở trình độ cơ sở, quyển B và C là ở trình độ nâng cao.

d. Những cuốn mà không có các đặc điểm trên thì chúng tôi căn cứ vào trình độ của sách để phân loại (chủ yếu là ở những bài đầu). Cụ thể là:

- Dựa vào nội dung của những bài trong sách. Sách ở trình độ cơ sở là sách có sử dụng nhiều mẫu câu đơn giản, cơ bản để phục vụ cho giao tiếp đơn giản nhất.

- Dựa vào chủ đề của các bài trong giáo trình. Ví dụ: trong các giáo trình cơ sở thường có các chủ đề thông dụng và đơn giản như chào hỏi, nghề nghiệp, quốc tịch, mua bán…. Còn ở giáo trình nâng cao thì đó là các chủ đề về kinh tế, xã hội, văn hóa…

Sau đây là những danh mục giáo trình mà chúng tôi tiến hành khảo sát. Những giáo trình này được phân chia thành hai trình độ: cơ sở và nâng cao. Chúng tôi cũng sắp xếp theo thứ tự từ quyển 1 đến quyển 10 để thống nhất với quá trình khảo sát và sẽ là tên gọi thay cho tên đầy đủ của các giáo trình mà chúng tôi sẽ sử dụng ở chương 2 và chương 3 của luận văn.

Sách ở trình độ cơ sở:

1. Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành (I), Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội 1980. (Quyển 1)

2. Tiếng Việt cho người nước ngoài, Bùi Phụng, NXB Đại học &Trung học chuyên nghiệp, 1992. (Quyển 2)

3. Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài (I), Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB Giáo dục, 2004. (Quyển 3)

4. Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài (II), Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB Giáo dục, 2004. (Quyển 4)

5. Tiếng Việt cơ sở, Vũ Văn Thi, NXB Khoa học Xã hội, 1996. (Quyển 5) Trình độ nâng cao:

6. Thực hành tiếng Việt B (sách dùng cho người nước ngoài), Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, 2001. (Quyển 6)

7. Thực hành tiếng Việt C (sách dùng cho người nước ngoài), Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, 2001. (Quyển 7)

8. Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện ngôn ngữ học, 2003. (Quyển 8)

9. Tiếng Việt cho người nước ngoài (trình độ nâng cao), Trịnh Đức Hiển (chủ biên), NXB ĐHQGHN, 2005. (Quyển 9)

10. Tiếng Việt nâng cao, Nguyễn Thiện Nam, NXB GD 1998. (Quyển 10)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)