Từ hai bảng trên, ta có thể thấy rất rõ là bốn loại PN hỏi chủ yếu tập trung ở trong các giáo trình cơ sở. Trong khi loại PN hỏi TQ ở giáo trình cơ sở là 610 phiếu thì trong giáo trình nâng cao chỉ có 161 phiếu. PN hỏi có từ nghi vấn ở giáo trình cơ sở là 1065 phiếu, ở giáo trình nâng cao chỉ là 164 phiếu. PN hỏi lựa chọn ở giáo trình cơ sở là 25 phiếu thì giáo trình nâng cao là 9 phiếu. PN hỏi có TTTT ở giáo trình cơ sở là 142 phiếu, giáo trình nâng cao là 114 phiếu.
Điều này có thể hiểu được là vì ở trình độ cơ sở thì các loại PN hỏi được sử dụng phải là những câu hỏi rất cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu và dễ luyện tập. Vì đây là bốn loại PN hỏi thuộc câu hỏi chính danh, nghĩa là loại câu hỏi yêu cầu thông tin trực tiếp,rõ ràng và cụ thể, không có ẩn ý gì, người hỏi đưa ra thông tin và muốn người nghe phải trả lời để đáp ứng những thông tin đó. Vì vậy, loại PN hỏi này rất phù hợp cho trình độ cơ sở, nghĩa là phù hợp với những người mới học tiếng Việt.
Còn ở trình độ nâng cao thì bốn loại PN hỏi ở trên ít được sử dụng hơn. Điều này có thể được giải thích rằng ở trình độ cao hơn, người học cần biết thêm nhiều loại hỏi đáp vì những mục đích khác. Vì vậy, sự xuất hiện của các cặp thoại hỏi đáp chính danh vì thế mà cũng ít đi. Thay vào đó sẽ là sự xuất hiện nhiều của các cặp thoại hỏi – đáp không chính danh. Điều này sẽ được chúng tôi phân tích cụ thể trong chương 3 của luận văn.
2.2. Đặc điểm của các PN đáp trong cặp thoại hỏi – đáp chính danh 2.2.1. Các loại PN đáp đƣợc sử dụng
Với tính chất của cặp thoại hỏi – đáp chính danh là hỏi gì đáp nấy nên trong các cặp thoại hỏi đáp mà chúng tôi khảo sát được thì sau khi phân chia các loại PN hỏi về mặt hình thức thành bốn loại cơ bản thì PN đáp cũng được chúng tôi phân loại dựa vào đó. Ngoài ra, có những PN đáp, ngoài việc trả lời đúng theo cái khung mà câu hỏi đã đặt ra giả định trước đó – nghĩa là xét về
mặt cấu trúc, thì những PN đáp trực tiếp cho câu hỏi, không cần phải qua suy luận – xét về mặt chức năng, cũng được chúng tôi xếp vào loại câu đáp cho câu hỏi chính danh. Dựa vào cấu trúc và chức năng của PN hỏi thì chúng tôi phân loại PN đáp thành các loại như sau:
2.2.1.1. PN đáp của PN hỏi TQ
Theo như kết quả khảo sát và phân loại thì PN đáp của loại PN hỏi TQ thường xuất hiện dưới dạng đáp: có / không, rồi / chưa, vâng / không,...Sau khi tiến hành phân loại, chúng tôi thống kê ở bảng sau:
TT Tổng số CT (phiếu) PN đáp của PN hỏi TQ (phiếu) Tƣơng ứng tỉ lệ (%) Q1 384 127 33 Q2 335 107 31,9 Q3 245 42 17 Q4 182 68 37,3 Q5 742 240 32,3 Q6 110 33 30 Q7 79 13 16,4 Q8 99 16 16 Q9 159 43 27,5 Q10 91 24 26,3 Bảng 2.8. Tỉ lệ PN đáp của PN hỏi TQ.
Ở quyển số 1 thì PN đáp của PN hỏi TQ là 127 phiếu, quyển số 2 là 107 phiếu, quyển số 3 là 42 phiếu, quyển số 4 là 68 phiếu, quyển số 5 là 240 phiếu, quyển số 6 là 33 phiếu, quyển số 7 là 13 phiếu, quyển số 8 là 16 phiếu, quyển số 9 là 43 phiếu, quyển số 10 là 24 phiếu.
Có thể so sánh thấy rằng, các PN đáp loại này đã có số lượng không tương xứng với các PN hỏi. Hầu hết đều giảm so với các PN hỏi TQ. Chỉ có Q4 là có số PN đáp bằng với số PN hỏi (37,3%). Điều này nghĩa là các PN đáp có thể thuộc loại đáp không chính danh.
Các PN đáp của loại PN hỏi này có thể kể ra một số ví dụ cụ thể như:
1).H: Anh Tuyển đã về nước chưa?
Đ: Chưa, anh ấy chưa về. Anh ấy đang ở Hà Nội.
[Q1, tr. 81]
2. H: Anh đã đi biển bao giờ chưa?. Đ: Chưa.
[Q2, tr. 143]
3. H: Anh là người Mỹ phải không? Đ: Phải. Tôi là người Mỹ.
[Q3, tr. 65]
4.H: Tôi có thể đi xem nhà được không? Đ: Dạ, được chứ ạ. Mời bà theo tôi.
[Q4, tr. 73]
5.H: Hè này em định đi chơi đâu không?
Đ: Em chưa hề định gì cả. Em có thời gian đâu hả chị. Em đang phải ôn thi mà.
[Q7, tr. 87]
6.H: Sáng cậu ăn gì chưa? Đ: Chưa ăn gì cả. Đói quá.
[Q10, tr.188] Trên đây là một số ví dụ về PN hỏi TQ và PN đáp tương ứng trong các giáo trình mà chúng tôi khảo sát được. Có thể nhận thấy rằng, các PN đáp thường chứa các từ khiến cho chúng ta nhận ra rất rõ. Cụ thể là các PN hỏi
“có...không?” thì cũng có PN đáp là “có” hoặc “không”, những PN hỏi “đã...chưa?” thì sẽ có câu đáp tương ứng là “rồi” hay “chưa”...Tuy vậy, có những PN hỏi TQ nhưng PN đáp không nhất thiết phải sử dụng những cách đáp như vậy, nhưng chúng tôi vẫn xếp vào loại này vì xét về mặt chức năng, câu đáp đã rất rõ ràng và cụ thể, cung cấp đủ thông tin mà người hỏi cần. Khi nghe câu đáp chúng ta cũng có thể hiểu người đáp đã trả lời theo cách có / không, rồi / chưa....mặc dù không trực tiếp sử dụng các từ đó, chẳng hạn như:
1. H: Anh đi miền núi có vui không?
Đ: Rất vui nhưng cũng hơi mệt, ăn uống kham khổ lắm.
[Q2, tr. 166]
2. H: Anh có nhiều sách không? Đ: tôi chỉ có mấy quyển.
[Q5, tr. 286]
3. H: Thế anh có nói được tiếng Nga không?
Đ: Tiếng Nga thì tôi nghe được nhưng không thể nói được.
[Q10, tr. 93] Đây là một trong số những ví dụ về những PN đáp không trực tiếp sử dụng các từ để trả lời cho PN hỏi TQ mà chúng ta thường thấy. Tuy không đáp bằng các cách đáp thông thường cho PN hỏi TQ nhưng chúng tôi vẫn xếp chúng vào loại PN đáp này bởi lẽ câu trả lời quá rõ ràng và cụ thể, không cần phải qua suy luận.
Như vậy, ngoài những PN đáp có sử dụng các từ để đáp trực tiếp như “có / không” cho câu hỏi “ có...không?”, “Rồi / chưa” cho câu hỏi “ đã ...chưa?”, “Vâng ( phải) / không” cho câu hỏi “ có phải...không?” thì một số cách đáp không sử dụng các từ này cũng được chúng tôi xếp vào loại PN đáp của PN hỏi TQ.
Thông qua số liệu mà chúng tôi khảo sát được thì tỉ lệ của các PN đáp cho loại PN hỏi TQ là tương đối nhiều. Tỉ lệ này khá cân bằng với lượng câu hỏi tổng quát đã khảo sát được. Tuy vậy, vẫn có một số câu đáp không có cấu trúc cụ thể và rõ ràng, các câu đáp đó phải dựa vào ngữ cảnh và nội dung mới có thể phân loại được. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá và phân loại những trường hợp đặc biệt ấy trong chương 3 của luận văn.
2.2.1.2. PN đáp của PN hỏi có từ nghi vấn
Các PN hỏi có từ nghi vấn có mục đích tìm kiếm thông tin cụ thể về người, vật, thời gian, tính chất..., do đó PN đáp là cung cấp thông tin cần thiết cho PN hỏi nhằm thỏa mãn những điều này. Theo đánh giá và phân loại thì chúng tôi thu được kết quả như sau
TT Tổng số CT (phiếu) PN đáp của PN hỏi có từ nghi vấn (phiếu) Tƣơng ứng tỉ lệ (%) Q1 384 208 54 Q2 335 161 48 Q3 245 169 68,9 Q4 182 89 48,9 Q5 742 412 55,5 Q6 110 21 19 Q7 79 17 21,5 Q8 99 41 41,4 Q9 159 57 35,8 Q10 91 7 7,7
Tỉ lệ của loại PN đáp này không hoàn toàn tương ứng với tỉ lệ của PN hỏi vì không phải tất cả các PN hỏi có từ nghi vấn đều có câu trả lời thỏa mãn với nội dung của câu hỏi. Do vậy, số phiếu mà chúng tôi thống kê được về loại PN đáp này thấp hơn so với PN hỏi cùng loại . Ví dụ như quyển số 1, PN hỏi là 55,5% thì PN đáp là 54%, quyển số 2 có PN hỏi là 50% nhưng PN đáp chỉ là 48% v.v... Nhưng ở quyển số 8 thì chúng tôi thu được kết quả giống nhau giữa PN hỏi với PN đáp (đều là 41,4%). Như vậy, mọi PN đáp của loại câu hỏi này đều thỏa mãn về mặt hình thức và nội dung cho PN hỏi. Còn các quyển khác có tỉ lệ chênh lệch là do PN đáp đó thuộc về loại PN đáp không chính danh.
Dưới đây là một số ví dụ về PN đáp của PN hỏi có từ nghi vấn:
1.A. Xin lỗi, chị tên là gì? B.Tôi tên là Lê Thu Thảo.
[Q1, tr. 132]
2. A. Anh bao nhiêu tuổi? B. Tôi 50 tuổi.
[Q2, tr. 28]
3. A. Hôm nay em thấy trong người thế nào? B. Em thấy em yếu đi nhiều lắm.
[Q6, tr. 141]
4. A. Cậu định bao giờ chuyển đến nhà mới? B. Tháng sau.
[Q9, tr. 28]
5.A. Trong lúc học tiếng Việt, anh học được gì?
B. Tôi học được nhiều điều, biết được nhiều chuyện về Việt Nam và Thế Giới.
Đây là một trong số rất nhiều cặp thoại mà chúng tôi khảo sát được về loại PN hỏi có từ nghi vấn và có câu PN đáp tương ứng. Có thể thấy rõ là: các PN hỏi có từ nghi vấn thường yêu cầu được cung cấp thông tin về tên, tuổi, nghề nghiệp, thời gian, địa điểm, tính chất v.v... và các PN đáp cũng cung cấp thỏa mãn nội dung thông tin mà câu hỏi cần. Tuy vậy, trong các phiếu mà chúng tôi khảo sát được cũng thấy xuất hiện một số loại PN đáp không cung cấp đủ thông tin hay là các thông tin đó không phù hợp với nội dung mà câu hỏi cần. Chính vì thế mà các PN đó được đưa vào các PN đáp gián tiếp ở chương sau của luận văn.
2.2.1.3. PN đáp của PN hỏi lựa chọn
Để đáp lại loại PN hỏi này thì người hỏi đã đưa ra hai phương án để lựa chọn. Do vậy, người đáp chỉ cần lựa chọn một trong hai phương án. Đây là loại PN hỏi và đáp có tỉ lệ tương ứng tương đối cao. Theo bảng số liệu sau:
TT Tổng số CT (phiếu) PN đáp của PN hỏi lựa chọn (phiếu) Tƣơng ứng tỉ lệ (%) Q1 384 2 0,5 Q2 335 3 0,8 Q3 245 4 1,5 Q4 182 1 0,5 Q5 742 13 1,8 Q6 110 2 1,8 Q7 79 1 1,3 Q8 99 0 0 Q9 159 6 3,7 Q10 91 0 0
Ở quyển số 1 có 2 PN hỏi lựa chọn thì cũng có 2 PN đáp tương ứng (chiếm tỉ lệ 0,5%). Ở quyển số 2, có 4 PN hỏi lựa chọn thì có 3 PN đáp thỏa mãn (chiếm 0,8%). Ở quyển số 3, cả 4 PN hỏi đều có 4 PN đáp phù hợp (chiếm 0,5%). Ở quyển số 5, có 13 PN đáp phù hợp (chiếm 1,8%), trong khi có 14 PN hỏi lựa chọn (chiếm 1,9%). Ở quyển số 6 là 2 PN hỏi lựa chọn với 2 PN đáp phù hợp (1,8%). Quyển số 7 là 1 PN hỏi và 1 PN đáp (1,3%). Quyển số 8 không có PN hỏi lựa chọn nào, do đó cũng không có PN đáp. Quyển số 9 là 6 PN hỏi lựa chọn thì có 6 PN đáp tương ứng 3,7%. Quyển số 10 thì không có PN hỏi cũng như PN đáp nào.
Theo tỉ lệ như vậy thì có thể thấy rằng: Đối với PN hỏi lựa chọn thì các PN đáp thường đáp ứng được thông tin mà câu hỏi cần. Do đó PN đáp cho loại PN hỏi này phần lớn là PN đáp trực tiếp.
2.2.1.4. PN đáp của PN hỏi chứa TTTT
Các PN hỏi chứa TTTT thường không có một dạng trả lời nhất định (xét về mặt hình thức). Nghĩa là các PN hỏi có chứa TTTT như: à, ư, nhỉ, nhé.... không phải luôn luôn trả lời là ừ / vâng, không... Ví dụ như:
1.A. Anh Vinh! Hôm nay chủ nhật mà anh không đi đâu à? B. Tôi chưa có ý định đi đâu cả.
[Q1, tr. 182]
2. A. Phải gỡ thịt hả bà? Cháu nghĩ nên chặt thịt thành miếng chứ?
B. Làm thế cũng được nhưng gỡ ra thì người ta dễ ăn hơn. Lần sau cháu nhớ mua thêm một ít xương lợn để hầm cho ngọt nước nhé!
[Q6, tr. 56] Nhưng xét về mặt nội dung thì có thể phân loại chúng. Theo nội dung có thể phân loại dựa vào thông tin trực tiếp mà PN đáp cung cấp. Nếu nó thỏa mãn được yêu cầu mà PN hỏi cần thì chúng tôi vẫn xếp vào loại PN đáp trực
tiếp cho câu hỏi chính danh. Do đó, kết quả khảo sát mà chúng tôi có được về loại PN đáp cho PN hỏi có chứa TTTT là:
TT Tổng số CT (phiếu) PN đáp của PN hỏi có TTTT (phiếu) Tƣơng ứng tỉ lệ (%) Q1 384 27 7 Q2 335 26 7,7 Q3 245 11 4,5 Q4 182 10 5,5 Q5 742 52 7 Q6 110 21 19 Q7 79 14 17,7 Q8 99 2 2 Q9 159 25 15,7 Q10 91 29 31,8 Bảng 2.11. Tỉ lệ PN đáp của PN hỏi có TTTT
Đối chiếu giữa PN hỏi thuộc loại này thì PN đáp có tỉ lệ khá ngang bằng. Trong đó có một số quyển cùng tỉ lệ PN hỏi và PN đáp như quyển số 1, số 3, quyển số 8. Cụ thể là quyển số 1 có 27 PN đáp cho 27 PN hỏi loại này, cùng tỉ lệ là 7%, quyển số 2 có 26 PN đáp trong khi có 34 PN hỏi loại này, quyển số 3 là 11 PN đáp cho 11 PN hỏi, quyển số 4 là 10 PN đáp cho 16 PN hỏi, quyển số 5 là 52 PN đáp cho 54 PN hỏi, quyển số 6 là 21PN đáp cho 26 PN hỏi, quyển số 7 là 14 PN đáp cho 18 PN hỏi, quyển số 8 là 2 PN đáp cho 2 PN hỏi, quyển số 9 là 25 PN đáp cho 27 PN hỏi, quyển số 10 là 29 PN đáp cho 41 PN hỏi.
Số liệu trên cho thấy rằng có những PN hỏi chứa TTTT nhưng không có PN đáp thỏa mãn nội dung của PN hỏi. Đó có thể là các PN đáp phải qua suy luận hay là những PN đáp dưới dạng hỏi. Vì vậy, có sự chênh lệch về tỉ lệ giữa PN hỏi và PN đáp. Những PN đáp không thỏa mãn nội dung cho PN hỏi chắc chắn sẽ được chúng tôi đề cập trong phần sau của luận văn bởi vì đây là những PN đáp gián tiếp.
2.2.2. Đặc điểm phân bố của các loại PN đáp trong các giáo trình
Vì câu đáp luôn phải đi cùng với câu hỏi. Có câu hỏi thì mới có câu đáp, do đó mà sự phân bố của PN đáp trong các giáo trình cũng giống như sự phân bố của các loại PN hỏi trong các giáo trình. Theo như đã phân tích ở phần trước về PN hỏi thì có thể thấy rằng các loại PN hỏi xuất hiện trong các phần hội thoại, ngữ pháp, bài luyện, bài nghe. Vì vậy, các loại PN đáp cũng xuất hiện trong các phần hội thoại, bài luyện, bài nghe. Nhưng có một điều mà chúng tôi thấy rằng, khi khảo sát các phần ngữ pháp thì những PN hỏi được giải thích rất rõ ràng và cụ thể nhưng các PN đáp lại chưa được đề cập đến. Rất nhiều loại PN hỏi được giải thích, trong đó có các loại PN hỏi TQ, nghi vấn, lựa chọn hay là PN hỏi có TTTT. Tuy nhiên, PN đáp cho các loại PN hỏi này lại ít khi thấy xuất hiện trong các phần giải thích ngữ pháp đó. Ví dụ: ở quyển số 3 có giải thích các cấu trúc hỏi như sau:
Đâu / ở đâu
a, Chị đi đâu đấy?
b, Anh làm việc ở đâu?
“Đâu” dùng để hỏi về địa điểm, nơi chốn. “Ở đâu” là kết hợp giới từ “ở” và từ nghi vấn “đâu”, thường được dùng sau một số động từ như “làm việc”, “học”, “sống”...
[Q3, tr. 113] Hay ở trang 156 cũng giải thích ngữ pháp “đã...chưa?” như sau:
Đã....chưa?
a,H: Cô đã ăn cơm chưa?
Đ: Rồi, tôi đã ăn cơm rồi.