1.2. Những vấn đề chung về sƣu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện Nghiên
1.2.5. Cơ cấu vốn tài liệu của Viện Nghiên cứu Hán Nôm
1.2.5.1. Vốn tài liệu Hán Nôm
+ Sách Hán Nôm
Qua những nguồn cung cấp từ các tổ chức khác nhau cộng với số sách sưu tầm trong nhân dân Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện đang quản lý 5038 sách. Trong 5038 đầu sách, bao gồm 16. 164 cuốn sách đóng rời (vì trong 5038 đầu sách có rất nhiều sách bộ), chúng được phân thành các loại như sau:
Sách viết bằng chữ Hán: ký hiệu A, VHb, VHv, VHt: 10.135 cuốn Sách viết bằng chữ Nôm: 1733 cuốn
Sách sao chép lại hoặc in lại của Trung Quốc: 1.641 cuốn Thần tích, ký hiệu AD: 404 cuốn
Thần sắc, ký hiệu AE: 535 cuốn Tục lệ, ký hiệu AF: 732 cuốn Địa bạ, ký hiệu AG: 503 cuốn
Cổ chỉ, ký hiệu AJ: 96 cuốn Xã chí: AH: 16 cuốn
Về tính chất học thuật. Trong 5083 đầu sách có khoảng: 2500 tác phẩm liên quan đến Văn học
1000 tác phẩm liên quan đến Sử học 600 tác phẩm liên quan đến Tôn giáo
450 tác phẩm liên quan đến Văn hóa giáo dục
350 tác phẩm liên quan đến lĩnh vực Chính trị, xã hội 300 tác phẩm liên quan đến Y dược, Vệ sinh
300 tác phẩm liên quan đến lĩnh vực Địa lý 250 tác phẩm liên quan đến Pháp chế
80 tác phẩm liên quan đến lĩnh vực Nghệ thuật 70 tác phẩm liên quan đến Kinh tế
60 tác phẩm liên quan đến ngôn ngữ văn tự 50 tác phẩm liên quan đến Toán lý
40 tác phẩm liên quan đến Quân sự, Quốc phòng cùng với số lượng ít hơn bàn về kiến trúc, nông nghiệp, tiểu thủ công hoặc mang tính tổng hợp.
Hình 2: Biểu đồ về tính chất học thuật của tài liệu
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 V ăn h ọc S ử h ọc Tô n g iá o V ăn h óa g iá o dụ c C hí nh t rị, x ã hộ i Y d ư ợ c, V ệ si nh Đ ịa lý P há p ch ế N gh ệ th uậ t K in h tế N gô n ng ữ v ăn t ự To á n l ý Q uâ n sự , kh ác Loại sách S ố lư ợ ng
Ngoài số sách trên Viện nghiên cứu Hán Nôm sưu tầm được một khối lượng sách Hán Nôm khá lớn. Tính nguyên số sách bổ sung cho đến nay đã lên tới 17.174 (cuốn sách đóng rời) đơn vị sách, số sách này đã nhiều hơn số có sách được trong những năm đầu thành lập Viện. Đặc biệt là sách Hán Nôm Tày Nùng Viện đã lên ký hiệu, làm thành 2 bộ thư mục, với 6935 cuốn mang ký hiệu ST (sách sưu tầm) đưa ra phục vụ độc giả. Đây là một tiến bộ, một nỗ lực khá lớn của cán bộ trong Viện.
+ Tài liệu thác bản văn khắc
Văn khắc là một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa thành văn nói chung và di sản Hán Nôm nói riêng, là hiện tượng văn hoá được nảy sinh từ đời sống xã hội, là nét đặc thù và là một trong những hình thức thông tin thời kỳ cổ đại và trung cổ. Văn khắc xuất hiện từ khá sớm, truyền thống sáng tạo văn khắc ở các nước sử dụng chữ tượng hình (chữ khối vuông) bắt đầu từ Trung Quốc, sau đó được lan truyền sang các nước như Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.
Ở Việt Nam, văn bản văn khắc Hán Nôm có niên đại sớm nhất hiện nay tìm thấy, là tấm bia Đại Tuỳ Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn 大 隨 九 真 郡 寶 安 道 場 碑 文, nguyên ở làng Trường Xuân xã Đông Minh huyện Đông Sơn (nay thuộc tỉnh Thanh Hoá), trên có ghi rõ niên đại dựng bia là ngày 8 tháng 4 năm Mậu Dần, niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14 (tức ngày 7 tháng 5 năm 618 dương lịch). Các thời kỳ tiếp sau có bài minh trên chuông xã Thanh Mai là
kinh Phật đỉnh tôn thắng gia cú linh nghiệm đà la ni 佛 頂 尊 勝 加 句 靈 驗 佗 羅尼 ở Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình), khắc thời Đinh (968-979). (8,
Các thế kỷ sau, văn khắc Hán Nôm ngày càng được phát triển, đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung. Từ thời nhà Lý (1010-1225), bắt đầu một thời kỳ nhà nước phong kiến Việt Nam phát triển cường thịnh, chúng ta đã tìm thấy 27 văn khắc (Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Tập 1 (từ Bắc thuộc đến thời Lý), Pari, 1999). Thời Trần (1225-1400), chúng ta đã tìm thấy 44 văn khắc (Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Tập 2, Đài Loan, 2002 ). Thời Lê sơ (1428-1527), chúng ta tìm thấy 70 văn khắc (theo điều tra của Nhóm công trình Văn khắc Hán Nôm Việt Nam). Thời Mạc (1527-1533), các năm sau đó bị coi là nguỵ triều và đến 1677 thì mất hẳn), chúng ta tìm thấy 165 văn khắc (Đinh Khắc Thuân: Văn bia thời Mạc, Nxb.KHXH. Hà Nội, 1996) và nhiều văn khắc sau này được phát hiện mà chúng tôi chưa có điều kiện thống kê. Thời Lê Trung hưng (1533-1788) khoảng vài ngàn văn khắc. Thời Tây Sơn (1788-1802) khoảng hơn 200 văn khắc. Và thời Nguyễn (1802-1945) cũng khoảng vài ngàn văn khắc.
Như vậy, chúng ta thấy một khối lượng văn khắc Hán Nôm mà người xưa để lại là khá lớn. Về số lượng phát triển của văn khắc qua các thời kỳ lịch sử rất đáng được quan tâm, nhưng điều quan trọng hơn mà giới khoa học giành nhiều công sức nghiên cứu là giá trị tiềm ẩn của loại văn bản này đối với việc nghiên cứu văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Văn khắc Hán Nôm được dựng ở hầu hết các thôn, xóm, xã, phường và gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Văn khắc Hán Nôm thường được những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng một thời sáng tác với những nội dung phản ánh về con người, thiên nhiên, cuộc sống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn nữa, trên mỗi văn khắc đều có những hình thức trang trí nghệ thuật, đây có thể coi là những tư liệu
quí khi tìm hiều về lịch sử điêu khắc và thư pháp qua các thời kỳ. Chính vì thế, việc nghiên cứu tư liệu văn khắc Hán Nôm Việt Nam đã được nhiều thế hệ nghiên cứu, các tổ chức khoa học trong và ngoài nước quan tâm.
Bởi lẽ sự tồn tại của di vật mang văn khắc không thể tách rời các di tích mà chúng trực thuộc, cho nên các nhà nghiên cứu không thể nghĩ đến những chuyện tập trung hết các di vật mang văn khắc vào Viện bảo tàng. Từ những năm 20 của thế kỷ trước, các học giả người Pháp và người Việt ở trường Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) đã tổ chức in rập văn khắc trên bia, chuông, khánh ở các địa phương và đã tập hợp các bản dập đó lại. (8, 19)
Vậy nên hiện loại tài liệu này chủ yếu đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm là bản dập trên các bản khắc gỗ, bản rập văn khắc trên đá, chuông đồng, khánh…từ các di tích. Riêng thác bản văn khắc có khoảng hơn 54.000 đơn vị tư liệu. Trong đó có 11. 651 tấm bia với 20. 979 mặt do EFEO tổ chức sưu tầm trên địa bàn 40 tỉnh thành trong cả nước vào đầu thế kỷ 20. Số còn lại với khoảng 34.000 đơn vị tư liệu do Viện tổ chức đi sưu tầm ở các địa phương từ năm 1992 trở lại đây: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng. Nội dung kho thác bản văn khắc cũng rất phong phú. (21, 6-11)
Xét về giá trị nội dung văn bản thì các văn bia thời kỳ này chủ yếu gắn liền với mục đích tôn giáo, tín ngưỡng. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã nhận xét: “Tác giả văn bia có thể là nhà Nho, nhưng bản thân văn bia thì hầu như chỉ xuất hiện với mục đích tôn giáo, lưu hành trong phạm vi thờ cúng và nhất là nhà chùa”. Có thể nói bài văn bia thời Lý là tài liệu có giá trị nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam và đặc biệt là lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Không chỉ mang nội dung “phụng thờ”, “công đức” (thật ra chỉ nguyên chuyện phụng thờ, công đức, tín ngưỡng, tâm linh cũng rất đáng trân trọng), văn khắc còn phản ánh nhiều mặt đời sống của dân tộc, từ sự nghiệp giải phóng đất nước của Hai Bà Trưng (徵 王 事 跡 碑 記 Trưng Vương sự tích bi kí, N0 20918), của Lê Thái Tổ (藍 山 永 陵 碑 記 Lam Sơn Vĩnh Lăng bi kí), đến những chiến công cụ thể như trận đánh Toa Đô ở bến Cổ Bụt huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa (清 化 府 安 緣 鄉 興 福 寺 碑 Thanh Hóa phủ Yên Duyên hương Hưng Phúc tự bi); từ ý nghĩa to lớn của sự nghiệp giáo dục đến tính danh, quê quán của hàng nghìn khoa bảng (Bia Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội)…
Về sinh hoạt cộng đồng làng xã, nhiều tấm bia khắc ghi hương ước, điều lệ của các làng xã. Hiện tượng bùng nổ về việc lập bia ghi quá trình xây dựng đình làng ở các làng xã Việt Nam phổ biến nhất là vào những thập kỷ cuối thế kỷ 17 với niên đại Vĩnh Trị (1676 – 1679), Chính Hòa (1680 – 1705). Đời sống kinh tế được phản ánh không ít đặc biệt là các nghề cổ truyền.
Ngoài giá trị về sử liệu, không ít văn khắc còn mang giá trị về văn học, nghệ thuật, hội họa, điêu khắc độc đáo.
Như vậy, chúng ta thấy một khối lượng văn khắc Hán Nôm mà người xưa để lại là khá lớn. Về số lượng phát triển của văn khắc qua các thời kỳ lịch sử rất đáng được quan tâm, nhưng điều quan trọng hơn mà giới khoa học giành nhiều công sức nghiên cứu là giá trị tiềm ẩn của loại văn bản này đối với việc nghiên cứu văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Văn khắc Hán Nôm được dựng ở hầu hết các thôn, xóm, xã, phường và gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Văn khắc Hán Nôm thường được những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng một thời sáng tác với những nội dung phản ánh về con người, thiên
khắc đều có những hình thức trang trí nghệ thuật, đây có thể coi là những tư liệu quí khi tìm hiều về lịch sử điêu khắc và thư pháp qua các thời kỳ. Chính vì thế, việc nghiên cứu tư liệu văn khắc Hán Nôm Việt Nam đã được nhiều thế hệ nghiên cứu, các tổ chức khoa học trong và ngoài nước quan tâm.
+ Phiếu điều tra thôn xã và câu đối.
Trong quá trình thực hiện dự án tổng thể, số tư liệu điều tra thôn xã và câu đối là khá lớn. Tính đến năm 2010, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã đi sưu tầm và viết phiếu điều tra được hầu hết các tỉnh miền Bắc và các tỉnh trung Bộ từ Thanh Hóa đến Quảng Nam. Những tài liệu điều tra thôn xã tồn tại ở dạng văn bản chép tay, theo mẫu thống nhất. Tính đến thời điểm năm 2010 Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã tiến hành sưu tầm ở 23 tỉnh trên địa bàn cả nước. Có thể nói đây là nguồn tài liệu có tính chất đặc thù của Viện, phụ vụ cho nhiều giới chuyên môn.
Cho đến nay, hầu hết số hoành phi câu đối này đã được các chuyên gia có trình độ Hán Nôm uyên thâm cẩn trọng hiệu duyệt để có thể đưa ra phục vụ. Do vậy Viện nghiên cứu Hán Nôm có thể cung cấp đầy đủ những thông tin về thôn xã, nguồn tài liệu hoành phi câu đối, văn bia, các di tích nằm trên địa bàn xã của các tỉnh, huyện mà cán bộ Viện Hán Nôm đã thực hiện bằng công việc điều tra trong nhiều năm cho bạn đọc.
1.2.5.2. Vốn tài liệu tiếng Việt
Kho sách báo tài liệu tiếng Việt cũng chiếm số lượng tương đối lớn trong kho sách tổng kho sách của thư viện. Số sách kho sách tiếng Việt và ngoại văn chiếm 17. 447 quyển.
Cụ thể số lượng sách như sau Ký hiệu:
Vb: 3707 cuốn (Việt bé) Vv: 4150 cuốn (Việt vừa)
Vt: 725 cuốn (Việt to)
VHc. 2992 (sách Hán photo) Nc: 534 (Sách Hán Nôm photo)
DH: 150 (sách dịch từ tài liệu Hán Nôm)
La: 164 cuốn (Luận văn), bao gồm luận văn Thạc sỹ và Tiến sỹ BT: 224 cuốn (sách dịch dạng bản thảo)
DV: 2947cuốn (sách dịch chủ yếu là dịch văn bia, gia phả, sắc phong, thần tích, thần sắc)
CĐ 91: cuốn (câu đối sưu tầm)
BĐ: 770 bản (Bản đồ). Đây là một nguồn tư liệu vô cùng quý, là căn cứ về chủ quyền, về địa giới hành chính của nước ta qua các thời kỳ lịch sử.
8582 35263321 1028 3617 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 Sách tiếng Việt Sách Hán Nôm photo Sách dịch Loại hình khác Sách ngoại văn
Biểu đồ loại hình tài liệu sách tiếng Việt và ngoại văn
Quyển
Là một thư viện chuyên ngành nên sách tiếng Việt ở đây nội dung thuộc phạm trù nghiên cứu khoa học xã hội như: văn học, ngôn ngữ, lịch sử, địa lý,
Tôn giáo... Trong tổng kho sách đang lưu hành tại Viện Hán Nôm, tài liệu nội sinh chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là nguồn tài liệu rất quý do cán bộ kỳ cựu của Viện Hán Nôm đã dày công chuyển ngữ từ tài liệu Hán Nôm sang ngôn ngữ tiếng Việt và những công trình nghiên cứu của cán bộ trong Viện được xuất bản.
Ngoài số sách kể trên Viện Hán Nôm đang lưu giữ tạp chí tiếng Việt gồm: tạp chí chuyên ngành, chủ yếu là tạp chí của các Viện thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Ngoài ra là các tạp chí chuyên ngành được xuất bản trong nước. Có một số loại tạp chí cũ đặc biệt như tạp chí Miền Nam xuất bản trước đây như: Văn hoá nguyệt san, đại học, sử địa...
Viện Nghiên cứu Hán Nôm là một viện nghiên cứu chuyên ngành có chức năng đào tạo Sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm), do vậy nguồn tài liệu nội sinh tại Viện nghiên cứu Hán Nôm khá phong phú và đa dạng, bao gồm:
Luận án tiến sĩ (TS), luận văn thạc sĩ (ThS), báo cáo hết tập sự (tác giả của chúng chủ yếu là các cán bộ đã và đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm);
Đề cương và tài liệu giảng dạy phục vụ cho các lớp bồi dưỡng chuyên ngành, các khóa học đào tạo TS và ThS;
Hệ thống các bài viết, các tham luận khoa học, các kết quả nghiên cứu, điền dã và kỷ yếu hội nghị, hội thảo, ...
1.1.5.3. Tài liệu ngoại văn
Cùng song song tồn tại với các loại hình tài liệu trên, kho sách ngoại văn tuy chiếm số lượng không lớn, chỉ vỏn vẹn đúng 3617 cuốn. Trong 3617 cuốn sách này thì sách tiếng Trung Quốc chiếm hầu như toàn bộ với số lượng 3137 cuốn, còn là sách Latin và sách Nhật, Nga.
Sách tiếng Trung chiếm số lượng lớn như thế cũng là lẽ đương nhiên vì Việt Nam và Trung Quốc có nhiều mối tương đồng, hơn nữa nó lại gần với ngành Hán Nôm. Nội dung chủ yếu trong kho sách này là những sách kinh điển
Nho gia (Tứ thư, ngũ kinh), lịch sử, văn hoá, mối quan hệ bang giao giữa hai nước. Số sách này giúp rất nhiều nhà nghiên cứu Hán Nôm nói chung và nghiên cứu văn hoá nói chung nghiên cứu về lịch sử văn hoá của hai nước.
Số sách Latin chiếm số lượng không nhiều, chủ yếu là do nhu cầu của cán bộ trong sơ quan chưa nhiều. Điều này cũng bởi một lý do phần lớn cán bộ trong cơ quan trình độ ngoại ngữ tiếng Anh còn hạn chế trong việc tiếp cận tài liệu.
1.2.6. Yêu cầu đối với việc sưu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Toàn bộ tư liệu Hán Nôm, bao gồm thư tịch và các loại khác như châu bản, địa bạ, sắc thần, thần tích, hương ước, bia đá, chuông đồng, khánh đá, câu đối, hoành phi, biển gỗ v.v… là di sản văn hóa thành văn vô cùng qúy báu mà tổ tiên ta từ nhiều thế hệ trước để lại. Đó là nguồn thông tin phong phú và đa dạng về nền văn hóa trong quá khứ của dân tộc ta, phản ánh tư duy khoa học và văn học nghệ thuật, tổ chức làng xã, sinh hoạt xã hội… của tiền nhân ta.
Nhưng trải qua những cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, những biến thiên của lịch sử và những phá hoại của thiên nhiên, di sản đó bị mất mát, hao tổn nghiêm trọng. Hiện nay số lượng sách Hán Nôm tuy đã được Viện Ngiên