Hoàn thiện công tác sƣu tầm tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu tại viện nghiên cứu hán nôm (Trang 72 - 76)

3.2.1. Sưu tầm tài liệu Hán Nôm. 3.2.1.1. Mở rộng địa bàn sưu tầm 3.2.1.1. Mở rộng địa bàn sưu tầm

Sách Hán Nôm mất mát, tản mạn khắp nơi trong nước và cả ở nước ngoài là điều day dứt, trăn trở không những đối với những người làm công tác Hán Nôm mà là của tất ai những ai quan tâm đến di sản vô giá này. Vậy làm thế nào để sưu tầm một cách gần như đầy đủ tư liệu Hán Nôm nằm rải rác để thuận tiện cho công tác bảo quản và khai thác.

Hiện nay việc bảo vệ, thừa kế, phát huy di sản văn hóa dân tộc, trong đó di sản Hán Nôm là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội. Trên vùng đất phía nam vĩ tuyến 17 mà nổi bật là vùng Nam Bộ, nhiệm vụ này càng trở nên cấp bách, vì đây là bộ phận có di sản Hán Nôm ít nhất nhưng bị hủy hoại nhiều nhất trong chiến tranh. Hơn nữa vùng Nam Bộ là vùng có lịch sử - văn hóa chứa đựng các yếu tố Đông Nam Á nhiều nhất và tiếp xúc với các yếu tố phương Tây sớm nhất toàn quốc, là vùng đất rất giàu tiềm năng phát triển. Chính vì vậy việc sưu tầm, bảo quản và khai thác tốt bộ phận di sản Hán Nôm ở vùng này chắc chắn sẽ có tác động tích cực không những tới hoạt động nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam mà còn tới cả việc xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, tổ chức xã hội hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, trong thực tế việc nghiên cứu di sản Hán Nôm ở Nam Bộ hiện còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. So với toàn quốc thì Nam Bộ là khu vực có số lượng tài liệu Hán Nôm ít ỏi nhất, lực lượng nghiên cứu Hán Nôm phân tán nhất, vậy mà từ sau giải phóng đến nay, hoàn toàn chưa có chương trình điều tra cơ bản cấp quốc gia nào được tiến hành để phát hiện, sưu tầm và bảo vệ số tài liệu còn khuyết ấy. Mở rộng địa bàn sưu tầm tài liệu Hán Nôm nhất là vùng Nam Bộ là hết sức quan trọng và cấp bách.

Cho đến nay Viện cũng đã mở rộng địa bàn sưu tầm ra nước ngoài nhưng phần lớn số sách sưu tầm được là do nguồn tài trợ hoặc được biếu tặng qua mối quan hệ ngoại giao hữu hảo giữa các nước. Hiện Viện chưa lập ra được kế hoạch

cụ thể cho việc sưu tầm sách Hán Nôm ở nước ngoài. Điều này cũng bởi nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc đưa cán bộ ra nước ngoài sưu tầm là khá tốn kém.

3.2.1.2. Mở rộng các hình thức sưu tầm

Về thực tế hiện nay công tác sưu tầm tài liệu trong nước của Viện triển khai khá khẩn trương và đạt hiệu quả tương đối cao. Nhưng vấn đề sưu tầm vẫn còn những hình thức bó hẹp ở chỗ chỉ mới sưu tầm tư liệu Hán Nôm trên địa bàn các tỉnh tại các di tích lịch sử văn hóa, chủ yếu là tư liệu văn bia và hoành phi câu đối. Số sách Hán Nôm sưu tầm cũng mới chỉ dừng lại ở việc mua bản gốc nếu thỏa thuận được với các tư gia có sách Hán Nôm. Nếu chúng ta cứ dừng ở hình thức này thì thật lãng phí. Trên thực tế kinh nghiệm đi sưu tầm của tác giả trong những năm gần đây cho thấy. Số tư liệu Hán Nôm chưa sưu tầm được còn khá nhiều chủ yều là các tư liệu như: sắc phong, sách ở các đình chùa hoặc các tư gia hoặc các thư viện trong cả nước. Bởi những tư liệu này không thể mua được, vì đối với chủ nhân của chúng là rất quý.

Vấn đề đặt ra làm thế nào để có nguồn tài liệu này? Theo tác giả Viện nên thỏa thuận với chủ nhân của những tư liệu này xin được photocopy hoặc scan. Trước hết hình thức như thế giúp độc giả biết được nội dung tài liệu họ cần đọc, sau đó Viện sẽ làm một thư mục chỉ dẫn địa chỉ nguồn sách gốc cho những ai có nhu cầu tiếp xúc với bản gốc nhằm khảo văn bản. Hình thức sưu tầm này cũng mất khá nhiều thời gian và công sức nhưng hiện nay quỹ thời gian dành cho sưu tầm lại eo hẹp, nên chăng Viện tăng thêm thời gian đi sưu tầm cho cán bộ nhằm tạo điều kiện cho công tác sưu tầm phát huy tối đa hiệu quả công việc khai thác được triệt để nguồn tài liệu.

Đối với sách Hán Nôm, tài liệu còn lưu lạc trong nhân dân, Viện Nghiên cứu Hán Nôm có thể trên cơ sở tôn trọng quyền sở hữu tư nhân, đặt vấn đề xin sao chụp lại. Nếu chủ sách vui lòng biếu, nhượng hoặc bán, thì tùy trường hợp

Để việc đi điền dã trong các tư gia nhằm tìm sách Hán Nôm còn lưu lạc trong dân gian có kết quả, Viện cần lập kế hoạch triển khai sưu tầm phù hợp. Kết hợp với phòng văn hóa và cán bộ văn hóa các địa phương. Với phương thức này, triển khai nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Vì những cán bộ văn hóa là những người thông thạo địa bàn nhờ đó Viện sẽ giảm bớt được số lượng cán bộ của Viện.

Đối với sách Hán Nôm và tài liệu hiện nằm rải rác trong các cơ quan, Viện Nghiên cứu Hán Nôm có thể, trên cơ sở tôn trọng nhu cầu nghiên cứu ở cơ quan đó, đặt vấn đề tiếp nhận bản gốc, và cung cấp các bản chụp tương ứng, hoặc có thể mua bản photocopy nếu phía trao sách chấp thuận.

Đối với số sách Hán Nôm hiện tản lạc ở nước ngoài, phương thức sưu tầm chính là photocopy, scan,... Trong điều kiện cho phép, thông qua con đường trao đổi tư liệu hoặc nhiều con đường khác, cũng có khả năng mang về được bản gốc. Tóm lại, mở rộng các hình thức sưu tầm sẽ làm tăng số lượng sách tài liệu thu thập được về từ khắp nơi góp phần làm giầu thêm kho tàng di sản văn hóa thành văn.

3.2.2. Sưu tầm (bổ sung) sách báo tiếng Việt

Phát huy triệt để nguồn tài liệu nội sinh: Nguồn tài liệu nội sinh là nguồn tài liệu chiếm số lượng rất lớn trong kho sách tiếng việt và là nguồn tài liệu rất có giá trị, phần lớn là những tài liệu, luận án, luận văn, sách… những tài liệu phần nhiều được dịch từ sách Hán Nôm hoặc ít dựa vào tài liệu Hán Nôm để nghiên cứu. Chính vì điều này Viện cần lập kế hoạch tốt hơn cho việc xây dựng chính sách phát triển nguồn tài liệu.

Xây dựng chính sách phát triển riêng cho nguồn tài liệu nội sinh. Xây dựng đề án phát triển các nguồn tài liệu nội sinh, phát triển bộ sưu tập các nguồn tài liệu nội sinh như: Bộ sưu tập các luận án luận văn, chương trình, kết quả

nghiên cứu, số liệu điều tra, kỷ yếu hội nghị hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học… đó là những đề tài có tính chuyên môn sâu.

3.2.3. Sưu tầm (bổ sung) sách báo ngoại văn

Bổ sung sách báo ngoại văn đáp ứng được yêu cầu của độc giả cũng là việc làm quan trọng và thiết yếu. Bởi muốn là một nhà nghiên cứu thực thụ ngoài việc đọc và tham khảo tài liệu trong nước cần phải đọc và tham khảo nhiều tài liệu ngoại văn. Sách ngoại văn đóng vai trò không kém phần quan trọng, để chúng ta có thề tiếp thu học hỏi những thành tựu của bạn bè thế giới. Tuy thế để bổ sung sách ngoại văn đáp ứng đúng yêu cầu bạn đọc lại tiết kiệm kinh phí là điều không phải dễ dàng. Chính vì thế chính sách bổ sung sách báo ngoại văn cần phải xây dựng một kế hoạch cụ thể, tránh sự trùng lặp, lãng phí…. Muốn vậy Viện cần phải làm:

- Liên kết chia sẻ nguồn với các thư viện cùng chuyên ngành trong Viện khoa học xã hội.

- Phát phiếu thăm dò ý kiến độc giả trước khi bổ sung sách. - Tranh thủ xin tài trợ của các tổ chức quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu tại viện nghiên cứu hán nôm (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)