Tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí cho công tác sƣu tầm và bảo quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu tại viện nghiên cứu hán nôm (Trang 81 - 101)

+ Công tác sưu tầm: Hiện nay nguồn kinh phí cho công tác sưu tầm cũng được các cấp lãnh đạo quan tâm và đầu tư một nguồn kinh phí không nhỏ, nhưng với thực trạng sưu tầm hiện nay thì nguồn kinh phí đó dường như vẫn còn chưa đủ. Bởi lẽ địa bàn sưu tầm ngày càng xa Hà Nội hơn mà công tác phí, và nguồn đầu tư không tăng, cộng thêm sự biến động của thị trường, với công tác phí 170.000 đồng/ngày/người cho việc ăn ở, đi lại trên địa bàn ngoài Hà Nội công tác hầu như không đủ, hầu hết cán bộ đi sưu tầm phải xin ở trọ nhà dân mới đủ kinh phí. Vì vậy Viện nên đầu tư thêm kinh phí động viên cho cán bộ sưu tầm.

Viện cũng nên để ra một nguồn kinh phí cho việc sao chụp sách, sắc phong… ở các địa phương (nếu như đến địa phương đó có tư liệu Hán Nôm nhưng không mua được vì các lý do khác nhau). Hiện nguồn kinh phí này chưa có nên việc bỏ sót tư liệu Hán Nôm dạng này là khá phổ biến.

+ Công tác bảo quản: Thực tế, chưa bao giờ có đủ kinh phí cho công tác này. Nhất là tài liệu Hán Nôm vì là một loại hình tài liệu tương đối đặc thù từ chữ viết đến vật mang tin. Chất liệu giấy, kích cỡ khác nhau nên việc phục chế tài liệu gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa đời của của tài liệu đã quá cao. Chính vì vậy Viện phải cần rất nhiều phương tiện và các kỹ thuật cao cho việc bảo quản và phục chế. Hơn nữa theo tình trạng sách hiện nay ở Viện tài liệu nào cũng đang ở tình trạng báo động, đang ở tình trạng cần quan tâm phục chế ngay. Bởi vậy Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cũng như các cấp có liên quan cần tăng cường hơn nữa kinh phí cho công tác bảo quản bằng cách:

- Tiếp tục mở rộng các mối quan hệ với các tổ chức nhằm xin tài trợ kinh phí. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các chương trình bảo quản của quốc tế và của các nước trong khu vực để bảo tồn kho di sản này.

- Mặt khác luôn ưu tiên dành một nguồn kinh phí cho cán bộ làm công tác bảo quản đi học ở các cơ sở đào tạo trong nước cũng như nước ngoài đào tạo.

- Cùng với việc đầu tư kinh phí để tu sửa, đóng tài liệu Viện cần phải thiết kế xây dựng thêm kho chứa sách hay tòa nhà thư viện đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thoáng mát... để khắc phục tình trạng quá tải của kho sách cũng như tình trạng xuống cấp và chưa đảm kỹ thuật của kho sách.

Kết luận

Là hiện thân của nền văn hiến mấy nghìn năm, tư liệu Hán Nôm trở thành nguồn di sản tư liệu, là tài sản vô giá cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa và nhiều ngành khoa học khác của đất nước. Di sản Hán Nôm trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống di sản văn hóa của nhân loại. Tài liệu Hán Nôm là mối dây liên kết không chỉ thặt chặt mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại, mà còn gìn giữ cho thế hệ tương lai một chiều dài lịch sử đậm đà bản sắc dân tộc. Cũng theo chiều dài thời gian và bánh xe lịch sử, vốn tài liệu Hán Nôm ngày bị càng hư hại, thất thoát qua nhiều cách: Sự tàn phá của thiên tai, khí hậu, côn trùng và cả do sự tàn phá của con người, rất nhiều tài sản quý hiếm của đất nước hiện đang được lưu giữ ở nước ngoài hoặc đang âm thầm hư hỏng dần.

Để sưu tầm vào bảo tồn thật tốt tài liệu Hán Nôm phục vụ cho việc nghiên cứu và khai thác và quảng bá, Viện Nghiên cứu Hán Nôm cần làm những việc sau:

- Trước hết khẩn trương sưu tầm tài liệu còn nằm rải rác trong nhân dân trong nước cũng như ở ngoài nước. Tránh tình trạng bỏ sót tài liệu trong quá trình sưu tầm.

- Lập bảng thống kê những tài liệu Hán Nôm chưa sưu tầm được, nêu rõ nguyên nhân và địa chỉ những nơi tài liệu Hán Nôm đó được lưu trữ.

- Khẩn trương số hóa toàn bộ kho sách Hán Nôm nhằm phục vụ cho bảo quản và khai thác thuận tiện hơn. Ở một chừng mực nào đó, đưa các tác phẩm có thể lên trang web để quảng bá tri thức Hán - Nôm một cách nhanh nhất cho cộng đồng, trước hết là cho người Việt. - Tài liệu cần lưu ở nhiều dạng khác nhau: trên các đĩa CD – ROM chất

lượng cao, ổ cứng máy tính, ổ cứng máy chủ, microfilm… - Nhiệt độ kho sách phải luôn duy trì ổn định 24/24 giờ.

- Cần ra một quy chế cho các cán bộ trong cơ quan về việc nộp các đề tài nghiên cứu hằng năm, luận văn, luận án về thư viện, chống lãng phí như hiện nay.

- Phải đẩy nhanh xã hội hóa việc giữ gìn di sản Hán - Nôm bằng cách dạy chữ Hán và chữ Nôm trong trường học. Dịch nghĩa và công bố các tác phẩm Hán - Nôm.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ bảo quản cho các cán bộ làm công tác bảo quản phục chế, dần dần tiến tới đào tạo các chuyên gia bảo quản phục chế.

Tác động của di sản Hán Nôm không trực tiếp như những ngành khoa học công nghệ khác, nhưng khai thác tri thức Hán Nôm sẽ giúp người dân hiểu được truyền thống văn hóa của dân tộc, đồng thời đặt nền móng cho văn hóa xã hội đương đại để hướng tới nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt

1. Phan Văn Các & Clauchine Salmon (1998), Eespigraphiecen chinois du Viet Nam = Văn khắc Hán Nôm Việt Nam 1998, L’Ecole Française d’Extrême Orient - Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Tập 1, Từ Bắc thuộc đến thời Lý, Paris - Hà Nội

2. Phan Văn Các (2000), Di sản Hán Nôm với việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Viện Nghiên cứu Hán Nôm 30 năm xây dựng và phát triển 1970 - 2000, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 140-146

3. Du Chi (1984), Hãy tiếp tục sưu tầm văn bia, một loại tư liệu Hán Nôm quý giá, Nghiên cứu Hán Nôm, tr.66-68

4. Nguyễn Đổng Chi (1979), Đặc điểm của thư tịch Hán Nôm và nhiệm vụ cấp thiết của chúng ta với kho di sản ấy, Thư tịch cổ và nhiệm vụ mới, kỷ yếu hội nghị: Vấn đề thư tich Hán Nôm tại Hà Nội, tr. 7-31

5. Trần Văn Giáp (1994), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Nxb Văn Hóa, Hà Nội 6. Lê Hiệu (1984), Công tác sưu tầm tư liệu Hán Nôm và một số biện pháp

chủ yếu, Nghiên cứu Hán Nôm, tr. 66-68

7. Mai Ngọc Hồng (1984), Tổ chức bảo quản, sưu tầm thư tịch Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nghiên cứu Hán Nôm, tr. 36-39

8. Nguyễn Quang Hồng (1991), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.15-21

9. Vũ Khiêu (1984), Vấn đề sưu tầm và bảo quản di sản Hán Nôm, Nghiên cứu Hán Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 7-9

10. Cao Minh Kiểm (2000), Thư viện số định nghĩa và vấn đề, Tạp chí Thông tin - Tư liệu, Hà Nội, tr. 5-11

11. Chu Tuyết Lan (1998), Vài nét về nguồn tư liệu ở Viện Hán Nôm và ứng dụng biện pháp mang tính kỹ thuật trong công tác bảo quản, Thông báo Hán Nôm 1997, Nxb Khoa học xã hội, tr. 317-325

12. Lan ChuTuyết Lan (2006), Số hóa để bảo quản khai thác di sản Hán Nôm Việt Nam: Triển vọng và thác thức, Nghiên cứu chữ Nôm, kỷ yếu hội thảo khoa học về chữ Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 379-395

13. Chu Tuyết Lan (2009), Giá trị Hán Nôm Viêt Nam và Những giải pháp công nghệ trong công tác sưu tầm, bảo quản, khai thác nguồn tài liệu vô giá này tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tài liệu Hán Nôm - Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, Hồ Chí Minh, tr. 67 - 82

14. Đinh Xuân Lâm (2002), Tư liệu Hán Nôm với công tác nghiên cứu lịch sử cận đại dân tộc. Những vấn đề về Hán Nôm học, Tập I, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 255-260

15. Hoàng Lê (1984), Vài nét về công tác sưu tầm thư tịch Hán Nôm trong lịch sử, Nghiên cứu Hán Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 27-30 16. Phan Huy Lê (1979), Di sản tư liệu Hán Nôm và việc nghiên cứu lịch sử

dân tộc, Thư tịch cổ và nhiệm vụ mới, Kỷ yếu hội nghị: Vấn đề thư tịch Hán Nôm tại Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội

17. Bùi Thi Hồng Len (2004), Bảo quản tài liệu cổ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, Luận án tốt nghiệp, Trường đại học Văn Hóa Hà Nội

18. Trịnh Khắc Mạnh (1985), Tìm hiểu quan điểm của Đảng và nhà nước về di sản Hán Nôm, Nghiên cứu Hán Nôm, số 2, tr.6-11

19. Trịnh Khắc Mạnh (1999), Ứng dụng công nghệ tin học trong công tác lưu trữ, quản lý và nghiên cứu khai thác tư liệu Hán Nôm, Tạp chí Hán Nôm,

số 4, tr. 42-46

ngoài của Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong thời gian gần đây, Tạp chí Hán Nôm, số 3, tr. 71-78

21. Trịnh Khắc Mạnh (2008), Một số vấn đề về văn bia Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 6-11

22. Dương Thái Minh (1984), Vài nét về quá trình hình thành kho sách Hán Nôm hiện nay, Nghiên cứu Hán Nôm, tr.31-35

23. Trần Nghĩa (1984), Sưu tầm và vảo vệ thư tịch Hán Nôm, Nghiên cứu Hán Nôm, tr.11-20

24. Trần Nghĩa (1987), Giữ gìn và nghiên cứu di sản Hán Nôm, Tạp chí Hán Nôm, số 2, tr.3-11

25. Trần Nghĩa (1993), Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu = Catalogue des livres en Han Nom, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 1 26. Trương Đình Nguyên - Bùi Huy Hồng (1984), Vấn đề sưu tầm thư tịch và

tư liệu Hán Nôm, Nghiên cứu Hán Nôm, tr.69-71

27. Vũ Tuấn Sán (1984), Câu đối một loại hình tư liệu Hán Nôm đặc thù cần được chú ý sưu tầm, Nghiên cứu Hán Nôm, tr.84- 86

28. Đặng Đức Siêu (2007), Ngữ văn Hán Nôm, Tập 1, Nxb Đại học Sư Phạm, tr. 4

29. Phạm Huy Thông (1984), Phát động cuộc vận động khẩn trương và không thời hạn nhằm sưu tầm tư liệu Hán Nôm, Nghiên cứu Hán Nôm, tr.23-26 30. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Nxb Văn hóa thông tin, Hà

2. Các Trang Website 31. Nguồn: http://www.hanom.org.vn 32. Nguồn: http://www.kirtas.com/maghreb/apt_1200.html 33. Nguồn: http://www.nlv.gov.vn/nlv/index.php/20080513123/Tai-lieu-nghiep- vu/Huong-dan-bao-quan-tai-lieu-luu-tru.html 34. Nguồn: http://www.thuvien.net/khoa-hoc-thu-vien-nghiep-vu/khoa-hoc- thong-tin-va-thu-vien/thu-vien-so/giai-phap-xay-dung-cac-bo-suu-tap-tai- lieu-so-pgs-ts-hoang-duc-lien-tvvc-nguyen-huu-ty-trung-tam-thong-tin-thu- vien-dh-nong-nghiep-i 35. Nguồn:http://www.thuvientre.net 36.Nguồn:http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Th%E1%BA%BF_gi%E1%B B%9Bi_th%C6%B0_vi%E1%BB%87n_s%E1%BB%91 37. Nguồn:http://www.vietnamlib

PHỤ LỤC

DANH MỤC SÁCH SƢU TẦM Ở NƢỚC NGOÀI

Phụ lục 1: Danh mục tài liệu số hóa tại EFEO và Thƣ viện Hiệp hội Châu Á. TT TÊN SÁCH KÍ HIỆU GHI CHÚ

VIỆN VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ (EFEO - PARIS)

1 Đại Nam chính biên liệt truyện 大南正編列傳 VIET.A-HIST.15 In 2 Đại Nam liệt truyện tiền biên 大南列傳前編 VIET.A-HIST.4 In 3 Đồng Khánh Khải Định chính yếu 同慶啟定政要 VIET.A.HIST.26 In

4 Đường chinh Tây diễn truyện 唐征西演傳 VIET.B.LITT.12 Chép tay 5 Hoài Nam ký 懷南記 VIET.B.LITT.17 Chép tay 6 Hương Sơn hành trình tạp vịnh 香山行程雜詠 VIET.AB.LITT.5 In

7 Khải Định chính yếu 啟定政要 VIET.A.HIST.27 In 8 Khâm định tiễu Bình Thuận tỉnh man phỉ chính biên

欽定剿平順省蠻匪正編

VIET.A.HIST.22 In

9 Ngự chế vũ hoa đăng tân khúc 御製舞花燈新曲 VIET.B.LITT.16 Chép tay 10 Quan thế âm thánh tượng 觀世音聖像 VIET.AB.HLITT.7 In

11 Quốc triều sử toát yếu 國朝史撮要 VIET.A.HIST.17 In 12 Phật tượnglượng độ kinh 佛像量度經 VIET.AB.RELI.1 In

13 Tây du ký 西遊記 VIET.B.LITT.15 Chép tay 14 Thánh chế thi tam tập 聖製詩三集 VIET.A.LITT.2 In

15 Thánh chế văn tam tập 聖製文三集 VIET.A.LITT.3 In

16 Tiền Lê Nam Việt bản đồ mô bản 前黎南越版圖摹本 VIET.A.GEO.4 Chép tay 17 Từ Thắng diễn truyện 徐勝演傳 VIET.B.LITT.19 Chép tay

THƢ VIỆN HIỆP HỘI Á CHÂU (SOCIÉTEASIATIQUE)

18 Bắc Ninh tỉnh khảo dị 北寧省考異 HM.2167 Chép tay 19 Bế môn gia phả 閉門家譜 HM.2220 Chép tay 20 Tam Bình thực lục (平興實錄, 平寧實錄, 平西實錄) HM.2211 In

21 Bốc toán pháp卜算法 HM.2121 Chép tay 22 Cung thỉnh Trần thánh khoa văn 供請陳聖科文 HM.2213 Chép tay 23 Đại đạo nguyên lưu 大道源流 HM.2209 Chép tay 24 Đại Nam chính biên trích ký 大南正編摘記 HM.2130 Chép tay 25 Đại Nam quốc sử quán tàng thư mục 大南國史館藏書目 HM.2185 Chép tay 26 Đông cung thủy thần 東宮水神 HM.2114 Chép tay 27 Giao châu chí 交州志 MH.2240 Chép tay 28 Hà Đông tỉnh khảo dị 河東省考異 HM.2172 (1-2) Chép tay 29 Hà Đông Từ Liêm Nghĩa Đô xã Tiên Thượng thôn đồng

niên tiết lệ 河東慈廉義都社先上村仝年節例

30 Bình Nam chỉ chưởng nhật trình đồ 平南指掌日程圖 HM.2207 Chép tay 31 Bình Nam tạp ký 平南雜記 HM.2179 Chép tay 32 Đại Nam nhất thống chí bổ di 大南一統志補遺 HM.2129 Chép tay 33 Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Thượng Hội xã khảo dị

東省懷德府上會社考異

HM.2123 Chép tay

34 Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Dịch Vọng tiền đồng niên tiết lệ 河東省慈廉縣驛望前仝年節例

HM.2171 Chép tay

35 Kim Vân Kiều chú 金雲翹註 HM.2183 Chép tay 36 Đoàn thị thực lục 段氏實錄 HM.2112 Chép tay 37 Hoàng Lê ngọc phả ký tập 黃黎玉譜記集 HM.2145 Chép tay 38 Lịch triều tạp kỷ 歷朝雜紀 HM.2163 Chép tay 39 Nghĩa Đô xã danh hiệu mục lục 義都社名號目錄 HM.2122 Chép tay 40 Toản tập Thiên Nam lộ đồ 纂集天南路圖 HM.2241 Chép tay 41 Trần triều hiển thánh chân kinh 陳朝顯聖真經 HM.2243 In

42 Viêm giao chưng cổ ký 炎郊徵古記 HM.2232 Chép tay 43 Hà môn gia phả 何門家譜 HM.2233 Chép tay 44 Thanh Hóa tỉnh thổ dân tục lệ chí dị 清化省土民俗例誌異 HM.2161 Chép tay 45 Nam Bắc đồng văn tập 南北同文集 HM.2212 Chép tay

46 Nghệ An phong thổ ký 乂安風土記 HM.2202 Chép tay 47 Sứ trình đồ họa 使程圖畫 HM.2196 Chép tay

48 Tây Sơn thuật lược 西山述略 HM.2178 Chép tay 49 Thái Thượng diệu thủy kinh 太上妙始經 HM.2181 Chép tay 50 Trần triều hiển thánh chính kinh 陳朝顯聖正經 HM.2203 Bản in

51 Hoàng Việt nhất thống dư địa chí 黃越一統輿地志 HM.2192 Chép tay 52 Tư chinh kỷ lịch 孜征紀歷 PD.3280 Chép tay 53 Tư đồng sự ký 孜童事記 PD.2379 Chép tay 54 Tiến sĩ đề danh bi tập 進士題名碑集 HM.2230 Chép tay

Phụ lục 2: Danh mục nội dung microfilm Viện Harvard-Yenching Hoa Kì trao tặng Viện Nghiên cứu Hán Nôm:

Niên hiệu Gia Long:

TT KÝ

HIỆU

NỘI DUNG TẬP TRANG GHI

CHÚ 1. Fc 1066 Tháng 1- 8, Gia Long thứ 4 -9 (1805-

1810) Chiếu chỉ Công đồng

1 300 Ảnh mờ 2. Fc 1068 Tháng 12, Gia Long thứ 16 (1817) Chiếu

chỉ

0 200 -

3. Fc 1069 Tháng 12, Gia Long thứ 16 (1817) Chiếu chỉ

0 50 -

4. Fc 1070 Tháng 12, Gia Long thứ 18 (1819) Chiếu chỉ

5. Fc 1067 Tháng 12, Gia Long thứ 18 (1819) Chư bộ nha tấu tập.

0 100 -

Cuộn Chiếu chỉ / tấu tập 700

Niên hiệu Minh Mệnh: Chư bộ nha tấu tập

TT KÝ HIỆU

NỘI DUNG TẬP TRANG GHI CHÚ

1. Fc1071 Tháng 1-12, Minh Mệnh thứ 1 (1820) 1 250 Ảnh rõ 2. Fc1072 Tháng 1-12, Minh Mệnh thứ 1 (1820) 2 350 - 3. Fc1073 Tháng 1-12, Minh Mệnh thứ 2 (1821) 3 350 - 4. Fc1074 Tháng 5,Minh Mệnh thứ 2 (1821) 4 200 - 5. Fc1075 Minh Mệnh thứ 3-5 (1822-1824) 5 200 - 6. Fc1076 Tháng 1, Minh Mệnh thứ 4 (1823) 6 300 Ảnh rõ 7. Fc1077 Minh Mệnh thứ 4 (1823) 7 50 - 8. Fc1078 Tháng 1-7, Minh Mệnh thứ 5 (1824) 8 160 - 9. Fc1079 Tháng 8-10, Minh Mệnh thứ 5 (1824) 9 150 Ảnh mờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu tại viện nghiên cứu hán nôm (Trang 81 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)