Cuộc đời và thời đại Nguyễn Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 32 - 35)

Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.2 Cuộc đời và thời đại Nguyễn Du

1.2.1 Cuộc đời

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tính ra dương lịch là ngày 3 tháng 1 năm 1766 tại phường Bích Câu, thành Thăng Long. Nguyễn Du là người thơng minh, học rộng, có kiến thức un bác. Ơng vốn sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc trong xã hội đương thời. Dịng họ ơng có nhiều đời làm quan giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình và đây cũng là gia đình có truyền thống văn học lâu đời.Tuy sống trong một gia đình quyền quý nhưng Nguyễn Du lại sớm chịu ảnh hưởng của thời cuộc. Ông đã sớm nếm trải cuộc sống lưu lạc, đói khổ từ rất sớm. Nguyễn Du phải chịu cảnh đau khổ của một cuộc sống mười năm gió bụi nơi quê vợ và sáu năm sống thiếu thốn bệnh tật quê cha. Nhưng trong thời gian này, Nguyễn Du lại được dịp sống gần gũi với quần chúng, có dịp hiểu biết sâu hơn về cuộc sống của quần chúng lao động - ngọn nguồn của

mọi giá trị tinh thần của dân tộc.

Sau những năm đói khổ đó, năm 1802, Nguyễn Du được vua Gia Long cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Đây mới thật sự là một mấu chốt quan trọng ảnh hưởng đến thế giới quan cũng như các sáng tác của Nguyễn Du và đặc biệt là tình cảm của ơng dành cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nguyễn Du đã có dịp chứng kiến biết bao cảnh lầm than, “những

điều trơng thấy mà đau đớn lịng”, không chỉ trong nước mà cả nơi nước bạn.

Nguyễn Du đã nhỏ lệ khóc than cho bốn mẹ con người ăn xin, cho ông lão hát rong, nhưng Nguyễn Du lại càng đau đớn, xót xa khi ơng đọc được những di cảo cuối cùng của nàng Tiểu Thanh, một người phụ nữ tài sắc hơn người nhưng số phận mỏng manh, bất hạnh. Nguyễn Du cũng cất lên tiếng nói cơng bằng cho Dương Quý Phi, một người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần nhưng đến chết vẫn để lại tiếng nhơ… Chính lần đi xứ này đã bồi đắp cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú giúp Nguyễn Du nhận ra bộ mặt thật của bọn quyền quý, của xã hội phong kiến. Và cũng từ đây, Nguyễn Du đã có dịp thơng qua xã hội phong kiến nhà Thanh mà lớn tiếng ca ngợi những con người trung dũng khí phách, đả kích những phường gian nịnh, tàn bạo, xót thương cho những con người nghèo khổ, đặc biệt là bênh vực, đồng cảm cho những người phụ nữ tài sắc bị vùi dập. Và đặc biệt từ lần đi sứ này đã tạo cảm hứng để Nguyễn Du sáng tác nên một thi phẩm Truyện Kiều sau này.Có thể nói để

hình thành nên thiên tài Nguyễn Du có rất nhiều yếu tố. Từ gia đình, quê hương cho đến thời đại... Nhưng thời đại là một trong những nhân tố quan trọng nhất hình thành nên tư tưởng và tình cảm nhà thơ.

1.2.2 Thời đại

Nguyễn Du đã sống vào thời đại có nhiều biến động nhất trong lịch sử xã hội Việt Nam. Cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Du cũng như các nhà nho khác rơi vào sự bế tắc tuyệt vọng. Các nhà nho như Nguyễn Du

đã thật sự bế tắc trong tư tưởng, dao động và hồi nghi trước lý tưởng chính thống. Những lý tưởng mà giáo lý phong kiến đã đặt ra cho các nhà nho về lập thân, lập danh, trung quân, ái quốc chỉ còn là sự ảo tưởng mơ hồ, nó khơng cịn cơ sở để thực hiện. Mất niềm tin vào triều đình, vào minh chúa phần lớn các nhà nho đã lui về ở ẩn để giữ gìn khí tiết nhân cách của mình. Các cuộc khởi nghĩa nhân dân, âm vang của các phong trào đấu tranh vẫn luôn tác động đến các nhà nho làm cho thế giới quan của họ ít nhiều bị rạn nứt, giúp họ có thể li khai một phần nào lập trường, tư tưởng chính thống để tiếp thu những tư tưởng tình cảm lành mạnh của trào lưu tư tưởng nhân văn thời đại. Từ đó họ có một cách nhìn mới, cách cảm nhận mới đối với đời sống và con người. Nguyễn Du là một minh chứng cụ thể. Ông là một trong những nhà nho tiến bộ đương thời, với mười sáu năm sống lưu lạc tha phương, bao phen sống gió Nguyễn Du đã có dịp tiếp thu được trào lưu nhân văn của thời đại và phát huy nó đúng theo tinh thần thời đại. Đó là một việc mà khơng phải nhà nho nào cũng có thể làm được trong xã hội đương thời.

Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX ngồi nhưng biến động về chính trị, kinh tế, sự sụp đổ của ý thức hệ phong kiến mà đại diện là nho giáo cịn có sự xuất hiện của tầng lớp thị dân. Tầng lớp này được phát sinh do sinh hoạt kinh tế đã li khai phần nào với quan hệ sản xuất phong kiến. Họ là những người đi nhiều, biết nhiều, giao tiếp rộng rãi kể cả giao tiếp với người nước ngồi nên tư tưởng, tình cảm phóng khống hơn người nơng dân bị trói buộc vào làng quê, hơn cả tầng lớp nho sĩ vốn bị rập khuôn theo trăm nghìn thể chế, giáo điều chính thống cứng nhắc. Tư tưởng tình cảm của họ đã có những yếu tố phi chính thống, mang màu sắc dân chủ. Trong đó đã bắt đầu bộc lộ ý thức về quyền sống cá nhân. Vì vậy sự có mặt của tầng lớp này đã tạo ra những làn gió mới lan toả vào đời sống tư tưởng, tình cảm của con người thời đại. Nhìn chung, giai đoạn này tình hình trong nước có nhiều biến

động. Nhìn về phía giai cấp thống trị là cả những sự sụp đổ, tan rã toàn diện của bộ máy quan liêu, của kỷ cương, của lễ giáo phong kiến, và nói chung là của tồn bộ cơ cấu xã hội.

Ý thức hệ phong kiến khủng hoảng một cách trầm trọng. Các nhà nho rơi vào bế tắc hoang mang. Nhưng cũng chính trong thời đại đó đã tạo điều kiện cho sự kết tinh của một truyền thống nhân văn, đã sản sinh ra những thiên tài văn học và Nguyễn Du là một hiện tượng tiêu biểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 32 - 35)