Biểutượng sông nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 59 - 63)

Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.2 Các biểu tƣợng diễn tả xã hội

2.2.3 Biểutượng sông nước

Khi đi nghiên cứu biểu tượng được tác giả sử dụng vào trong tác phẩm một câu hỏi đặt ra với chúng ta là tại sao tác giả lại sử dụng biểu tượng đó để diễn đạt điều đó mà khơng phải là dùng hình ảnh khác thay thế. Câu trả lời là, chắc rằng cái biểu đạt và cái dùng để biểu đạt phải có nét nghĩa tương đồng. Khi hình dung ra dịng sơng là ta hình dung nó được chia cách bởi hai bờ nên đi vào văn chương nó trở thành biểu tượng của sự chia ly, cách trở. Theo thống kê của chúng tơi có 9 lần biểu tượng sông nước được nhắc đến với ý nghĩa chỉ sự chia ly, ngăn trở trong tình yêu và trong đường đời khi đi khảo sát truyện Kiều. Dịng sơng với mặt nước mênh mang được chia cách bởi hai bờ. Với tâm lý con người ngày xưa khi mà chưa có cầu, có phà thì việc đi lại hai bờ không hề đơn giản. Nên bến sơng, bến đị đi vào văn học như biểu tượng của chia ly. Khi người con gái đi lấy chồng thường người ta nói bằng cụm từ đầy hình ảnh là qua đị hay qua sơng gợi bao xót xa, nối tiếc. Bờ bên này, bờ bên kia là hai làng khác nhau, hai tỉnh khác nhau, có khi khác xa nhau về văn hóa. Và đi vào tác phẩm Truyện Kiều Nguyễn Du đã khai thác triệt để cái ý nghĩa biểu tượng đó trong những hồn cảnh chia ly khác nhau của cuộc

đời nàng Kiều. Chàng Kim si tình đến tìm người đẹp sau khi gặp hai nàng trong tiết thanh minh mà đâu thấy người chỉ là: thâm nghiêm kín cổng cao tường. Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh. Lá thắm là lá đỏ được thả trơi

theo dịng nước, ở đây tác giả đã mượn điển tích xưa để thấy chàng Kim đến tìm người đẹp mà khơng tin tức gì. Với mối tình đầu nồng nàn, trong trắng trong cảm nhận của đơi lứa u nhau cách có một bức tường mà như rất xa xôi

Sông Tương một dải nông sờ

Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia

Gần trong gang tấc mà như cách trở quan san “ nước non cách mấy buồng thêu”

Khi hình dung về nơi Kim Trọng đến hộ tang chú trong cảm thức của Kiều là cách trở núi sông “Trời Liêu non nước bao xa”

Nước non tức sông núi là biểu tượng cho sự xa xôi cách trở. Kiều bị bứt khỏi gia đình q hương , bị ném vào một mơi trường sống hoàn toàn xa lạ, mọi sợi dây giằng buộc của nàng đều bị đứt gãy. Nên rất có lý khi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không gian trong Truyện Kiều là “không gian lưu lạc”.

Tác giả Truyện Kiều đã láy đi láy lại các biểu tượng như chân trời góc bể, đất

khách quê người, mặt nước cánh bèo, bèo trơi sóngvỗ… để xây dựng hình

tượng nàng Kiều đáng thương trong 15 gió bụi phong trần. Các nhà nho trong sáng tác của mình cũng có nói về tha hương nhưng chỉ nhằm lột tả tình u lịng nhớ thương q hương mà thơi. Cịn nàng Kiều của Nguyễn Du là buộc phải sống xa quê, buộc phải sống trong lịng xã hội đó. Trong thời đại mà nàng đang sống khi mà phương tiện giao thơng và thơng tin liên lạc cịn rất thơ sơ thì việc nàng đi lấy chồng xa ở một tỉnh khác (ở đất nước rộng lớn như Trung Quốc) thì việc ra đi này có nghĩa là cuộc chia ly vĩnh viễn, khó có cơ hội gặp lại. Tâm lý lưu lạc, bơ vơ, cô đơn nơi đất khách cũng là tâm lý điển

hình của nàng Kiều. Ngay khi tự vẫn không thành, Tú Bà cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích, nàng nhớ q và hoang mang trong tình cảnh hiện tại

Dặm nghìn nước thẳm non xa

Với tâm lý của người tha hương, của thân phận lạc loài bởi vậy nàng Kiều ln có ý thức tìm chỗ dựa. Nên cũng dễ hiểu khi cắt nghĩa việc Thúy Kiều tin theo Sở Khanh trong lần gặp đầu tiên. Nàng chấp nhận làm vợ lẽ Thúc Sinh để mong tìm được bến đỗ bình yên cho cuộc đời. Những trang viết về cuộc chia tay của Thúy Kiều và Thúc Sinh là những trang viết hay nhất của tác phẩm kinh điển này. Nhiều người cho rằng tác giả đã quá ưu ái cho cặp đôi này. Thực ra đối với cuộc hôn nhân này nàng Kiều đã từng sống hạnh phúc theo đúng nghĩa một người vợ, một người tình.

Sơng Tần một dải xanh xanh Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương quan

Rồi khi khuyên Thúc Sinh về nói thật với vợ về chuyện của hai người, vẫn là xa xôi cách trở : “ nàng rằng non nước xa khơi”.”.

Có một điều đặc biệt là biểu tượng sông nước chỉ sự chia ly, cách trở

nhưng cũng là biểu tượng chỉ về “tình cảm sâu nặng của con người như sự trường tồn của sông nước”(Đặng Thị Thu Hiền - chiếu vật thiên nhiên trong truyện Kiều của Nguyễn Du) (nó xuất phát từ nét nghĩa dịng sơng gắn với sự trường tồn theo thời gian). Chia ly mà vẫn nhớ thương nhau. Và càng chia ly thì tình cảm càng thắm thiết, sâu sắc. Có lẽ tình u có qua thử thách, cách chia thì mới thấy hết được tấm chung tình. Mối tình Kim Kiều là minh chứng cho sự bền vững của tình yêu cũng như sự trường tồn của sơng núi

 Cịn non cịn nước cịn người

 Góp lời phong nguyệt nặng nguyền non sơng

 Thấy trăng mà thẹn những lời non sông

Tác giả đã khai thác triệt để những đặc tính vốn có của dịng sơng để đưa vào tác phẩm trở thành những biểu tượng đầy sức gợi. Việt Nam là đất nước với nền văn minh lúa nước nên hệ thống sơng ngịi dày đặc. Hình ảnh sơng nước nói chung đã trở nên rất đỗi quen thuộc với bất cứ ai. Chẳng thế mà

Nguyễn Khoa Điềm trong trường ca Mặt đường khát vọng đã định nghĩa về

hai tiếng thiêng liêng đất nước:

Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm

Hay những câu thơ tuyệt hay về tình cảm của con người với đất nước thơng qua những dịng sơng

Ơi những dịng sơng bắt đầu từ đâu Mà về đất nước mình thì bắt lên câu hát

Khơng những xuất hiện nhiều trong vai trị biểu tượng trong sáng tác thơ văn trong nước, mà biểu tượng sông nước cũng được sử dụng nhiều trong

sáng tác của các nhà văn nước ngoài. Bộ tiểu thuyết vĩ đại Sông Đông êm đềm của nhà văn Nga Sholokhov miêu tả một giai đoạn lịch sử 10 năm của nhân dân Nga anh hùng 1912-1922 tập trung chủ yếu ở hai bên bờ sông Đông, kể về số phận con người trong chiến tranh, những quyết định trong cuộc đời mỗi người, quan niệm về tình u hơn nhân. Sơng Đông là biểu tượng của con người Nga vĩ đại bình dị mà quả cảm, chân thành và sâu sắc. Dịng sơng trơi chảy, mênh mông rộng lớn cũng như số phận đầy biến động, đầy mâu thuẫn với giằng xé nội tâm của con người. Như vậy nguyễn Du đã khai thác các nét nghĩa về hình ảnh dịng sơng để đưa vào tác phẩm của mình tạo hiệu quả nghệ thuật cũng như ý nghĩa xã hội rất lớn. Dịng sơng với hai bờ chia cách tạo liên tưởng đến sự cách chia trong tình yêu, những trướng ngại trên đường đời của nhân vật, cảm giác cô đơn rợn ngợp của thân phận lạc lồi bứt khỏi gia đình, quê hương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)