Biểutượng nghệ thuật được xây dựng bằng hệ thống ngôn ngữ độc đáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 86 - 89)

Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3.4 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

3.4.1 Biểutượng nghệ thuật được xây dựng bằng hệ thống ngôn ngữ độc đáo

độc đáo

Truyện Kiều là đỉnh cao của ngôn ngữ dân tộc, thể hiện sự toàn thắng

trong cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền trọn vẹn của tiếng Việt trongngơn ngữ văn học chính thống của quốc gia, phá vỡ thế độc tơn của Hán văn trong ngôn ngữ văn học dân tộc (Phan tử Phùng). Nhà thơ đã hòa quện nhuần

nhuyễn ngơn ngữ dân gian (lời ăn tiếng nói hàng ngày, ca dao, tục ngữ) với ngôn ngữ bác học (từ Hán Việt, điển tích, điển cố, biểu tượng văn hóa) tạo nên một tác phẩm vào hàng kiệt tác thế giới lung linh, đẹp đẽ, hoa lệ mà giản dị gần gũi như chính tâm hồn người Việt. Đóng góp vào thành cơng của ngơn ngữ trong Truyện Kiều không thể không kể dến việc tác giả đã xây dựng hệ

thống biểu tượng nghệ thuật gần gũi mà rất linh hoạt, đầy bất ngờ, thú vị. Các biểu tượng luôn chứa chiều sâu của các tầng ý nghĩa. Theo nhà phân tâm học Freud, biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng … [29, 24]. Còn theo Jean Chevalier, tác giả của Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới từng nhận xét rằng: “Nói chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng thì vẫn cịn chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta” [62]. Như vậy một biểu tượng nhưng luôn chứa đựng rất

nhiều những nét nghĩa mà trong những hoàn cảnh cụ thể lại được con người nhìn nhận ở một nét nghĩa nào đó. Với Nguyễn Du một nhà thơ tài hoa học rộng hiểu nhiều thì trong tác phẩm của ơng chứa đựng một kho ngôn ngữ biểu tượng hết sức phong phú, linh hoạt. trong mỗi hoàn cảnh cụ thể cùng một biểu tượng lại được ông sử dụng một cách khác nhau. Chỉ nói riêng với biểu tượng

hoa (hoa nói chung và các loại hoa cụ thể) được ông dùng hơn 70 lần, lần nào

cũng tạo được hiệu quả bất ngờ. Hoa (chỉ nàng Kiều) với Trọng, Thúc Sinh,

Từ Hải sử dụng nó được mang ý nghĩa tỏ rõ sự trân trọng:, hoa, hoa khôi, má

đào; Với bọn bn người như Mã Giám Sinh hay Tú Bà, thì hoa ở đây lại là

một món hời, một vật dùng để bn bán và trao đổi: hoa, của trời, đào tiên, quốc sắc thiên hương. Với khả năng tự ý thức nàng Kiều thấy mình khơng

khác gì một món hàng trong tay bọn làng chơi. Nàng cho rằng mình giờ chỉ là bông “hoa đã tàn, hoa rơi, hoa rụng, hoa trơi, hoa hèn, hoa lìa cành. Khi viết

về người con gái khi cịn tinh khơi tác giả dùng biểu tượng hoa lê (màu hoa lê

hãy dầm dề giọt sương, hoa lê lại gần). Hoa đào với các biểu tượng :đào non, đào tơ, thơ đào là chỉ người con gái khi còn trẻ; má đào, hoa đào, đào lý… là

chỉ người con gái đẹp, khi người đẹp khóc (đào hoen quẹn má); chỉ tình u trai gái: sớm mận tối đào hay sớm đào tối mận

Trong việc xây dựng các biểu tượng nghệ thuật, Nguyễn Du đã sử dụng khả năng vô hạn của ngôn ngữ miêu tả và biểu cảm. Khi viết về các biểu tượng nói về sự mỏng manh của thân phận con người tác giả đã sử dụng từ “bèo” đến 10 lần: bèo bọt (Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau), mây trôi bèo nổi (Mây trơi bèo nổi thiếu gì là nơi), bèo mây (Vẻ chi chút phận bèo

mây), bèo trơi sóng vỗ (Bèo trơi sóng vỗ chốc mười mấy năm), bèo nổi mây

chìm (Để con bèo nổi mây chìm vì ai, Hoa trơi bèo dạt đã đành), mặt nước cánh bèo (Nghĩ mình mặt nước cánh bèo).....hoặc khi nói về xã hội đầy đọa con người với “kiếp phong trần” tác giả cũng sử dụng đến 9 lần: phong trần (Một dao oan nghiệt, dứt dây phong trần/ Đến phong trần, cũng phong trần

như ai/ Phong trần kiếp đã chịu đầy/ Phong trần mài một lưỡi gươm/ Vinh hoa bõ lúc phong trần/ Bắt phong trần phải phong trần/ Phong trần chịu đã ê chề), kiếp phong trần (Kiếp phong trần biết bao giờ mới thôi)...... Mỗi từ đều

chứa đựng ý riêng của nhà thơ, được dùng trong từng hoàn cảnh cụ thể, phù hợp với tư tưởng thẩm mỹ của người Việt và không bao giờ lặp lại. Không chỉ dừng lại ở đó, ngơn ngữ của Truyện Kiều cịn đóng vai trị vơ cùng quan trọng bởi nó tạo nên sức sống nội sinh và ngoại sinh không ngừng cho tác phẩm. Ngôn ngữ của Truyện Kiều cịn khiến độc giả có mường tưởng đầy ám ảnh về hình ảnh thân phận con người mỏng manh gắn với cánh bèo, con ong, cái kiến..., hình ảnh về những sóng gió đầy đọa của con người, hình ảnh về đất khách quê người, chân trời góc bể... Đó là những hình ảnh chân thực nhất về xã hội phong kiến và quyền sống, quyền làm người, quyền được hạnh phúc

đang bị chà đạp, vùi dập. Đặc biệt là việc sử dụng các từ láy đi kèm sau nó đã càng làm lột tả được sự đau đớn cho số phận con người, nhất là những người con gái tài hoa bạc mệnh như Thúy Kiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)