Biểutượng địa ngục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 73 - 78)

Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.2 Các biểu tƣợng diễn tả xã hội

2.2.10 Biểutượng địa ngục

Địa ngục là thế giới do con người tưởng tượng ra, nơi giam giữ nhưng linh hồn tội lỗi với hình phạt ghê rợn như vạc dầu, mổ bụng, moi tim. Vì vậy nó thường được dùng trong thế đối lập với cõi dương, dương gian, trần gian. Trong cõi trần dù có chịu nhiều vất vả, gian truân thì vẫn đáng sống hơn. Nhưng trong truyện Kiều thì địa ngục tồn tại ngay ở cõi nhân gian

Hay đâu địa ngục ở miền nhân gian

câu này theo nhà nghiên cứu Đào Duy Anh có nghĩa là: “Thúy Kiều không phải chết dưới âm phủ mà bị đày đọa ở địa ngục trần gian”. Địa ngục hiện hữu ngay chính ở trên cõi trần. Kiều đang bị hành hạ, đọa đày trong thế giới khủng khiếp mà khi nhắc đến người ta không khỏi hãi hùng. Chẳng phải là địa ngục trần ai sao khi mà bỗng nhiên không hiểu căn nguyên gì bị vu oan giáo họa, bị lừa lọc, bị bắt, bị trói, bị đánh đập hành hạ, bị đốt nhà đốt cửa? Có thể nói câu thơ cũng là lời tổng kết cho cuộc đời đầy phong ba bão táp của nàng. Đầu tiên phải kể đến việc bị thằng bán tơ vu oan để dẫn đến tan nát cửa nhà, rồi bị Mã Giám Sinh lừa mua về làm gái lầu xanh, tử tự và trốn chạy

không thành đành phải sống tiếp để trả nợ đời, làm vợ lẽ Thúc Sinh tưởng đã yên ổn thì bị vợ cả ghen mà bắt trói và đốt nhà đốt cửa, làm phu nhân của anh hùng Từ Hải tưởng là sẽ được vinh hiển ai ngờ nàng vì nhẹ dạ cả tin mà gián tiếp dẫn đến cái chết của Từ và nàng tự kết liễu đời mình trên sơng Tiền Đường định mệnh. Tai họa liên tiếp xảy ra với nàng và khơng có một lực lượng nào đứng ra bảo vệ nàng. Xã hội mà nàng đang sống là xã hội đày dẫy bất công, con người chỉ như con sâu cái kiến có thể bị dẫm đạp bất cứ lúc nào. Cõi trần mà Nguyễn Du miêu tả với bộ mặt của bọn sai nha đầu trâu mặt ngựa cướp bóc tài sản nhà Thúy Kiều có khác gì hình ảnh của bọn “quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa dưới âm phủ”(Trần Nho Thìn). Cõi người ta cũng là nơi mà ma quỷ hoành hoành, dẫn dắt con người. “ma quỷ là cách cảm nhận và cắt nghĩa của người xưa về các lực lượng có thật hoạt động một cách bí ẩn, vơ hình trong cuộc sống xã hội. Ấn tượng hãi hùng về xã hội đã tích tụ trong tâm thức nhà thơ và chuyển thành cách thể hiện độc đáo”(Trần Nho Thìn) ma

đưa lối quỷ dẫn đường. Cõi trần ai cũng là nơi đã được tác giả miêu tả bằng

những biểu tượng về những con vật hung ác “miệng hùm, nọc rắn” “bán hùm bn sói”, “kề răng hùm sói”. Trần gian thường là từ dùng để đối lập với cõi âm, âm phủ. Nhưng trong Truyện Kiều có gần 10 lần tác giả có sử dụng từ trần có nghĩa chỉ cõi tục đều có nghĩa là nơi mà con người phải chịu đớn đau,

đày đọa: kiếp trần(2930), trần ai(1380,2202), trần cấu có nghĩa là bụi

ghét(3104), trần duyên(993,1932). Địa ngục đối với Kiều ở ngay trong nhà

Hoạn Thư

Biết đâu địa ngục thiên đường là đâu?

Trong 15 năm lưu lạc nàng Kiều đã trải qua nhiều khúc đoạn trường, lần nào cũng đau đớn đứt ruột, nhục nhã ê chề nhưng mỗi lần nỗi đau một khác khơng lần nào giống lần nào. Nhưng có lẽ lần bị bắt và bị Hoạn Thư hành hạ có lẽ là lần nàng cảm thấy đớn đau và ê chề nhất. Không những bị đau đớn về

thể xác, mà còn là sự hành hạ về tinh thần dai dẳng nhất, là nỗi oan khiên ấm ức mà không được giãi bày.

Phong trần kiếp chịu đã đầy Lầm than lại có thứ này bằng hai

Tiểu kết chƣơng 2:

Có thể nói chưa có một tác phẩm văn học trung đại nào lại sử dụng một hệ thống biểu tượng nhiều như Truyện Kiều. Không hiểu ý nghĩa biểu tượng trong Truyện Kiều sẽ khó mà hiểu được nội dung và giá trị của tác phẩm. Một hệ thống biểu tượng dày đặc được lấy từ nguồn thi liệu là kho tàng văn học dân tộc, văn học Trung Hoa, từ vốn hiểu biết sâu rộng của chính tác giả và một thiên tài trong việc sử dụng ngôn ngữ đã tạo nên kiệt tác Truyện Kiều.

Hầu hết những biểu tượng mà ơng sử dụng đều khơng nằm ngồi thi liệu của văn học trung đại như phong, hoa, tuyết, nguyệt, sương, gió,mây, mưa, chân trời góc bể, đất khách quê người… và ngay trong một hình ảnh ơng sử dụng

cũng chứa nhiều nét nghĩa biểu tượng khác nhau nhưng được ông dùng rất chính xác trong từng hồn cảnh nhân vật phải trải qua, ơng sử dụng nhiều từ ngữ để tránh trùng lặp nên cùng viết về một biểu tượng mà người đọc không thấy sự nhàm chán, đơn điệu. Ví như biểu tượng “nước mắt” để chỉ nỗi đau đớn đứt ruột của con người, ta thấy có: lệ (lệ rơi thấm đá), lệ hoa (lệ hoa mấy

hàng), giọt lệ ( tưới xin giọt lệ), giọt châu (giọt châu lã chã), giọt hồng (chưa phai giọt hồng),giọt ngọc (nàng càng giọt ngọc như chan), giọt tương (gạt thầm giọt tương), giọt ngắn giọt dài (nhìn nhau giọt ngắn giọt dài),dịng châu (chảy dòng châu),dòng thu (dòng thu xối cơn sầu... bên cạnh đó ơng cũng

dùng những hình ảnh rất dân dã trong đời sống như sắn bìm, cát đằng, dây cát, đằng la, bụi, cát , bèo, bèo bọt, con ong, con kiến , chim rẽ, con lươn…

Nghiên cứu biểu tượng trong Truyện Kiều để ta có thể đánh giá được vị trí của ơng trong dịng chảy của văn học dân tộc. Nhưng trên hết qua việc tìm

hiểu hệ thống biểu tượng mà ta thêm hiểu, thêm trân trọng tình người tình đời sâu thẳm của Nguyễn Du.

Biểu tượng thường gắn với thơ tượng trưng. Đặc trưng nổi bật của biểu tượng là giàu sức gợi. Truyện Kiều của Nguyễn Du vốn được coi là tác phẩm có sự đan xen giữa yếu tố hiện thực và giá trị nhân đạo. Điều đó chứng tỏ, Nguyễn Du muốn tạo ra một thế giới nghệ thuật đa dạng và phong phú. Phô bày nhưng cũng ẩn giấu đủ để kích thích sự khám phá của người đọc.

Chuỗi biểu tượng nghệ thuật trong Truyện Kiều trước hết có vai trị nịng cốt trong việc hình thành ý đồ nghệ thuật của thơ Nguyễn Du. Bởi tính chất gợi và nén của biểu tượng giúp cho nhà thơ gửi gắm những thông điệp cảm nhận về thế giới khách quan, về những ước muốn khao khát của nhà thơ.

Thứ hai, xây dựng chuỗi biểu tượng trong thơ mình, Nguyễn Du đã mang đến những ấn tượng mạnh mẽ cho hình ảnh thơ. Nếu khơng có biểu tượng nghệ thuật, hình ảnh thơ sẽ thiếu sức hút, nhạt nhịa, khơng để lại dấu ấn lâu dài cho tác phẩm.

Thứ ba, có nhiều cách để tỏ bày tỏ tâm tư tình cảm cũng như những triết lý về cuộc sống, nhưng thể hiện qua biểu tượng là một cách làm mới thơ ca khỏi những cái nhàm chán quen thuộc. Chỉ có những điều thật mới mẻ và ẩn chứa nhiều ý nghĩa mới mang lại sức sống lâu bền cho tác phẩm. Giữa biết bao nhiêu vần thơ của biết bao nhiêu nhà thơ, làm thế nào để thơ của mình in sâu vào lịng độc giả? Làm thế nào nhà thơ vừa nói cho chính mình vừa nói thay cho tiếng lịng của người khác? Điều đó phụ thuộc vào phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

Biểu tượng vốn dĩ bắt nguồn từ vô thức tập thể. Biểu tượng phần nào phản ánh con người và xã hội mà nhà thơ đang sinh sống với những kiếp người nhỏ bé và luôn bị chà đạp đến quyền sống con người. Khám phá biểu tượng nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du tức là khám phá đời sống

tinh thần nhà thơ. Như là một sứ giả nghệ thuật trung thành, khơng biết nói dối, chuỗi biểu tượng nghệ thuật phần nào phản ánh một cách trung thực và khái quát về sự nghiệp thơ của Nguyễn Du. Qua việc chỉ ra và phân tích những biểu tượng về thân phận con người và xã hội đày đọa con người ta thấy được giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm. Truyện Kiều là tiếng kêu thương

đứt ruột cho thân phận mỏng manh, yếu ớt của người phụ nữ và của con người nói chung trong xã hội cũ. Truyện Kiều cũng là bản án tố cáo chế độ

Chƣơng 3:

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT TRONG

TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)