Biểutượng dây cát, sắn bìm,cát đằng, đằng la

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 44 - 45)

Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.1 Biểu tƣợng diễn tả thân phận của con ngƣời trong xã hội phong kiến

2.1.2 Biểutượng dây cát, sắn bìm,cát đằng, đằng la

cây này là thân mềm, ko thể tự đứng thẳng mà phải bám vào cây khác (nhất là cây to) hoặc giàn để phát triển chiều cao, đón nhận ánh nắng mặt trời và sẽ chống đỡ được khơng bị dập nát khi mưa, gió.Theo nhà nghiên cứu Đào Duy Anh trong Từ điển truyện Kiều thì cát đằng được giải thích như sau: cát là cây sắn ,đằng là cây mây, hai giống cây leo, nhờ vào cây to mà mọc. Sắn bìm thì cũng được ơng giải thích với ý nghĩ tương tự (cây sắn là loại cây leo dùng vỏ để kéo sợi dệt vải, cây bìm cũng là loại cây leo). Ở đây tác giả sử dụng biểu tượng loại dây leo này để diễn tả thân phận hèn mọn, yếu đuối. Trong truyện

Kiều biểu tượng này được sử dụng tạo được cảm xúc mạnh mẽ cho người đọc

và có thể nói đây cũng là sáng tạo rất độc đáo của tác giả vì trước Nguyễn Du hầu như là vắng bóng biểu tượng lồi dây leo bình dị này trong văn học. Biểu tượng này được dùng lặp lại 5 lần trong tác phẩm: Tuyết sương che chở cho

thân cát đằng; Sắn bìm chút phận cỏn con; Mặn tình cát lũy lạt tình tao khang; Cũng may dây cát được nhờ bóng cây;trước hàm sư tử gửi người đằng la. Và lần nào xuất hiện thì biểu tượng được liên tưởng từ lồi dây dung

dị này cũng tạo được hiệu quả nghệ thuật lớn. Ai khi mường tượng về các lồi dây leo khơng tự đứng thẳng mà phải dựa vào cây mộc mới có thể phát triển mà chẳng đau xót cho thân phận con người đặc biệt là người phụ nữ, người vợ lẽ trong xã hội cũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 44 - 45)