Biểutượng miệng hùm nọc rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 72 - 73)

Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.2 Các biểu tƣợng diễn tả xã hội

2.2.9 Biểutượng miệng hùm nọc rắn

Hình dung về một xã hội nàng Kiều sống Nguyễn Du đã khái quát thành biểu tượng Miệng hùm nọc rắn. Theo thống kê của chúng tôi biểu tượng con

hùm, con rắn được sử dụng 3/6 khi nhắc đến các loài vật này. Hùm và rắn đều

là những con vật hung hiểm, là mối đe dọa đối với con người. Hùm đáng sợ nhất là hàm răng sắc nhọn, cũng như rắn sợ nhất là nọc độc của nó. Hình

dung về một xã hội mà con người thật bé nhỏ, bất an, có thể trở thành nạn nhân bất cứ lúc nào không biết. Khi nàng Kiều bị giam lỏng ở Quan âm các, sau vụ đánh ghen có một khơng hai của Hoạn Thư, nàng lo âu suy tính

Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này

Xã hội đầy hùm beo, rắn độc mà Nguyễn Du nói đến là xã hội mà đồng tiền, quan lại và nhà chứa làm mưa làm gió và được bảo vệ bởi chế độ đó,

được mặc sức hành hoành. Chẳng phải vì ỷ là con quan mà Hoạn Thư đã đương nhiên hành hạ Thúy Kiều ê chề nhục nhã thế? Một xã hội mà việc bắt người vô tội rồi đốt nhà đốt cửa không cần lý do. Xã hội mà thây người chết đường chết chợ nhiều đến mức “sẵn thây vơ chủ”, để biết xã hội đó rối ren, thối nát đến thế nào. Xã hội đó khơng những được hình dung với hùm beo, rắn độc mà cịn là chó sói: bán hùm bn sói, kề răng hùm sói. Trong xã hội

đó thân phận của nàng Kiều, những người thấp cổ bé họng chỉ như một loài dây leo: trước hàm sư tử gửi người đằng la. Xã hội mà Nguyễn Du miêu tả là xã hội mà địa ngục hiện hữu ở ngay trên trần gian : hay đâu địa ngục ở miền

nhân gian. Việc sử dụng hai biểu tượng đối lập trong một câu thơ cũng để

khắc họa chân tướng của xã hội này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 72 - 73)