Biểutượng nghệ thuật bụi,bụi hồng, bụi trần, hồng trần; phong trần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 68 - 72)

Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.2 Các biểu tƣợng diễn tả xã hội

2.2.8 Biểutượng nghệ thuật bụi,bụi hồng, bụi trần, hồng trần; phong trần

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài hát một cõi đi về đã viết rằng Hạt bụi nào hóa kiếp thân tơi

Để một mai tôi trở thành cát bụi.

Trịnh Cơng Sơn đã khai thác hạt bụi từ khía cạnh nhỏ bé, hư vơ, mong manh để từ đó thể hiện quan niệm nhân sinh đậm màu sắc phật giáo; con người ở cuộc đời cũng chỉ như hạt cát và rồi đến lúc chết cát bụi lại trở về với cát bụi. Khi đi vào Truyện Kiều, Nguyễn Du lại khai thác hạt bụi ở khía cạnh

khác. Bụi là bụi bặm, bẩn thỉu, xấu xa. Cuộc sống ở trần ai đầy rẫy cạm bẫy, những lừa lọc vu oan giáo họa, những loại buôn thịt bán người, theo ông là cõi bụi hồng, bụi trần hay hồng trần (bụi hồng theo tiếng Hán Việt là hồng

trần). Theo chúng tơi khảo sát có 6/9 từ bụi trong Truyện Kiều mang ý nghĩa

biểu tượng. Khi nàng Kiều dự cảm về một tương lai nhiều ngang trái khi phải bán mình chuộc cha, nàng đau đớn thốt lên

Lỡ làng nước đục bụi trong

Bụi ở đây là cái dơ bẩn, tầm thường đem đối lập với nước là cái tinh

khiết, sạch sẽ. Nhưng lại trớ trêu khi dòng đời lại trắng đen lẫn lộn: bụi lại trong, mà nước lại đục. Được Hoạn Thư cho ra chép kinh ở Quan âm các, tạm gọi là yên ổn không phải ngày ngày giáp mặt hầu hạ dạ vâng vợ chồng Thúc Hoạn: “ dường gần rừng tía dường xa bụi hồng”. Rừng tía được dùng đối lập với bụi hồng. Rừng tía là do chữ trúc lâm chỗ ở của Phật quan âm ở đây chỉ cảnh Phật, còn bụi hồng là chỗ trần tục. Phải hiểu cuộc sống ê chề nhục nhã của Thúy Kiều ở nhà Hoạn Thư trước đây mới thấy được từ bụi hồng được dùng ở đây giàu có về ý nghĩa đến mức nào. Nàng Kiều từ thân phận là vợ lẽ của Thúc Sinh, mà dưới âm mưu xảo quyệt của Hoạn Thư nàng bị bắt về hầu hạ hai vợ chồng Thúc Hoạn khơng ở danh phận gì, chàng Thúc cũng khơng đứng ở trên cương vị gì mà bênh vực cho nàng, thậm chí đường đường là vợ chồng mà cịn khơng dám nhìn mặt nhau

Làm cho cho mệt cho mê Làm cho đau đớn ê chề cho coi

Biểu tượng bụi hồng lại được dùng một lần nữa với ý nghĩa tương tự khi trải qua 15 năm lưu lạc, nàng được về đồn viên với gia đình. Nhưng cơ Kiều của ngày trở về đã khơng cịn là cơ Kiều của ngày xưa nữa.Trải qua bao đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần với bao ong qua bướm lại, thanh lâu hai lượt thanh y hai lần, nàng khơng cịn có ham muốn sắc dục, bon chen trong trốn

trần ai nữa “ sự đời đã tắt lửa lòng”. Nàng còn mỗi một niềm an ủi là nàng đã hi sinh thanh xn của mình khơng uổng phí để cha mẹ anh em nàng có được ngày vinh hiển như hôm nay. Nàng khước từ ân ái cùng Kim Trọng bởi nàng tôn trọng chàng Kim chung thủy, cũng như nàng muốn giữ lại cho mình lịng tự trọng trước chàng Kim. Thúy Kiều đã về đồn tụ cùng gia đình nhưng bi kịch đời nàng sẽ không bao giờ mất. Bi kịch của một con người trân quý những gì là tốt đẹp, của con người có lịng tự trọng, có phẩm hạnh.

Sự đời đã tắt lửa lịng

Cịn chen vào chốn bụi hồng làm chi

Nàng Kiều cho mình khơng cịn xứng đáng với Kim Trọng. Nhưng Kim Trọng có cái nhìn rất nhân bản và tiến bộ về phẩm hạnh của nàng Kiều

Như nàng lấy hiếu làm trinh

Bụi nào cho đục được mình ấy vay?

Về thân xác nàng bị đày đọa nhưng tâm hồn nàng không bị vẩn đục. Nàng Kiều đã phải bán mình để trả nghĩa cha mẹ, đó là hành động của liệt nữ. Trong 15 năm lưu lạc dù thân xác bị đọa đày nhưng tâm hồn nàng luôn hướng về cái tốt đẹp, về với quê hương, gia đình. Đúng như chàng Kim đã không tiếc lời ca ngợi nàng : “gương trong chẳng chút bụi trần”. Bụi trần theo tiếng Hán Việt là hồng trần. Nguyễn Du đã rất có ý thức khi dùng từ thuần việt thay cho từ Hán. Bằng chứng là để nói về bụi trần chỉ có duy nhất một lần tác giả dùng thay thế là hồng trần

Đùng đùng gió giục mây vần Một xe trong cõi hồng trần như bay

Đây là cảnh Mã Giám Sinh rước Kiều đi, Kiều đã chính thức dấn thân vào chốn đoạn trường 15 năm gió bụi. Rước dâu trong cảnh “gió giục mây

vần” như dự báo về cuộc đời lắm tai ương của nàng. Đây cũng là cảnh rước

cướp dâu của lũ vô lại trong cõi hồng trần mà mơ ảo, điên đảo làm người ta

khiếp sợ.

- Biểu tượng phong trần

Có nghĩa là gió bụi, gió thường cuốn theo bụi đường. Hình ảnh này gợi cho người ta liên tưởng đến thân phận nghèo hèn vất vả, lưu lạc nay đây mai đó, tha phương, lạc lồi phải chịu nhiều cơ cực. Trong truyện Kiều có 9 lần biểu tượng phong trần được sử dụng: dứt dây phong trần(986), kiếp phong trần(1078), đến phong trần cũng phong trần như ai(1192),đã đày vào kiếp phong trần(1273), phong trần kiếp chịu đã đày(1761),vinh hoa bõ lúc phong trần(2287), phong trần mài một lưỡi gươm(2445, phong trần chịu đã ê chề(2895),bắt phong trần phải phong trần(3243)

Trong văn học bác học khơng ít những biểu tượng như bụi,bụi trần, bụi hồng, hồng trần, bể trần, phong trần. Nhưng khi đề cập đến các biểu tượng xã

hội này chủ yếu các nhà nho đem đối lập “môi trường quan lại” lừa lọc, thanh trừng nhau với “ thiên nhiên trong sạch”, tức là xã hội được nhìn dưới lăng kính đạo đức. Truyện Kiều không như vậy, ông đã đứng từ tư thế của nạn

nhân xã hội để viết về chính xã hội đó. Nguyễn Trãi sau khi từ quan về ở ẩn ở Cơn Sơn đã có những dịng tâm sự

Sen giữa bùn vẫn cốt cách Rũ bao nhiêu bụi, bụi lầm

Vẫn là những bùn, những bụi đó nhưng chỉ là sự đối lập giữa cuộc sống thanh bạch, thiên nhiên xung quanh ông với cuộc sống nơi chốn quan trường. Ơng nhìn dưới lăng kính chủ quan của một nhà đạo đức ln có ý thức răn mình, răn con cháu. Nguyễn Du đã vượt lên những sáng tác trước đó khi ơng nhìn xã hội bụi bặm, nhơ nhớp, bẩn thỉu đúng như những gì nhân vật cảm nhận. Để lý giải sự khác nhau về tư tưởng được thể hiện trong thơ của hai nhà thơ lớn của dân tộc là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du, ta phải đặt hai ông vào

thời đại mà các ông đang sống để lý giải. “Nguyễn Trãi là tác gia sống trong những thế kỷ đầu tiên của sự nghiệp xây dựng quốc gia tự chủ và liên tục có nạn ngoại xâm nên mối quan tâm chính của tác giả tập trung vào văn hóa chính trị và mơ hình nhân cách lý tưởng đáp ứng những địi hỏi của lịch sử. Không kể sự suy thoái của các triều đại, những vị vua sáng lập thường là những người tài đức, biết thu phục nhân tâm nên tạo nên niềm tin về tính hiệu quả của nền đức trị, nhân chính. Cịn Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đã rất khác…các tập đoàn phe phái tranh hùng tranh bá đe dọa nền hịa bình và ổn định của đất nước… thực tế lịch sử đã phá vỡ những niềm tin không tưởng về khả năng thực hành tư tưởng thân dân, về đức cao của người lãnh đạo, về nền nhân chính”( Trần Nho Thìn). Vì vậy Nguyễn Trãi thiên về nền chính trị lý tưởng, sáng tác của ông luôn được viết dưới góc độ đạo đức. Cịn Nguyễn Du gần như mất niềm tin ở nền pháp trị nơi ơng sống, trong thơ ơng ít xuất hiện những khái niệm chính trị văn hóa, mà thiên về tính hiện thực và phê phán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)