Biểutượng gió mưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 58 - 59)

Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.2 Các biểu tƣợng diễn tả xã hội

2.2.2 Biểutượng gió mưa

Theo chúng tơi hảo sát có 23 lần tác giả sử dụng từ mưa và đại đa số trong đó mang nghĩa biểu tượng. Biểu tượng mưa không đứng riêng rẽ mà luôn kết hợp với biểu tượng gió để nâng cao hiệu quả biểu đạt. Trong thực tế ta cũng nhận thấy mưa gió thì thường đi kèm với nhau, mà thường mưa to thì mới có gió. Mưa gió gợi cho người ta cảm giác bất an, lo sợ , mà đặc biệt nàng Kiều lại đơn độc nơi đất khách quê người thì mưa to gió lớn càng tạo cảm giác đơn độc, nhớ quê của người tha hương. Ngay từ đầu tác phẩm khi các nhân vật hình dung về tương lai biến đổi, bất định đã dùng hình ảnh “rày

gió mai mưa”(337), khi kết hợp biểu tượng gió mưa thì chỉ có lần duy nhất

tác giả sử dụng dùng để chỉ tình cảnh của chàng Kim trong tưởng tượng của nàng Kiều

Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm

Cịn những lần kết hợp cịn lại đều chỉ tình cảnh của nàng Kiều nơi đất khách quê người: gió kép mưa đơn(1111), một phen mưa gió tan tành một phen(1742), càng gió càng mưa(1285), xét mình dãi gió dầu mưa đã nhiều(3080), bấy chày gió táp mưa sa(3099). Có khi tình cảnh lạc lồi , bị gió

dập sóng vùi của nàng Kiều lại được đặt ở miệng lưỡi của tên lừa đảo như Sở Khanh “dù khi gió kép mưa đơn. Có ta đây cũng chẳng cơn cớ gì”. Trước

Nguyễn Du và sau Nguyễn Du khơng ít người đã đưa biểu tượng gió mưa vào trong thơ ca. Nhưng Truyện Kiều của Nguyễn Du,với cách sử dụng những kết hợp từ đầy sức sáng tạo, quen thuộc mà cũng đầy mới mẻ bất ngờ đã tạo hiệu quả nghệ thuật to lớn cho ta hình dung về cuộc đời lắm tai nhiều họa, đầy bão tố phong ba của nàng Kiều, diễn tả những gian nan do xã hội đặt ra cho con người, sự chà đạp của xã hội đối với con người. Sau này gió mưa đi vào thơ

ca hiện đại khơng cịn mang ý nghĩa biểu tượng cho những tai họa trắc trở trong cuộc đời con người , mà nó dịu dàng hơn, gần gũi hơn , nó thường là chứng nhân, là cái cớ để đến với tình u của đơi lứa u nhau, là cái cớ để buồn để vui của con người. Trong cõi đời mưa gió thường gợi cảm xúc buồn bã, cơ đơn. Điều này có thể cắt nghĩa được bởi thời đại. Thời đại mà Nguyễn Du đang sống là một xã hội đầy bất trắc, con người nhỏ bé trước thiên nhiên, vũ trụ, con người bị nhiều thế lực đàn áp với thiết chế phong kiến bóp nghẹt quyền sống của họ. Cịn sang thời hiện đại thì con người được cởi trói về tư tưởng, được quyền sống quyền yêu theo rung động của con tim. Họ khơng cịn cảm giác rợn ngợp trước thiên nhiên nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 58 - 59)