Sắc lệnh bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Đông Dương năm 1946, Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh năm 1984, Luật di sản Văn hóa năm 2001, sửa đổi 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn miếu hà nội giai đoạn 1884 1945 (qua tài liệu lưu trữ) 002 (Trang 97 - 100)

đúng vai trò của di sản thời bao cấp, hàng loạt di tích lịch sử văn hóa trong đó Văn Miếu Hà Nội đã bị lấn chiếm, xuống cấp nghiêm trọng.

Trên tinh thần đổi mới, từ sau năm 1986, Văn Miếu và nhiều di tích tại Hà Nội đã được trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị. Ngày nay, Văn Miếu đã trở thành một địa chỉ văn hóa – du lịch tiêu biểu của Thủ đô, hàng năm đón trên 1,5 triệu lượt du khách trong nước, quốc tế đến tham quan, học tập, trong đó có hàng trăm đoàn khách ngoại giao và hàng trăm trường học các cấp trong cả nước; đây cũng là nơi tổ chức nhiều hoạt động (triển lãm, cuộc thi, hội thảo khoa học...) tuyên truyền về Văn Miếu và lịch sử khoa cử. Đó là những bằng chứng cho thấy các giá trị văn hóa truyền thống hội tụ tại Văn Miếu Thăng Long – Hà Nội từ ngàn xưa vẫn được trân trọng, bảo tồn và có nhiều ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống hiện đại.

Gần 70 năm sau, nhìn lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động của Hà Nội ngàn năm văn vật, chúng ta thấy rằng: tinh thần đấu tranh bảo tồn Văn Miếu của các sĩ phu và nhân dân Hà thành (giai đoạn 1884-1945) không chỉ xuất phát từ ý thức tự vệ của người Việt khi đất nước bị xâm lược mà phần nào còn phản ánh sức sống mãnh liệt của các yếu tố văn hóa dân tộc trước sự thâm nhập, giao thoa, lấn lướt của văn hóa phương Tây, cũng như minh chứng cho tầm ảnh hưởng của Văn Miếu Hà Nội nói riêng và Nho học nói chung và trong lòng xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Bằng tinh thần dân tộc này, bất chấp khói lửa chiến tranh, cha ông chúng ta xưa đã gìn giữ cho Thăng Long – Hà Nội một hệ thống di tích lịch sử văn hóa đồ sộ185. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, các di sản văn hóa Việt Nam đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức lớn; không ít các di tích bị thần thánh hóa, thương mại hóa, bị làm sai lệch trong quá trình tu sửa, thậm chí bị phá hủy để xây mới…186 Bởi vậy, những kinh nghiệm rút ra từ việc bảo tồn Văn

185 Theo thống kê của Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội, đến năm 2000 trên toàn Thành phố (Hà Nội cũ) trên 2000 di tích và danh thắng; hiện nay, tại Thủ đô (sau khi Hà Nội sát nhập với Hà Tây) có trên 5000 di cũ) trên 2000 di tích và danh thắng; hiện nay, tại Thủ đô (sau khi Hà Nội sát nhập với Hà Tây) có trên 5000 di tích và danh thắng.

186 Theo thống kê của Trung tâm HĐ VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong Đề tài khoa học “Các giải pháp quản lý, bảo vệ, tu bổ các di chỉ Nho học Việt Nam” thì đến năm 1992 trong cả nước ta vẫn còn gân 1000 di tích quản lý, bảo vệ, tu bổ các di chỉ Nho học Việt Nam” thì đến năm 1992 trong cả nước ta vẫn còn gân 1000 di tích

Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 là những bài học quí về công tác giáo dục ý thức trân trọng truyền thống, phân cấp quản lý di sản hợp lý và huy động nhiều nguồn lực bảo tồn di sản … để chúng ta chiêm nghiệm và áp dụng vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Nho học nói riêng và di sản văn hóa Việt Nam nói chung./.

MỘT SỐ VĂN BẢN, GIẤY TỜ LƢU TRỮ VỀ VĂN MIẾU HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1884-1945 VỀ VĂN MIẾU HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1884-1945 Nguồn: Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia I Hà Nội Theo các nội dung sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn miếu hà nội giai đoạn 1884 1945 (qua tài liệu lưu trữ) 002 (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)