Công văn số 4157D của Quan Đốc lý thành phố Hà Nội gửi ông Đinh Văn Ca mở đình Văn Miếu ngày 26/9/1934, Phông tòa Đốc lý Hà Nội trước 1945 (No 3173, tr 128), Phông Sở Địa chính và Nhà cửa thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn miếu hà nội giai đoạn 1884 1945 (qua tài liệu lưu trữ) 002 (Trang 46 - 48)

26/9/1934, Phông tòa Đốc lý Hà Nội trước 1945 (No 3173, tr 128), Phông Sở Địa chính và Nhà cửa thành phố Hà Nội (No768, F94, tr 98), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội.

Năm 1936, nhằm ngăn chặn sự lạm dụng tôn giáo và đưa việc quản lý các đình, chùa vào trật tự, Đốc lý Hà Nội đã ban hành nghị định số 387 ngày 14/9/1936 qui định đổi tên các Hội đồng quản lý đình, đền, chùa ở Hà Nội (trong đó có Hội đồng quản lý Văn Miếu) thành các Ban Hội đồng trị sự, gồm 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch, 1 thư ký, 1 thủ quỹ và 2 thành viên99.

Đến năm 1946, Ban Trị sự này được đổi thành Văn Miếu học hiệp hội có trụ sở Hội đóng tại 18 phố Hàng Vôi - Hà Nội, Hội trưởng là cụ Hoàng Huân Trung, người làng Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội; tiếp đó trong phong trào văn hóa cứu quốc, Văn Miếu học hiệp hội đã sát nhập với Hội Văn học thành lập ra

Hội Văn miếu Văn học Hiệp hội (gọi tắt là Hội Văn Miếu Văn học)100; từ sau

năm 1952, Hội này trở thành một ban trực thuộc Việt Nam Văn hoá hiệp hội.

Mặc dù hoạt động còn mang tính tự nguyện và bị lệ thuộc nhiều vào chính quyền thuộc địa nhưng trong suốt giai đoạn 1884-1945, Hội đồng quản lý Văn Miếu đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn Văn Miếu.

Trong giai đoạn từ 1884 đến 1909, khi Văn Miếu bị biến thành trại lính, trường lính khèn, bệnh xá, các sĩ phu - thành viên Hội đồng đã biết lợi dụng chính sách cai trị khá rộng mở dưới thời Toàn quyền Paul Bert, Jean Louis de Lanessan, Paul Doumer để gửi đơn, thư đòi trả lại Văn Miếu cho người Việt thờ cúng và tiến hành được 3 đợt tu sửa Ngôi miếu101; đến giai đoạn 1930 -1945 lại dựa vào luật bảo vệ di tích để yêu cầu chính quyền thành phố Hà Nội tiếp tục cho tu sửa và hoàn trả lại cho Văn Miếu những phần đất đã bị chia cắt, chiếm dụng sai mục đích. Hội đồng quản lý Văn Miếu cũng là tổ chức chịu trách nhiệm quản lý kinh phí, theo dõi, giám sát việc tu sửa, cũng như tổ chức tế lễ tại Văn Miếu Hà Nội.

99 Đào Thị Diến (2010), Hà Nội qua tài liệu lưu trữ, Nxb Hà Nội, trang 304

100Lê Thanh Hiền, Hai sự kiện văn hóa có giá trị bị lãng quên hơn 60 năm, trang 2, lưu tại Thư viện Trung tâm HĐ VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trích từ nguồn Tập san nghiên cứu Nho y số 2, 10/1946, tr 7 HĐ VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trích từ nguồn Tập san nghiên cứu Nho y số 2, 10/1946, tr 7

Hoạt động của Hội đã thu hút, lôi kéo được sự ủng hộ của nhiều nhà Nho và một số viên chức Pháp tham gia vào việc bảo tồn Văn Miếu. Sự kiện 32 nhà Nho Bắc kỳ đồng loạt ký vào lá đơn đề nghị Thành phố hoàn trả Hồ Văn ngày 31/7/1939 và việc giới chức sắc Phâp đã không “lơ là” khi giải quyết “sự vụ Văn Miếu” trong suốt 62 năm (1884-1945) đã khẳng định vai trò hoạt động khá tích cực của Hội đồng quản lý Văn Miếu. Có thể khẳng định rằng nếu không có sự đóng góp tích cực của Tổ chức này thì Văn Miếu Hà Nội hoàn toàn đã có thể phải chịu chung số phận bi thảm của Thành cổ, chùa Báo Ân, chùa Báo Thiên và nhiều di tích lịch sử - văn hóa khác tại Hà Thành trong chiến tranh102.

Từ sau tháng 9/1945, ngoài sự quản lý của Chính Phủ Bảo hộ Pháp, Văn Miếu Hà Nội còn nhận được sự quan tâm của Chính phủ Cụ Hồ. Sắc lệnh ký ngày 23/11/1945 của Hồ Chủ tịch về vấn đề bảo tồn cổ tích là văn bản pháp qui đầu tiên đặt Văn Miếu vào diện được bảo vệ.

Đặc biệt, sự kiện Chủ tịch Hồ Chủ Tịch (ngày 21/10/1945 ) và quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng (ngày 22/9/1946) đến Văn Miếu dự lễ tế Thu và làm Chủ tế đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Văn Miếu Hà Nội và quan điểm của Chính phủ về vấn đề phát triển văn hóa đất nước trên cơ sở bảo lưu yếu tố văn hóa truyền thống, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.

Việc Chính phủ ưng chuẩn, đặt làm định chế thông tri toàn quốc quyết định chọn ngày sinh nhật Khổng (27/8 âm lịch) là ngày tế hàng năm thay cho ngày tế Đinh cũ (theo đề xuất của Văn Miếu Văn học hiệp hội năm 1946) được coi là những chính sách đầu tiên của Chính quyền Cách mạng đối với Văn Miếu Hà Nội103.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn miếu hà nội giai đoạn 1884 1945 (qua tài liệu lưu trữ) 002 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)