Temple deLa Paix, Léonard Aurousseau Tạp chí Đông Dương, tập XX Số ra từ tháng 07 đến tháng 11/1913.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn miếu hà nội giai đoạn 1884 1945 (qua tài liệu lưu trữ) 002 (Trang 36 - 41)

So với diện mạo giai đoạn 1884-1945, kiến trúc Văn Miếu ngày nay cũng biến đổi nhiều. Tuy khuôn viên Ngôi miếu vẫn gồm 5 khu vực, bao quanh bằng tường gạch vồ, trải rộng trên diện tích hơn 5 ha song hiện trạng bên trong đã có những đổi thay: ngôi đền thờ Thổ địa ở sát cổng chính và 2 bàn thờ xây bằng vôi vữa trong 2 đình bia đã hoàn toàn biến mất. Bức hoành phi “Văn Miếu” treo chính giữa phía trên hương án tại nhà Bái Đường thời kỳ trước đã được thay bức

Vạn thế sư biểu” làm năm Đồng Khánh thứ 3 (1888).

Tại khu vườn bia, năm 1994, các tấm bia được sắp đặt lại ngay ngắn, nâng cao cốt nền lên 25cm, 8 tòa nhà che bia được xây dựng lại, hài hòa với không gian kiến trúc cổ của 82 tấm bia Tiến sĩ, giếng Thiên Quang, hai bi đình và lầu Khuê Văn các.

Trên khu vực nền cũ của trường Quốc Tử Giám xưa, sau năm 1950, chỉ còn lại ngôi miếu thờ Mẫu nhỏ, tòa điện Khải Thánh đã bị thiêu hủy năm 1947. Tại đây, năm 2000, để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (1010 -2010), khu Thái học được phục dựng lại để thờ Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, các vị vua có công sáng lập Văn Miếu – Quốc Tử Giám, phát triển nền văn hóa, giáo dục Việt Nam như: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống của Hà Nội (xem sa bàn 1.6 trang 39).

Tiểu kết

Thời Lý, Trần, Lê, Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long - Hà Nội giữ vai trò là Trung tâm thờ tự Nho giáo, giáo dục – đào tạo quan lại, trí thức Nho học lớn nhất Việt Nam thời quân chủ. Đến đầu thời Nguyễn, Văn Miếu Hà Nội chỉ còn là Văn miếu hàng tỉnh, chức năng giáo dục giảm thiểu dần, rồi mất hẳn, song đây chính là nơi đã hun đúc, bảo tồn nhiều truyền thống quí báu có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong của Ngôi miếu sau này.

Thời Pháp thuộc, trong giai đoạn 1884-1945, chịu chung số phận mất nước của toàn dân tộc, Văn Miếu cũng như nhiều công trình lịch sử văn hóa

khác ở Hà Nội đã bị biến đổi mục đích sử dụng. Văn Miếu Hà Nội lúc thì bị Quân đội Pháp biến thành trại lính khố đỏ, lúc thành trường lính khèn, khi lại bị biến thành bệnh xá, bị chia cắt, chiếm dụng đất để sử dụng vào các mục đích dân sự…vv.

Những sự kiện này đã châm ngòi cho cuộc đấu tranh bảo tồn di sản của nhân dân Hà thành do các sĩ phu Hà Nội, Hà Đông dẫn đầu trong suốt 62 năm với hai giai đoạn nhỏ: từ 1884 đến 1902: yêu cầu quân đội Pháp rút quân ra khỏi Văn Miếu và trả lại Ngôi miếu cho người Việt thờ cúng; từ 1903 đến 1945: yêu cầu trùng tu và trả lại cho Văn Miếu những phần đất đã bị chính quyền bảo hộ chia cắt chiếm dụng trong quá trình qui hoạch lại Thành phố Hà Nội.

Để tranh thủ sự ủng hộ của giới sĩ phu người Việt và thực hiện chính sách “hợp tác – khai hóa”, chính phủ bảo hộ Pháp đã từng bước cho rút hết lực lượng quân sự ra khỏi Văn Miếu, trả lại cho Ngôi miếu chức năng thờ cúng (năm 1902), trả lại khu vực Hồ Văn, Vườn Giám (1940-1941), đồng thời nhiều lần cấp kinh phí tu sửa Văn Miếu81.

Thời kỳ này, diện mạo Văn Miếu Hà Nội đã có nhiều thay đổi. Mặt bằng diện tích bị thu hẹp về phía Bắc. Trường Quốc Tử Giám đã bị dỡ bỏ. Trong khuôn viên Ngôi miếu xuất hiện thêm một số công trình mới như: Tứ trụ, Văn Miếu môn, Khuê Văn các, điện Khải Thánh, đền thờ Thổ địa và điện thờ Mẫu và một số cánh cổng bằng sắt hiện đại bị thêm vào trong quá trình tu sửa.

Như vậy, sự chuyển biến của Văn Miếu Hà Nội trong giai đoạn 1884- 1945 không chỉ hiện hữu trong những biến đổi về mục đích sử dụng mà về phương diện kiến trúc, thờ tự cũng có đổi thay. Các sắc thái đặc thù đó được phản ánh khá rõ nét trong quá trình quản lý, tu sửa và tổ chức tế lễ tại Văn Miếu.

CHƢƠNG 2

QUẢN LÝ, TẾ LỄ Ở VĂN MIẾU HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1884-1945

2.1. QUẢN LÝ VĂN MIẾU HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1884-1945

2.1.1. Quản lý Văn Miếu trƣớc 1884:

Với chức năng thờ Khổng Tử và đào tạo nhân tài cho đất nước,Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long ngay từ khi thành lập đã được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các bậc Đế vương và sự quản lý, giám sát chặt chẽ của bộ Lễ và bộ Lại.

Việc bổ nhiệm quan lại trông nom, cai quản công việc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được tuyển chọn kỹ lưỡng. Người được bổ nhiệm phải là người hiền lương, thông hiểu kinh sách và thường là các quan đại thần trong triều.

Thời Lý – Trần, bộ máy quan chế tại đây nhìn chung chưa hoàn bị. Đến năm 1272, nhà Trần bắt đầu đặt chức Tư nghiệp đứng đầu trường Giám. Quan Tư nghiệp có nhiệm vụ giảng dạy Tứ thư, Ngũ kinh cho Hoàng Thái tử và hầu nơi Vua đọc sách.

Đến thời Lê, Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở thành trung tâm giáo dục lớn nhất của cả nước. Cơ cấu bộ máy quản lý Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã tương đối hoàn chỉnh. Sách Lê triều quan chế ghi: Quốc Tử Giám có 1 viên Tế Tửu, 1 viên Tư nghiệp, 5 viên Ngũ kinh Giáo thụ, 5 viên Ngũ kinh Học chính và 1 viên Giám bạ82.

Tế Tửu (hàm tứ phẩm) và Tư nghiệp (tòng tứ phẩm) là những vị quan đứng đầu Quốc Tử Giám, được tuyển chọn trong số những vị quan đã đỗ Tiến sĩ, có tài năng, đức độ, “phụng mệnh nhà Vua trông coi nhà Văn Miếu (Văn Miếu – Quốc Tử Giám), rèn tập sĩ tử, hàng tháng theo đúng kỳ cho (Nho sinh)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn miếu hà nội giai đoạn 1884 1945 (qua tài liệu lưu trữ) 002 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)