Tế Tam sinh gồm Bò –Dê – Lợn Thời kỳ đầu, nhà Triều Nguyễn dùng Trâu để tế thay Bò, sau đó vì thiếu sức kéo trong sản xuất nông nghiệp nên quay lại dùng Bò để tế lễ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn miếu hà nội giai đoạn 1884 1945 (qua tài liệu lưu trữ) 002 (Trang 50 - 51)

kéo trong sản xuất nông nghiệp nên quay lại dùng Bò để tế lễ.

110Đại Việt sử ký toàn thư (1993), Nxb KHXH, tập 3, tr 73; Đỗ Hương Thảo (2000), Văn Miếu – Quốc Tử Giám và hệ thống Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ (chủ yếu qua tư liệu ở Hà Nội và khu vực phụ cận) – Phần tế lễ, Luận văn và hệ thống Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ (chủ yếu qua tư liệu ở Hà Nội và khu vực phụ cận) – Phần tế lễ, Luận văn Thạc sĩ – lưu tại Thư viện Văn miếu Hà Nội : Nhạc vũ tế ở Đàn Nam Giao tấu nhạc 9 lần và dùng chữ Thành, ở đàn Xã tắc tấu nhạc 7 lần và dùng chữ Phong, còn tế Khổng Tử thì tấu 6 lần và dùng chữ Văn.

dâng tuần rượu tấu chương Chiêu Văn, lúc triệt soạn tấu chương Bính Văn, lúc tiễn thần tấu chương Huy Văn111). Nhạc khí gồm chuông, trống, khánh, đàn, sáo. Việc tế lễ tại Văn miếu quốc gia thời Nguyễn thường do nhà Vua đích thân làm Chủ tế. Những năm nhà Vua không đi tế Khổng Tử được, người thay nhà Vua đến tế ở Văn miếu là Hoàng tử hoặc quan Nhất, Nhị phẩm, đến tế ở đền Khải Thánh là quan văn Tam phẩm.

Nghi lễ tế và lễ vật dâng tế tại Văn miếu hàng tỉnh đơn giản hơn nhiều so

với Văn miếu quốc gia. Năm Đinh Dậu, Minh mạng thứ 18 (1837) triều đình qui định: Về phẩm vật để tế lễ: tại Văn miếu tế chính vị Tiên sư trâu, dê, lợn mỗi loại 1 con ; tế phối vị Đông, Tây đều dùng một con lợn; tế Tiên triết cũng dùng một con lợn; thờ phụ dùng 5 con lợn. Tại điện Khải Thánh tế chính vị 1 con lợn, Phối vị cũng 1 con lợn, thờ phụ cũng 1 con lợn; quả phẩm hương nến, trầu cau các ban đều đủ cả. Về âm nhạc chỉ dùng chuông, trống và nhạc nhỏ cổ suý.

Việc tế lễ tại Văn miếu các địa phương do các quan đứng đầu tỉnh, Học chính, Văn thân có tiếng đứng ra tổ chức. Trong lễ tế có rất nhiều Nho sinh và nhân dân trong tỉnh đến dự.

Hoạt động tế lễ tại Văn Miếu Thăng Long – Hà Nội được thực hiện nghiêm túc theo đúng điển lễ và duy trì đều đặn suốt từ triều Lý đến triều Nguyễn. Riêng trong giai đoạn thuộc Pháp, dưới sự chi phối của các yếu tố văn minh phương Tây và điều kiện chiến tranh nên việc tế Khổng ở Văn Miếu Hà Nội ít nhiều bị gián đoạn, thay đổi về hình thức song mục đích chung vẫn nhằm ca ngợi đạo Nho và cổ vũ cho tinh thần học tập Nho học của địa phương và đất nước.

2.2.2. Tế lễ ở Văn Miếu Hà Nội đoạn 1884-1945

Trong giai đoạn 1884-1945, do chức năng chính còn lại của Văn Miếu là thờ cúng nên sinh hoạt văn hóa duy nhất được tổ chức tại Văn Miếu Hà Nội là tế Khổng Tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn miếu hà nội giai đoạn 1884 1945 (qua tài liệu lưu trữ) 002 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)