Sinh viên nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quỹ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 31)

9. Kết cấu luận văn

2.1. Thực trạng tình hình nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên cao học

2.1.2. Sinh viên nghiên cứu khoa học

2.1.2.1. Những thành tích đạt đư c trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Hoạt động NCKH của sinh viên Trƣờng ĐHKHTN từ nhiều năm nay đã đƣợc Trƣờng quan tâm tạo điều kiện phát triển, đặc biệt từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế mới về NCKHSV (Quyết định số 08/2000/QĐ- BGD&ĐT) trong các trƣờng đại học và cao đẳng, đã nêu rõ mục đích, nội dung NCKH, việc đánh giá cũng nhƣ chế độ đối với sinh viên và cán bộ hƣớng dẫn có thành tích, NCKHSV đã trở thành phong trào thƣờng niên và phát triển sâu rộng trong toàn trƣờng.

Công tác NCKH của sinh viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo. Ngoài việc tập dƣợt cho sinh viên NCKH, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, còn góp phần phát hiện và bồi dƣỡng tài năng trẻ cho đất nƣớc.

Qua nhiều năm liên tục, hoạt động NCKH sinh viên Trƣờng ĐHKHTN đƣợc triển khai với quy mô lớn và ngày càng có chất lƣợng cao.

Trong tháng phát động phong trào NCKHSV, không khí thi đua sôi nổi diễn ra ở khắp các khoa trong trƣờng. Hoạt động NCKH của sinh viên Trƣờng ĐHKHTN tổ chức theo 2 vòng: vòng thứ nhất ở cấp Khoa, vòng thứ hai ở cấp Trƣờng. Đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, các sinh viên đã chủ động đề xuất, thực hiện những đề tài theo nhiều hƣớng khác nhau và đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tại Hội nghị cấp Trƣờng, 8 báo cáo xuất sắc nhất đại diện cho 8 Khoa đƣợc lựa chọn đã trình bày các kết quả nghiên cứu của mình. Ngoài ra, Trƣờng còn có cơ cấu giải thƣởng “trình bày báo cáo hay và ý

29

tƣởng độc đáo” dành cho 3 báo cáo viên, tạo nên không khí thực sự sôi nổi đối với sinh viên tại Hội nghị cấp Trƣờng.

Sinh viên NCKH đạt kết quả cao cấp Trƣờng đƣợc xét gửi công trình dự thi cấp ĐHQGHN và cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, đƣợc cộng điểm vào bảng thành tích học tập cũng nhƣ có cơ hội nhận đƣợc nhiều học bổng và các suất du học nƣớc ngoài và có thể đƣợc giữ lại Trƣờng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp đại học.

Kết quả hoạt động NCKHSV trong giai đoạn 2010 - 2014 đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:

Bảng 2.3. Bảng số liệu kết quả hoạt động NCKHSV từ 2010 - 2014

Năm Số báo cáo

Giải cấp Trƣờng Giải cấp trên

Nhất Nhì Ba KK Giải/ Công trình dự thi Nhất Nhì Ba KK 2010 323 8 17 24 40 Giải cấp Bộ GD&ĐT 05/06 - 1 3 1 Giải cấp ĐHQGHN 08/20 1 2 3 2 2011 346 8 17 24 39 Giải cấp Bộ GD&ĐT 01/03 1 - - - Giải cấp ĐHQGHN 10/16 1 2 4 3 2012 337 8 17 25 45 Giải cấp Bộ GD&ĐT 04/04 2 - - 2 Giải cấp ĐHQGHN 10/16 1 1 3 5 2013 344 8 17 25 45 Giải cấp Bộ GD&ĐT 03/04 1 - 2 - Giải cấp ĐHQGHN 03/06 1 - 2 - 2014 340 8 16 25 59 Giải cấp Bộ GD&ĐT 04/04 - 1 - 3 Giải cấp ĐHQGHN 06/06 1 - 2 3

(Ngu n: Phòng Khoa học và Công nghệ, Trường ĐHKHTN)

30

Thông qua bảng số liệu thống kê về kết quả NCKH của sinh viên Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, có thể nhận thấy số lƣợng báo cáo và số lƣợng giải thƣởng giữa các năm là tƣơng đƣơng nhau (Biểu 2.1.). Điều này cho thấy sự ổn định trong hoạt động NCKHSV của nhà trƣờng, khi NCKHSV đã trở thành hoạt động thƣờng niên không thể thiếu của nhà trƣờng.

Biểu 2.1. Biểu đồ so sánh số lƣợng báo cáo NCKHSV và số lƣợng báo cáo đạt giải giữa các năm từ 2010 - 2014

(Ngu n: Phòng Khoa học và Công nghệ, Trường ĐHKHTN)

Đánh giá về những thành tích đạt đƣợc trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên, một số ý kiến từ các giảng viên và đại diện lãnh đạo các Khoa trong trƣờng nhƣ sau: 323 346 337 344 340 8 5 10 1 10 4 3 3 4 6 0 50 100 150 200 250 300 350 400

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số BC Giải cấp ĐHQGHN Giải cấp Bộ GD&ĐT

31

Hộp 2.2. Phỏng vấn về thành tích NCKH của sinh viên

“Nhiều sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học sau này đã trở thành các cán bộ trẻ chủ chốt tại các cơ sở nghiên cứu toán học hàng đầu của cả nƣớc nhƣ Khoa Toán - Cơ - Tin học, Viện Toán học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Đa số sinh viên đều sau khi tốt nghiệp đều tiếp tục con đƣờng nghiên cứu khoa học, làm nghiên cứu sinh ở nƣớc ngoài, hoặc trong nƣớc.”

(TS., giảng viên Khoa Toán - Cơ - Tin học, 9/2015)

“Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Khoa Toán - Cơ - Tin học đã đạt đƣợc một số thành tích nhất định. Các sinh viên tham gia NCKH bƣớc đầu đƣợc làm quen với công việc NCKH và thông qua các hoạt động viết báo cáo, trình bày… những kỹ năng “mềm” cơ bản của một nhà nghiên cứu cũng đƣợc rèn rũa.”

(TS.,giảng viên Khoa Toán - Cơ - Tin học, 9/2015)

“Phong trào NCKH trong sinh viên Khoa Vật lý đƣợc phát động trong sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tƣ, các giáo viên chủ nhiệm luôn động viên cổ vũ các em tham gia nghiên cứu khoa học tại các bộ môn, trung tâm, phòng thí nghiệm trong Khoa. Các cán bộ trong Khoa luôn nhiệt tình nhận giúp đỡ hƣớng dẫn khoa học đối với sinh viên có nguyện vọng tham gia NCKH, làm quen với các phƣơng pháp nghiên cứu, tiếp cận với các nghiên cứu chuyên sâu và các thiết bị phục vụ cho NCKH.”

(Đại iện BCN Khoa Vật lý, 9/2015)

“Sinh viên thực sự xem hội nghị Khoa học sinh viên là một ngày hội lớn trong thời gian học tập tại Trƣờng, tại Khoa. Các sinh viên có báo cáo tại hội nghị, đặc biệt là các sinh viên đạt giải hết sức tự hào về thành tích NCKH của mình, làm gƣơng cho các sinh viên khác phấn đấu.”

(TS., giảng viên Khoa Sinh học, 9/2015)

“Trong vòng mƣời năm trở lại đây, hội nghị Khoa học sinh viên Khoa Hóa học đã thu hút đƣợc một số lƣợng lớn sinh viên/nhóm sinh viên tham gia. Bình quân đạt 70 báo cáo/năm. Nhiều báo cáo đã đạt đƣợc giải cao cấp Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN và cấp Bộ (Quỹ VIFOTEC).”

(Đại diện BCN Khoa Hóa học, 9/2015)

32

2.1.2.2. Những yếu tố ảnh hư ng và khó khăn khi sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học

Thực tế cho thấy, hoạt động NCKHSV của Trƣờng ĐHKHTN trong những năm qua đã đạt đƣợc một số thành tựu rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hoạt động này chƣa thật sự lan tỏa tới toàn thể sinh viên trong nhà trƣờng, chƣa thực sự đạt đƣợc mục tiêu mà Trƣờng đề ra là kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học hƣớng đến mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến, trong đó đặc biệt chú trọng biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, đồng thời góp phần phát hiện và bồi dƣỡng tài năng trẻ cho đất nƣớc.

So sánh giữa số lƣợng sinh viên tham gia NCKH với tổng số sinh viên trong toàn trƣờng, ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.4. Tỷ lệ sinh viên tham gia NCKH so với tổng số sinh viên Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Sinh viên 5010 5161 5923 5133 5709

SVNCKH 528 539 642 587 556

Tỷ lệ % 10,53 10,44 10,83 11,43 9,73

(Ngu n: Phòng Khoa học và Công nghệ; Phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Trường ĐHKHTN)

“Nghiên cứu khoa học của sinh viên đã thực sự đóng góp vào việc nâng cao chất lƣợng đào tạo sinh viên. Các sinh viên tham gia NCKH đã nâng cao đƣợc kỹ năng thực nghiệm, khả năng giải quyết các vấn đề của khoa học. Thông qua việc tham gia báo cáo tại hội nghị khoa học, sinh viên đƣợc nâng cao kỹ năng trình bày, phân tích các vấn đề khoa học, qua đó nhân rộng ảnh hƣởng đến các sinh viên khác. Các thành tích NCKH đã giúp sinh viên có nhiều cơ hội thành công khi nộp đơn xin đào tạo sau đại học ở nƣớc ngoài cũng xin việc làm ở trong nƣớc.”

(Đại iện BCN Khoa Sinh học, 9/2015)

33

Biểu 2.2. Biểu đồ so sánh số lƣợng sinh viên và SVNCKH

(Ngu n: Phòng Khoa học và Công nghệ; Phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Trường ĐHKHTN)

Nhƣ vậy, bình quân chỉ khoảng 10% sinh viên toàn trƣờng có tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, con số 10% trên cũng chỉ phản ánh bề ngoài của vấn đề. Khi chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế với câu hỏi: “Bạn đánh giá thế nào về hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên (NCKHSV) Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay?”, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.5. Sinh viên đánh giá về hoạt động NCKHSV Ý kiến trả lời Số lƣợng phiếu

(100)

Tỷ lệ %

Hoạt động rất hiệu quả 13 13%

Chƣa thực sự lan tỏa tới sinh viên 72 72%

Còn mang nặng tính hình thức, phong trào 53 53%

Không biết có hoạt động này trong nhà trƣờng 8 8%

Không quan tâm nên không có ý kiến 7 7%

(Ngu n: Khảo sát thực tế) 5010 5161 5923 5133 5709 528 539 642 587 556 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số SV SVNCKH

34

Biểu 2.3. Sinh viên đánh giá hoạt động NCKHSV

(Ngu n: khảo sát thực tế)

Theo đó, có đến 72% số ngƣời đƣợc hỏi cảm thấy NCKH “chƣa thật sự lan tỏa tới sinh viên”, 53% cho rằng làm nghiên cứu còn “mang nặng tính hình thức, phong trào”. Không chỉ thế, còn có một bộ phận sinh viên nhận thức chƣa đầy đủ về hoạt động nghiên cứu, cho rằng việc đó chỉ có thể do những ngƣời có chuyên môn học thuật thực hiện và hoàn toàn “không biết có phong trào này trong nhà trƣờng” (chiếm 8% số phiếu đƣợc hỏi). Chỉ có 13% tổng số ngƣời đƣợc hỏi hài lòng với hoạt động NCKHSV trong nhà trƣờng hiện nay. Đây là con số quá ít so với định hƣớng nghiên cứu của nhà trƣờng. Đáng chú ý, con số này lại tƣơng đƣơng với số “Không quan tâm nên không có ý kiến” (7%) và “hoàn toàn không biết có phong trào này trong nhà trƣờng” (8%). Điều này cho thấy hiện vẫn tồn tại bộ phận sinh viên bàng quan với hoạt động nghiên cứu khoa học, cho rằng sinh viên chỉ có việc đi học và đi thi, cuối khóa lấy bằng ra trƣờng là xong.

Tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi thu đƣợc câu trả lời nhƣ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Hoạt động

rất hiệu quả Chưa thực sự lan toả tới sinh viên

Còn mang nặng tính hình thức, phong trào Không biết có hoạt động này trong nhà trường Không quan tâm nên không có ý kiến 13% 72% 53% 8% 7%

35

Hộp 2.3. Sinh viên đánh giá về hoạt động NCKHSV

Liên quan đến hoạt động NCKHSV, chúng tôi đã tiến hành khảo sát để tìm hiểu về tần suất tham gia NCKH của sinh viên. Với câu hỏi: “Trong suốt quá trình học tập, bạn đã từng tham gia nghiên cứu khoa học lần nào chƣa?”, kết quả thu đƣợc là:

Bảng 2.6. Mức độ tham gia NCKH của sinh viên Ý kiến trả lời Số lƣợng phiếu

(100)

Tỷ lệ %

Chƣa bao giờ 78 78%

Một lần 10 10%

Hai lần 2 2%

Hơn hai lần 0 0%

Không trả lời 10 10%

(Ngu n: Khảo sát thực tế)

“Tôi có thể khẳng định phong trào NCKH chƣa thật sự lan tỏa tới mọi sinh viên. Nhƣng cũng có không ít sinh viên thiếu năng động và tự lập trong quá trình học tập, dễ dàng hài lòng với những kiến thức đƣợc trang bị sẵn và ít có nhu cầu tạo ra hay khám phá kiến thức ở chiều sâu hơn hay ở tầm rộng hơn. Bên cạnh đó, sự hiểu biết của sinh viên về NCKH chƣa đầy đủ, nhiều ngƣời chƣa hiểu rõ thế nào là NCKH, không biết bắt đầu từ đâu, cần chuẩn bị những gì và xúc tiến ra sao.”

(Chủ tịch HSV Trường ĐHKHTN, nhiệm kỳ 2012 - 2014)

36

Nhƣ vậy, có 12% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng đã từng ít nhất một lần tham gia NCKH, kết quả này cũng khá tƣơng đồng với con số thống kê của Phòng KH&CN ở trên (Bảng 2.3). Và có tới 78% số phiếu đƣợc hỏi trả lời chƣa từng tham gia NCKH cũng nêu lên thực trạng chung của nhà trƣờng, đó là hoạt động NCKHSV chƣa thật sự lan tỏa tới sinh viên.

Đi sâu hơn về vấn đề này, với câu hỏi: “Kinh nghiệm nghiên cứu mà bạn đã trải qua?”, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.7. Kinh nghiệm NCKH của sinh viên Ý kiến trả lời Số lƣợng phiếu

(100)

Tỷ lệ %

Chủ trì đề tài 7 7%

Thƣ ký đề tài 0 0%

Tham gia nghiên cứu 10 10%

Chƣa có kinh nghiệm gì 71 71%

Không trả lời 10 10%

(Ngu n: Khảo sát thực tế)

Phân tích kết quả thu đƣợc, chúng tôi nhận thấy phần lớn sinh viên chƣa có kinh nghiệm gì về NCKH (71%), chỉ có tổng số 17% số ngƣời đƣợc hỏi khẳng định đã từng tham gia NCKH với các vai trò khác nhau. Tuy nhiên, số đã từng chủ trì đề tài chỉ có 7%, cho thấy rõ hơn về thực trạng NCKH của sinh viên trƣờng ĐHKHTN, đó là thƣờng chỉ nghiên cứu với các hƣớng nghiên cứu có sẵn của giáo viên hƣớng dẫn chứ rất hiếm có trƣờng hợp là ý tƣởng của cá nhân.

Vậy đâu là những khó khăn cản trở sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, cản trở sức sáng tạo của tuổi trẻ Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên? Tiến hành nghiên cứu bằng phƣơng pháp khảo sát thực tế, với câu hỏi: “Theo bạn, ngƣời học hiện đang gặp phải những khó khăn gì khi làm nghiên cứu khoa học?” chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

37

Bảng 2.8. Những khó khăn khi làm NCKH của sinh viên Ý kiến trả lời Số lƣợng phiếu

(100)

Tỷ lệ %

Thiếu thông tin 65 65%

Thiếu kỹ năng 70 70%

Thiếu kinh phí 78 78%

Quỹ thời gian hạn hẹp 20 20%

Môi trƣờng nghiên cứu hạn hẹp 35 35%

Khó tìm giáo viên hƣớng dẫn 22 22%

Khác 2 2%

(Ngu n: Khảo sát thực tế)

Biểu 2.4. Những khó khăn khi làm NCKH của sinh viên

(Ngu n: khảo sát thực tế) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 65% 70% 78% 20% 35% 22% 2%

38

- Yếu tố ảnh hưởng thứ nhất: Thiếu kinh phí

Cùng với những khó khăn nhƣ “thiếu thông tin”, “thiếu kỹ năng”, “thiếu kinh phí” là vấn đề gây trở ngại lớn đối với sinh viên khi muốn NCKH. Nó chiếm tới 78% số phiếu đƣợc hỏi (cao nhất). Đi sâu vào vấn đề này, với câu hỏi: “Liên quan đến vấn đề tài chính khi làm nghiên cứu khoa học, bạn gặp phải những vƣớng mắc cụ thể gì?”, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.9. Những vƣớng mắc về tài chính của sinh viên khi làm NCKH Ý kiến trả lời Số lƣợng phiếu

(100)

Tỷ lệ %

Đƣợc hỗ trợ quá ít 13 13%

Thủ tục thanh quyết toán rƣờm rà 12 12%

Không đƣợc hỗ trợ 3 3%

Chƣa làm nên không biết 70 70%

(Ngu n: Khảo sát thực tế)

Nhƣ vậy, với những sinh viên đã thực hiện NCKH (chỉ chiếm khoảng 13% số phiếu đƣợc hỏi) thì đều trả lời rằng họ “đƣợc hỗ trợ quá ít”. Và trong số đó hầu hết đều thừa nhận rằng, nếu may mắn đƣợc hỗ trợ kinh phí thì không biết phải tới bao nhiêu nơi và bao nhiêu lƣợt mới có thể đƣợc thanh toán do thủ tục thanh quyết toán quá rƣờm rà. Khi đó, số tiền chi cho việc đi lại đã vƣợt xa so với phần hỗ trợ mà các sinh viên đƣợc nhận.

- Yếu tố ảnh hưởng thứ hai: Thiếu kỹ năng

Đa số sinh viên hiện nay đang thiếu các kỹ năng tra cứu tìm hiểu, thiếu kỹ năng xử lý công việc trong triển khai và thực hiện nghiên cứu (chiếm tới 70% số phiếu). Một trong những lý do chính dẫn đến điều này là tính chủ động của bản thân mỗi bạn trẻ trong học tập chƣa cao, vẫn còn tƣ tƣởng thụ động. Sinh viên chỉ học bài và ôn bài khi chuẩn bị bƣớc vào các kỳ thi, chỉ "xoay quanh" giảng đƣờng với những bài học trên lớp, chƣa chủ động nghiên cứu, tìm tòi cơ hội đƣợc học tập, nâng cao kiến thức thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quỹ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 31)