Cơ sở tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quỹ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 62)

9. Kết cấu luận văn

3.1. Cơ sở của việc xây dựng Quỹ

3.1.2. Cơ sở tài chính

Nguồn vốn:

Vốn của Quỹ đƣợc hình thành từ các nguồn sau:

(1) Vốn ban đầu: 3% tổng thu học phí trong một năm học của trƣờng. (2) Từ nguồn tài trợ của các cựu sinh viên thành đạt, của các cá nhân và tổ

chức trong và ngoài nƣớc có mối liên hệ công tác với nhà trƣờng.

(3)Từ các nguồn thu khác nhƣ lãi suất từ tiền gửi tiết kiệm vốn tồn đọng, lợi nhuận (có thể có) từ nguồn vốn đã đầu tƣ cho các đề tài, công trình nghiên cứu.

60

Sử dụng vốn:

Vốn của Quỹ đƣợc sử dụng vào những việc sau: (1) Chi cho đối tƣợng đầu tƣ theo Quy định của Quỹ (2) Chi không quá 3% cho hoạt động Quản lý Quỹ

(3) Phần tồn của Quỹ đƣợc sử dụng để gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nƣớc hoặc Ngân hàng thƣơng mại nơi Quỹ đăng ký giao dịch.

Việc thu chi của Quỹ sẽ đƣợc tiến hành và tất toán theo năm tài chính.

3.1.3. Định hướng xây dựng Quỹ Lý do hình thành tên Quỹ:

Với mục đích rõ ràng là xây dựng một Quỹ chuyên biệt dành cho hoạt động NCKH của sinh viên, học viên trong Trƣờng ĐHKHTN, tác giả lựa chọn tên Quỹ là “Quỹ đầu tƣ cho hoạt động NCKH của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh” . Sở dĩ tác giả dùng từ “đầu tư” là do tác giả muốn nhấn mạnh tính chất căn bản của Quỹ là sẽ lựa chọn cấp toàn bộ hoặc một phần kinh phí cho những đề tài, công trình nghiên cứu đã đƣợc Hội đồng khoa học của Quỹ xét duyệt và thẩm định đề cƣơng nghiên cứu. Và kinh phí sẽ đƣợc cấp trước cho chủ trì/ nhóm chủ trì đề tài để có thể thuận lợi cho công tác nghiên cứu. Đây là điểm khác biệt căn bản của Quỹ đầu tƣ với các loại hình Quỹ khác, thƣờng chỉ hỗ trợ kinh phí với tính chất khích lệ, động viên thông qua các giải thƣởng, học bổng chứ không hoàn toàn dành cho nghiên cứu ban đầu nhƣ mô hình Quỹ này.

Định hướng xây dựng Quỹ:

Quỹ ra đời sẽ là một đơn vị cấu thành của Trƣờng ĐHKHTN, do Hiệu trƣởng ký quyết định thành lập để chủ động đầu tƣ cho hoạt động NCKH của sinh viên, học viên nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính của sinh viên, học viên khi tham gia NCKH, từ đó thúc đẩy khả năng sáng tạo của ngƣời học.

Hoạt động của Quỹ vì mục đích bảo toàn vốn, bù đắp chi phí và hoàn toàn không vì lợi nhuận. Quỹ tự tạo vốn từ nhiều nguồn khác nhau, tự trang trải chi

61

phí và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Thông qua quy trình xét chọn, Quỹ sẽ đầu tƣ một phần hoặc toàn phần cho các đề tài NCKH do ngƣời học làm chủ trì.

Quỹ đƣợc sử dụng con dấu riêng để giao dịch, đƣợc mở tài khoản riêng tại các ngân hàng nhà nƣớc và ngân hàng thƣơng mại theo quy định của pháp luật.

3.2. Cơ chế hoạt động của Quỹ

3.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ

Quỹ có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau: - Tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Quỹ;

- Sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; - Chấp hành các quy định của Điều lệ Quỹ, các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất cho Lãnh đạo nhà trƣờng về các hoạt động của Quỹ;

- Tổ chức thẩm định và quyết định đầu tƣ một phần hay toàn phần đối với các đề tài nghiên cứu do ngƣời học làm chủ trì;

- Kiểm tra việc thực hiện, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các đề tài đã đƣợc duyệt kinh phí đầu tƣ;

- Đình chỉ việc đầu tƣ hoặc thu hồi kinh phí đã đầu tƣ khi phát hiện tổ chức, cá nhân nhận đầu tƣ vi phạm các quy định về sử dụng vốn của Quỹ;

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng, vi phạm cam kết với Quỹ theo quy định của pháp luật;

- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nƣớc theo quy định của pháp luật;

- Kiến nghị với lãnh đạo nhà trƣờng ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quỹ;

- Quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để vận động tài trợ cho Quỹ;

62

- Công bố các định hƣớng ƣu tiên, nội dung, yêu cầu và thể thức cụ thể giúp mọi sinh viên đề xuất đề tài nghiên cứu thích hợp để Quỹ đầu tƣ.

- Triển khai các hoạt động phát triển vốn phù hợp với pháp luật của Nhà nƣớc.

3.2.2. Tổ chức quản lý và hoạt động của Quỹ

3.2.2.1. Bộ máy tổ chức và điều hành Quỹ:

(1)Ban điều hành Quỹ:

Ban điều hành Quỹ gồm Giám đốc Quỹ và các thành viên.

Giám đốc Quỹ là đại diện pháp nhân của Quỹ do Hiệu trƣởng ký quyết định bổ nhiệm.

Giám đốc Quỹ có nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ.

- Tiếp nhận các nguồn tài trợ cho Quỹ.

- Xây dựng và thực hiện công tác vận động tài trợ, tìm nguồn vốn để phát triển và mở rộng Quỹ.

- Điều hành và quản lý các hoạt động của Quỹ.

- Báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động của Quỹ với nhà trƣờng và các cơ quan có chức năng.

- Ký các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Giám đốc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

Các thành viên ban điều hành Quỹ thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc Quỹ, gồm có:

- 01 chuyên viên văn phòng kiêm thủ quỹ - 01 kế toán

Văn phòng Quỹ đặt tại Phòng Chính trị và Công tác sinh viên, giao cho chuyên viên của phòng phụ trách về học bổng tài trợ làm đầu mối kiêm thủ quỹ. Kế toán của Quỹ là viên chức làm việc tại Phòng Kế hoạch - Tài chính tham gia

63

kiêm nhiệm. Giám đốc và các thành viên Ban điều hành Quỹ sẽ đƣợc trả lƣơng hàng tháng trong nguồn 3% tổng số vốn của Quỹ hàng năm.

(2)Nhà bảo trợ:

Nhà bảo trợ là các tổ chức và cá nhân trong nƣớc, nƣớc ngoài tài trợ và đóng góp tự nguyện, đáp ứng mục tiêu hoạt động của Quỹ.

Nhà bảo trợ có các quyền sau :

- Giao quyền sử dụng nguồn tài trợ của mình cho Hội đồng quản lý Quỹ quyết định, hoặc yêu cầu sử dụng nguồn tài trợ vào một nhóm đối tƣợng hay một nhóm ngành cụ thể.

- Đƣợc quyền yêu cầu công khai nguồn tài trợ của mình, đóng góp ý kiến xây dựng hoặc chất vấn hoạt động của Quỹ.

- Nhà bảo trợ có đóng góp tích cực cho hoạt động của Quỹ có thể đƣợc đề nghị khen thƣởng theo quy định của Nhà nƣớc và của Hiệu trƣởng.

(6) Đối tƣợng đầu tƣ:

Sinh viên, học viên đang học tập và nghiên cứu tại Trƣờng có ý tƣởng sáng tạo, phát kiến, đề xuất giải pháp hoặc có công trình, đề tài nghiên cứu khoa học độc lập và hiện tại đề tài chƣa từng đƣợc nhận kinh phí hỗ trợ của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Ƣu tiên các công trình, đề tài nghiên cứu mang tính đột phá, sáng tạo có thể ứng dụng vào thực tiễn, có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội trong tƣơng lai.

3.2.2.2. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ

Quỹ hoạt động dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: - Nguyên tắc công khai, minh bạch trong quản lý tài chính

- Nguyên tắc công khai, minh bạch trong công tác thẩm định, xét chọn đề tài để đầu tƣ kinh phí. Các đề tài, công trình nghiên cứu của ngƣời học trƣớc khi đƣợc cấp kinh phí đều phải thông qua Hội đồng thẩm định của Quỹ tiến hành thẩm định, sau đó tùy thuộc kết quả sẽ đƣợc Quỹ đầu tƣ toàn bộ hoặc một phần kinh phí để thực hiện.

64

3.2.2.3. Phương thức đầu tư

- Hình thức đầu tƣ: Đầu tƣ vốn trực tiếp và không hoàn lại, tùy thuộc tài chính hàng năm sẽ quyết định về số lƣợng cụ thể đề tài đƣợc đầu tƣ. Vốn sẽ đƣợc cấp ngay sau khi đề tài đƣợc Hội đồng thẩm định thông qua đề cƣơng nghiên cứu.

- Mức đầu tƣ:

+ Cấp 100% vốn cho những đề tài đạt yêu cầu về ý tƣởng. Phân thành 2 mức cơ bản dựa trên nguồn vốn ban đầu của Quỹ:

Mức 1: 10.000.000VNĐ/ 1 đề tài (tƣơng đƣơng đề tài cấp Trƣờng) Mức 2: 20.000.000VNĐ/ 1 đề tài

+ Đối với những đề tài đƣợc Hội đồng thẩm định đánh giá cao về khả năng ứng dụng trong thực tế, nếu kinh phí thực hiện > 20.000.000VNĐ thì tùy thuộc ngân sách Quỹ sẽ xét cấp toàn bộ hoặc một phần kinh phí thực hiện.

3.3. Tính khả thi của mô hình

3.3.1. Điểm mạnh của mô hình

- Là nơi tập trung ý tƣởng nghiên cứu khoa học, phát triển các ý tƣởng khoa học thành các đề tài, ƣơm mầm nghiên cứu khoa học tập hợp thành các chƣơng trình cụ thể nhằm kêu gọi đầu tƣ cho hoạt động NCKH của ngƣời học.

- Có bộ máy tổ chức và điều hành Quỹ độc lập để chủ động hoạt động. - Cơ chế làm việc hoàn toàn khách quan, minh bạch, đánh giá, thẩm định đề tài thông qua hội đồng là những nhà khoa học có uy tín của trƣờng sẽ đảm bảo sự công bằng cao nhất cho ngƣời học.

- Thành viên của bộ máy là những lãnh đạo, nhà khoa học, giảng viên, chuyên viên trực thuộc trƣờng làm việc kiêm nhiệm sẽ không gây tốn kém vào việc chi trả cho hoạt động điều hành Quỹ (chỉ chi không quá 3% vào việc quản lý Quỹ).

65

- Có nguồn vốn ban đầu ổn định để khi thành lập Quỹ có thể vận hành ngay. Về nguồn vốn ban đầu để hình thành Quỹ, chúng tôi đã nghiên cứu số liệu thu đƣợc từ Phòng Kế hoạch - Tài chính của nhà trƣờng nhƣ sau:

Bảng 3.1. Tổng thu học phí của trƣờng từ năm 2010 - 2014

(Đơn vị: VNĐ) Năm Học phí đại học chính quy Học phí sau đại học Tổng cộng 2010 12.359.440.000 5.288.920.000 17.648.360.000 2011 12.835.760.200 6.630.970.000 19.466.730.200 2012 27.206.981.010 7.794.217.500 35.001.198.510 2013 27.260.672.282 9.927.231.000 37.187.903.282 2014 41.328.469.682 15.855.399.000 57.183.868.682

(Ngu n: Phòng Kế hoạch - Tài chính, Trường ĐHKHTN)

Biểu 3.1. Giả định dành 3% học phí cho hoạt động NCKHSV

(Ngu n: Phòng Kế hoạch - Tài chính)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

17.648.360.000 19.466.730.200 35.001.198.510 37.187.903.282 57.183.868.682 529.450.800 584.001.906 1.050.035.955 1.115.637.098 1.715.516.060 Học phí 3% trích cho NCKHSV

66

Với giả định hàng năm nhà trƣờng dành tối đa 3% tổng thu học phí các hệ đại học chính quy và sau đại học cho Quỹ NCKHSV, ta có thể thấy với tổng thu học phí năm 2014 thì số tiền vốn ban đầu của Quỹ sẽ là 1.715.516.060. Đây sẽ là nguồn tài chính ổn định hàng năm bổ sung cho Quỹ hoạt động. Điều này cho thấy Quỹ hoàn toàn có cơ sở để thành lập và đi vào hoạt động.

- Đối tƣợng đƣợc đầu tƣ rộng sẽ giúp cho nhiều ngƣời học có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn của Quỹ.

3.3.2. Cơ hội

- Có cơ hội mở rộng nguồn vốn từ các nguồn tài trợ của cựu sinh viên thành đạt, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trƣờng quan tâm tới sự nghiệp đào tạo các nhà khoa học trẻ.

Liên quan đến việc tìm các nguồn vốn tài trợ cho Quỹ, với câu hỏi: “Bạn có sẵn lòng góp vốn cho Quỹ NCKHSV để giúp đỡ ngƣời học tham gia NCKH hay không?”, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu nhóm cựu sinh viên thành đạt và thu đƣợc kết quả sau:

Hộp 3.1. Phỏng vấn cựu sinh viên về khả năng góp vốn cho Quỹ

“Tôi hoàn toàn ủng hộ việc Trƣờng thành lập một Quỹ chuyên biệt đầu tƣ cho hoạt động NCKH của sinh viên, học viên. Với tƣ cách là một cựu sinh viên đã từng học tập tại trƣờng, tôi sẽ cố gắng góp một phần kinh phí cho Quỹ để giúp các bạn sinh viên NCKH. Khả năng sáng tạo của con ngƣời là vô hạn, và tôi biết sinh viên Trƣờng ĐHKHTN vốn có tƣ chất thông minh, ham hiểu biết. Nếu đƣợc tạo điều kiện tôi hoàn toàn tin tƣởng nhiều sinh viên sẽ thành công trong NCKH, mang lại lợi ích cho nƣớc nhà.”

(Cựu sinh viên, hiện đang công tác tại Bộ KH&CN, 10/2015)

67

- Tận dụng đƣợc cơ sở vật chất cùng đội ngũ cán bộ, viên chức của nhà trƣờng sẽ tạo thuận lợi trong việc quản lý và điều hành Quỹ.

- Vận dụng linh hoạt những chính sách mới của Nhà nƣớc để Quỹ ngày một phát triển bền vững.

- Tiếp tục học tập và áp dụng những bài học kinh nghiệm từ các Quỹ tƣơng tự để hoàn thiện mô hình.

3.3.3. Điểm yếu

Các cán bộ, viên chức làm công tác kiêm nhiệm nên khi xử lý công việc có thể sẽ thiếu sự chính quy, bài bản hoặc thiếu kinh nghiệm làm việc. Để khắc phục điểm yếu này đòi hỏi các cán bộ làm công tác ở Quỹ phải có nhiệt huyết, chuyên tâm học hỏi, đặt mục tiêu vì lợi ích của ngƣời học lên trên hết. Hàng năm, Quỹ cần có đợt tổng kết rút kinh nghiệm để tổ chức ngày một hoàn thiện hơn.

“Tôi thấy mô hình Quỹ này rất phù hợp với môi trƣờng đào tạo và nghiên cứu mà Trƣờng ĐHKHTN đang hƣớng đến. Trƣớc thì là sinh viên của trƣờng, sau này lại đƣợc giữ lại làm giảng viên nên tôi rất hiểu sinh viên trƣờng ta rất sáng dạ, hay có những ý tƣởng độc đáo, mới lạ. Nếu các em đƣợc đầu tƣ tôi tin rằng sẽ phát hiện đƣợc những nhân tài giúp ích cho xã hội, vì thế tôi luôn sẵn sàng góp vốn cho Quỹ trong khả năng của mình để giúp đỡ sinh viên làm NCKH.”

(Cựu sinh viên, hiện là giảng viên Trường ĐHKHTN, 10/2015)

“Tôi hoàn toàn ủng hộ và sẵn sàng góp vốn cho Quỹ để đầu tƣ cho những đề tài nghiên cứu độc lập của sinh viên, học viên.”

(Cựu nghiên cứu sinh, GĐ công ty tư nhân, 10/2015)

“Là một sinh viên, học viên đã từng học tập tại trƣờng, hiện nay lại đang công tác trong lĩnh vực kinh doanh, tôi sẵn sàng góp vốn để thành lập Quỹ NCKHSV nhằm giúp đỡ ngƣời học có ý tƣởng khoa học mới mẻ có cơ hội đƣợc nghiên cứu.”

(Cựu sinh viên, hiện là GĐ công ty tư nhân, 10/2015)

68

3.3.4. Thách thức

- Xây dựng và phát triển quỹ trong điều kiện nhiều quỹ nghiên cứu khoa học lớn vẫn đang trong quá trình hoàn thiện mô hình hoạt động. Cùng với đó là sự thay đổi của chính sách và môi trƣờng quản lý đối với hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung. Điều này đòi hỏi Quỹ phải đƣợc điều hành và hoạt động hết sức linh hoạt để bắt kịp với xu thế chung.

- Một số rủi ro thƣờng gặp trong NCKH cơ bản. Có thể có những nghiên cứu không đƣa ra đƣợc kết quả nhƣ mong đợi. Vì vậy Ban quản lý Quỹ cần có năng lực quản trị rủi ro tốt để khi tình huống xấu nhất xảy ra Quỹ vẫn có khả năng phát triển tốt và không bị giảm uy tín.

Trên đây tác giả đã phân tích chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mô hình Quỹ. Với những điểm yếu và thách thức, tác giả cũng đã sơ bộ đƣa ra những giải pháp khắc phục ban đầu. Nếu biết phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, khắc phục điểm yếu, vƣợt qua thách thức, có thể khách quan khẳng định mô hình hoàn toàn có tính khả thi cao nếu đƣợc ứng dụng trong thực tiễn.

69

Kết luận chƣơng 3

Ở chƣơng này, tác giả đã xây dựng đƣợc mô hình tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tƣ cho hoạt động NCKH của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Quỹ ra đời sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu về tài chính khi làm NCKH của sinh viên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quỹ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 62)