Cơ chế hoạt động của Quỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quỹ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 64 - 67)

9. Kết cấu luận văn

3.2. Cơ chế hoạt động của Quỹ

3.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ

Quỹ có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau: - Tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Quỹ;

- Sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; - Chấp hành các quy định của Điều lệ Quỹ, các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất cho Lãnh đạo nhà trƣờng về các hoạt động của Quỹ;

- Tổ chức thẩm định và quyết định đầu tƣ một phần hay toàn phần đối với các đề tài nghiên cứu do ngƣời học làm chủ trì;

- Kiểm tra việc thực hiện, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các đề tài đã đƣợc duyệt kinh phí đầu tƣ;

- Đình chỉ việc đầu tƣ hoặc thu hồi kinh phí đã đầu tƣ khi phát hiện tổ chức, cá nhân nhận đầu tƣ vi phạm các quy định về sử dụng vốn của Quỹ;

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng, vi phạm cam kết với Quỹ theo quy định của pháp luật;

- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nƣớc theo quy định của pháp luật;

- Kiến nghị với lãnh đạo nhà trƣờng ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quỹ;

- Quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để vận động tài trợ cho Quỹ;

62

- Công bố các định hƣớng ƣu tiên, nội dung, yêu cầu và thể thức cụ thể giúp mọi sinh viên đề xuất đề tài nghiên cứu thích hợp để Quỹ đầu tƣ.

- Triển khai các hoạt động phát triển vốn phù hợp với pháp luật của Nhà nƣớc.

3.2.2. Tổ chức quản lý và hoạt động của Quỹ

3.2.2.1. Bộ máy tổ chức và điều hành Quỹ:

(1)Ban điều hành Quỹ:

Ban điều hành Quỹ gồm Giám đốc Quỹ và các thành viên.

Giám đốc Quỹ là đại diện pháp nhân của Quỹ do Hiệu trƣởng ký quyết định bổ nhiệm.

Giám đốc Quỹ có nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ.

- Tiếp nhận các nguồn tài trợ cho Quỹ.

- Xây dựng và thực hiện công tác vận động tài trợ, tìm nguồn vốn để phát triển và mở rộng Quỹ.

- Điều hành và quản lý các hoạt động của Quỹ.

- Báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động của Quỹ với nhà trƣờng và các cơ quan có chức năng.

- Ký các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Giám đốc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

Các thành viên ban điều hành Quỹ thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc Quỹ, gồm có:

- 01 chuyên viên văn phòng kiêm thủ quỹ - 01 kế toán

Văn phòng Quỹ đặt tại Phòng Chính trị và Công tác sinh viên, giao cho chuyên viên của phòng phụ trách về học bổng tài trợ làm đầu mối kiêm thủ quỹ. Kế toán của Quỹ là viên chức làm việc tại Phòng Kế hoạch - Tài chính tham gia

63

kiêm nhiệm. Giám đốc và các thành viên Ban điều hành Quỹ sẽ đƣợc trả lƣơng hàng tháng trong nguồn 3% tổng số vốn của Quỹ hàng năm.

(2)Nhà bảo trợ:

Nhà bảo trợ là các tổ chức và cá nhân trong nƣớc, nƣớc ngoài tài trợ và đóng góp tự nguyện, đáp ứng mục tiêu hoạt động của Quỹ.

Nhà bảo trợ có các quyền sau :

- Giao quyền sử dụng nguồn tài trợ của mình cho Hội đồng quản lý Quỹ quyết định, hoặc yêu cầu sử dụng nguồn tài trợ vào một nhóm đối tƣợng hay một nhóm ngành cụ thể.

- Đƣợc quyền yêu cầu công khai nguồn tài trợ của mình, đóng góp ý kiến xây dựng hoặc chất vấn hoạt động của Quỹ.

- Nhà bảo trợ có đóng góp tích cực cho hoạt động của Quỹ có thể đƣợc đề nghị khen thƣởng theo quy định của Nhà nƣớc và của Hiệu trƣởng.

(6) Đối tƣợng đầu tƣ:

Sinh viên, học viên đang học tập và nghiên cứu tại Trƣờng có ý tƣởng sáng tạo, phát kiến, đề xuất giải pháp hoặc có công trình, đề tài nghiên cứu khoa học độc lập và hiện tại đề tài chƣa từng đƣợc nhận kinh phí hỗ trợ của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Ƣu tiên các công trình, đề tài nghiên cứu mang tính đột phá, sáng tạo có thể ứng dụng vào thực tiễn, có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội trong tƣơng lai.

3.2.2.2. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ

Quỹ hoạt động dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: - Nguyên tắc công khai, minh bạch trong quản lý tài chính

- Nguyên tắc công khai, minh bạch trong công tác thẩm định, xét chọn đề tài để đầu tƣ kinh phí. Các đề tài, công trình nghiên cứu của ngƣời học trƣớc khi đƣợc cấp kinh phí đều phải thông qua Hội đồng thẩm định của Quỹ tiến hành thẩm định, sau đó tùy thuộc kết quả sẽ đƣợc Quỹ đầu tƣ toàn bộ hoặc một phần kinh phí để thực hiện.

64

3.2.2.3. Phương thức đầu tư

- Hình thức đầu tƣ: Đầu tƣ vốn trực tiếp và không hoàn lại, tùy thuộc tài chính hàng năm sẽ quyết định về số lƣợng cụ thể đề tài đƣợc đầu tƣ. Vốn sẽ đƣợc cấp ngay sau khi đề tài đƣợc Hội đồng thẩm định thông qua đề cƣơng nghiên cứu.

- Mức đầu tƣ:

+ Cấp 100% vốn cho những đề tài đạt yêu cầu về ý tƣởng. Phân thành 2 mức cơ bản dựa trên nguồn vốn ban đầu của Quỹ:

Mức 1: 10.000.000VNĐ/ 1 đề tài (tƣơng đƣơng đề tài cấp Trƣờng) Mức 2: 20.000.000VNĐ/ 1 đề tài

+ Đối với những đề tài đƣợc Hội đồng thẩm định đánh giá cao về khả năng ứng dụng trong thực tế, nếu kinh phí thực hiện > 20.000.000VNĐ thì tùy thuộc ngân sách Quỹ sẽ xét cấp toàn bộ hoặc một phần kinh phí thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quỹ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 64 - 67)