Đánh giá thực trạng nguồn tài chính phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quỹ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 45 - 46)

9. Kết cấu luận văn

2.3. Đánh giá chung về thực trạng nguồn tài chính phục vụ NCKH của ngƣời học

2.3.1. Đánh giá thực trạng nguồn tài chính phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học

khoa học của người học

Có thể thấy, với thực trạng của nhà trƣờng hiện nay, nguồn chi cho ngƣời học NCKH là có, tuy nhiên còn tồn tại những vấn đề sau:

Thứ nhất, không thấy mục chi từ ngân sách của Trƣờng và giải thƣởng các cấp cho đối tƣợng HVCH và NCS nghiên cứu khoa học. Trong quá trình học tập, học viên chỉ đƣợc hỗ trợ kinh phí nghiên cứu thông qua một lƣợng rất nhỏ từ các Quỹ học bổng tài trợ. Nhƣ vậy đa số học viên phải tự trang trải kinh phí cho toàn bộ quá trình nghiên cứu của mình. Đã biết nghiên cứu khoa học là hoạt động bắt buộc của học viên trong thời gian học tập, nhƣng nếu học viên đƣợc quan tâm hơn, đƣợc hỗ trợ kinh phí thông qua mô hình Quỹ đầu tƣ, rất có thể sẽ có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu độc lập mang ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của xã hội đƣợc thực hiện, vì rằng khả năng sáng tạo của con ngƣời là vô hạn, đặc biệt đối với đối tƣợng nghiên cứu sinh vốn đã có tƣơng đối kinh nghiệm nghiên cứu, khi tập trung đƣợc cả trí lực, tài lực, vật lực thì không khó để cho ra đời những sản phẩm nghiên cứu chất lƣợng cao.

Thứ hai, với nguồn ngân sách từ nhà trƣờng và từ giải thƣởng các cấp (Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT), hiện nay ngƣời học NCKH chủ yếu chỉ đƣợc hỗ trợ kinh phí mang tính chất khích lệ, động viên vì số tiền đến với ngƣời học quá ít ỏi, không thể đủ để thực hiện công việc nghiên cứu, nghĩa là chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về NCKH của ngƣời học.

Thứ ba, nguồn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chƣa đƣợc tập trung. Nguồn kinh phí ổn định nhất là nguồn Ngân sách nhà nƣớc cấp cho hoạt động NCKH của sinh viên chỉ đáp ứng đƣợc một nhu cầu rất nhỏ cho một số nhóm nghiên cứu tập trung 1 năm/ 1 lần. Trƣờng chƣa hình thành một Quỹ nào để đầu tƣ có trọng điểm, có chƣơng trình cho hoạt động NCKH của

43

ngƣời học. Thực tế thì chỉ với sự tài trợ của các Quỹ học bổng ngoài ngân sách, nếu học viên, sinh viên nào đƣợc cấp xét thì số tiền cũng tạm đƣợc coi là có thể góp phần thực hiện một đề tài nghiên cứu. Điều này cho thấy tác dụng của các Quỹ hỗ trợ học tập và NCKH ngoài ngân sách, tuy nhiên để đầu tƣ vốn trƣớc cho một đề tài nghiên cứu của ngƣời học thì hiện tại Trƣờng ĐHKHTN chƣa có tổ chức nào tài trợ.

Thứ tƣ, từ năm 2014 Chính phủ đã cho phép cơ sở đào tạo trích tối thiểu 3% học phí để chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học của ngƣời học, tuy nhiên hiện tại nhà trƣờng vẫn chƣa áp dụng thực hiện. Theo số liệu trên thì chỉ có từ nguồn Ngân sách nhà nƣớc cấp cho NCKH sinh viên, ko phải từ học phí.

Trong thời gian tới, thực hiện chính sách khuyến khích ngƣời học nghiên cứu khoa học của nhà nƣớc, có thể Trƣờng cũng sẽ sắp xếp phân bổ lại kinh phí cho phù hợp. Nhƣng nếu Trƣờng không đổi mới cơ chế bằng cách thiết lập một Quỹ và trích thẳng ít nhất 3% nguồn thu từ học phí để ngƣời học nghiên cứu khoa học mà vẫn chi theo những đầu mục nhƣ trƣớc, chỉ nâng các mức hỗ trợ và mức giải thƣởng, đầu tƣ dàn trải thì e rằng ngƣời học cũng vẫn không có kinh phí để triển khai ý tƣởng khoa học, từ đó vẫn không đạt đƣợc mục đích cuối cùng là khuyến khích ngƣời học nghiên cứu khoa học nhằm tìm kiếm khả năng sáng tạo của ngƣời học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quỹ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 45 - 46)