Nguồn kinh phí từ các Quỹ học bổng tài trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quỹ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 43)

9. Kết cấu luận văn

2.2.2. Nguồn kinh phí từ các Quỹ học bổng tài trợ

Bảng 2.11. Tổng hợp học bổng từ các Quỹ tài trợ cho sinh viên, học viên NCKH từ năm 2010 - 2014 Tên Quỹ Mức học bổng Số suất/ năm Đối tƣợng hƣởng Kova (Giải thƣởng “Triển vọng”) 10.000.000 VNĐ

1-2 Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học đạt thành tích xuất sắc trong học tập Học bổng Posco, Hàn Quốc 500USD 6 SVNCKH đạt giải chính thức từ cấp Khoa trở lên

Honda Y-E-S 3.000USD + 1 xe máy Honda 2 - 3 SVNCKH từ giải Ba cấp trƣờng trở lên Học bổng Đạm Phú Mỹ (Loại hình Vinh danh) 20.000.000 VNĐ 1 Sinh viên Ƣu tiên:

- Có đề tài NCKH đạt giải hoặc đƣợc công bố trên các tạp chí khoa học trong nƣớc, quốc tế; - Đang thực hiện đề tài nghiên cứu theo yêu cầu của Tổng công ty

41

Học bổng Sasakawa,

Nhật Bản

1.000USD 6 Học viên sau đại học ngành môi

trƣờng. Ƣu tiên:

- Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, có bài viết đăng tạp chí, hội thảo, hội nghị…

- Có khả năng nghiên cứu độc lập Học bổng Toshiba, Nhật Bản - Toàn phần: 100.000 Yên - Bán phần: 50.000 Yên

3-5 Học viên sau đại học tuổi dƣới 24 đối với cao học, dƣới 27 đối với nghiên cứu sinh

Ƣu tiên:

- Tham gia nghiên cứu khoa học, có báo cáo, bài viết đăng trên tạp chí, kỷ yếu;

(Ngu n: Phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Trường ĐHKHTN)

2.2.3. Nguồn kinh phí từ các giải thưởng của cấp trên

Với mỗi sinh viên đạt giải thƣởng NCKH cấp Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN sẽ đƣợc khen thƣởng bằng tiền mặt với các mức nhƣ sau:

Cấp Bộ GD&ĐT: + Giải Nhất: 5.000.000 VNĐ + Giải Nhì: 3.000.000 VNĐ + Giải Ba: 2.000.000 VNĐ + Giải Khuyến khích: 1.000.000 VNĐ Cấp ĐHQGHN: + Giải Nhất: 2.000.000 VNĐ + Giải Nhì: 1.000.000 VNĐ + Giải Ba: 700.000 VNĐ + Giải Khuyến khích: 500.000 VNĐ

42

2.3. Đánh giá chung về thực trạng nguồn tài chính phục vụ NCKH của ngƣời học và sự cần thiết của việc xây dựng Quỹ ngƣời học và sự cần thiết của việc xây dựng Quỹ

2.3.1. Đánh giá thực trạng nguồn tài chính phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học của người học khoa học của người học

Có thể thấy, với thực trạng của nhà trƣờng hiện nay, nguồn chi cho ngƣời học NCKH là có, tuy nhiên còn tồn tại những vấn đề sau:

Thứ nhất, không thấy mục chi từ ngân sách của Trƣờng và giải thƣởng các cấp cho đối tƣợng HVCH và NCS nghiên cứu khoa học. Trong quá trình học tập, học viên chỉ đƣợc hỗ trợ kinh phí nghiên cứu thông qua một lƣợng rất nhỏ từ các Quỹ học bổng tài trợ. Nhƣ vậy đa số học viên phải tự trang trải kinh phí cho toàn bộ quá trình nghiên cứu của mình. Đã biết nghiên cứu khoa học là hoạt động bắt buộc của học viên trong thời gian học tập, nhƣng nếu học viên đƣợc quan tâm hơn, đƣợc hỗ trợ kinh phí thông qua mô hình Quỹ đầu tƣ, rất có thể sẽ có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu độc lập mang ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của xã hội đƣợc thực hiện, vì rằng khả năng sáng tạo của con ngƣời là vô hạn, đặc biệt đối với đối tƣợng nghiên cứu sinh vốn đã có tƣơng đối kinh nghiệm nghiên cứu, khi tập trung đƣợc cả trí lực, tài lực, vật lực thì không khó để cho ra đời những sản phẩm nghiên cứu chất lƣợng cao.

Thứ hai, với nguồn ngân sách từ nhà trƣờng và từ giải thƣởng các cấp (Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT), hiện nay ngƣời học NCKH chủ yếu chỉ đƣợc hỗ trợ kinh phí mang tính chất khích lệ, động viên vì số tiền đến với ngƣời học quá ít ỏi, không thể đủ để thực hiện công việc nghiên cứu, nghĩa là chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về NCKH của ngƣời học.

Thứ ba, nguồn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chƣa đƣợc tập trung. Nguồn kinh phí ổn định nhất là nguồn Ngân sách nhà nƣớc cấp cho hoạt động NCKH của sinh viên chỉ đáp ứng đƣợc một nhu cầu rất nhỏ cho một số nhóm nghiên cứu tập trung 1 năm/ 1 lần. Trƣờng chƣa hình thành một Quỹ nào để đầu tƣ có trọng điểm, có chƣơng trình cho hoạt động NCKH của

43

ngƣời học. Thực tế thì chỉ với sự tài trợ của các Quỹ học bổng ngoài ngân sách, nếu học viên, sinh viên nào đƣợc cấp xét thì số tiền cũng tạm đƣợc coi là có thể góp phần thực hiện một đề tài nghiên cứu. Điều này cho thấy tác dụng của các Quỹ hỗ trợ học tập và NCKH ngoài ngân sách, tuy nhiên để đầu tƣ vốn trƣớc cho một đề tài nghiên cứu của ngƣời học thì hiện tại Trƣờng ĐHKHTN chƣa có tổ chức nào tài trợ.

Thứ tƣ, từ năm 2014 Chính phủ đã cho phép cơ sở đào tạo trích tối thiểu 3% học phí để chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học của ngƣời học, tuy nhiên hiện tại nhà trƣờng vẫn chƣa áp dụng thực hiện. Theo số liệu trên thì chỉ có từ nguồn Ngân sách nhà nƣớc cấp cho NCKH sinh viên, ko phải từ học phí.

Trong thời gian tới, thực hiện chính sách khuyến khích ngƣời học nghiên cứu khoa học của nhà nƣớc, có thể Trƣờng cũng sẽ sắp xếp phân bổ lại kinh phí cho phù hợp. Nhƣng nếu Trƣờng không đổi mới cơ chế bằng cách thiết lập một Quỹ và trích thẳng ít nhất 3% nguồn thu từ học phí để ngƣời học nghiên cứu khoa học mà vẫn chi theo những đầu mục nhƣ trƣớc, chỉ nâng các mức hỗ trợ và mức giải thƣởng, đầu tƣ dàn trải thì e rằng ngƣời học cũng vẫn không có kinh phí để triển khai ý tƣởng khoa học, từ đó vẫn không đạt đƣợc mục đích cuối cùng là khuyến khích ngƣời học nghiên cứu khoa học nhằm tìm kiếm khả năng sáng tạo của ngƣời học.

2.3.2. Nhu cầu về tài chính phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học của người học và sự cần thiết của việc xây dựng Quỹ người học và sự cần thiết của việc xây dựng Quỹ

Cùng với các số liệu liên quan đến kinh phí NCKH dành cho ngƣời học mà chúng tôi thu thập đƣợc từ các phòng ban chức năng của nhà trƣờng, để tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu tài chính của ngƣời học khi làm NCKH, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế. Với câu hỏi: “Đối với cá nhân bạn, kinh phí có phải là khó khăn lớn nhất khi làm NCKH?”, có đến 68% số ngƣời đƣợc hỏi khẳng điều này.

44

Biểu 2.5. Nhu cầu về kinh phí khi làm NCKH của ngƣời học

(Ngu n: Khảo sát thực tế)

Có thể thấy, nhu cầu về tài chính để sinh viên tham gia NCKH là rất lớn do hiện tại sinh viên gần nhƣ không có kinh phí để đầu tƣ cho hoạt động NCKH. Với nguồn hỗ trợ của nhà trƣờng quá ít ỏi, còn kinh phí từ các Quỹ học bổng tài trợ cũng chỉ đáp ứng 1-5% nhu cầu thực của sinh viên, còn kinh phí từ các Giải thƣởng thì chỉ khi sinh viên đã có kết quả nghiên cứu, tham gia dự thi đạt giải mới đƣợc nhận. Lúc này quả thực giải thƣởng chỉ mang tính khích lệ, động viên chứ không phải là nguồn kinh phí để sinh viên có thể đầu tƣ cho hoạt động NCKH của mình.

Theo tổng hợp phiếu trƣng cầu ý kiến sinh viên, với câu hỏi: “Bạn đồng ý với đề xuất nào nhằm khắc phục những vƣớng mắc về tài chính trong NCKHSV?” tác giảđã thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.12. Đề xuất khắc phục vƣớng mắc tài chính trong NCKHSV Ý kiến trả lời Số lƣợng phiếu

(100) Tỷ lệ % Tăng mức hỗ trợ 60 60% Giảm bớt các thủ tục hành chính rƣờm rà 40 40% Thiết lập Quỹ NCKHSV 88 88% (Ngu n: Khảo sát thực tế) 68% 32% Đồng ý Không đồng ý

45

Biểu 2.6. Đề xuất khắc phục vƣớng mắc tài chính trong NCKHSV

(Ngu n: khảo sát thực tế)

Nhƣ vậy, hai ý kiến đƣợc tác giả gợi ý là “tăng mức hỗ trợ” và “giảm bớt các thủ tục hành chính rƣờm rà” có số lƣợng phiếu tƣơng đối cho thấy thực trạng cho là sinh viên khá vất vả với việc nhận kinh phí hỗ trợ. Và đa số ngƣời học đồng thuận với ý tƣởng “thiết lập Quỹ NCKHSV” với 88% ý kiến đƣợc hỏi đồng ý đề xuất này, cho thấy nhu cầu đƣợc đầu tƣ kinh phí để nghiên cứu của sinh viên là có thật, chứng tỏ bản thân sinh viên cũng mong muốn có một sự bứt phá mới trong môi trƣờng nghiên cứu khoa học dành cho mình.

Tiến hành phỏng vấn sâu các cán bộ và học viên đang công tác và học tập tại Trƣờng ĐHKHTN về ý tƣởng thiết lập một Quỹ NCKH dành cho ngƣời học trong nhà trƣờng, tác giả thu đƣợc một số ý kiến sau:

Hộp 2.4. Phỏng vấn các cán bộ về ý tƣởng thiết lập Quỹ dành cho NCKH của ngƣời học 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 60% 40% 88% Tăng mức hỗ trợ Giám bớt các thủ tục hành chính rườm rà Thiết lập Quỹ NCKHSV

“Tôi đã chứng kiến nhiều sinh viên rất say mê NCKH nhƣng chỉ đƣợc tham gia cùng thầy giáo chứ không thể tự mình đứng ra chủ trì một đề tài nghiên cứu mặc dù em có ý tƣởng chỉ vì cơ chế của trƣờng hiện nay chƣa cho phép. Nhƣ vậy Quỹ ra đời sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu này của sinh viên”

(TS., giảng viên Khoa Vật lý, 10/2015)

46

Hộp 2.5. Phỏng vấn các học viên về ý tƣởng thiết lập Quỹ dành cho NCKH của ngƣời học

“Tôi thấy trong bối cảnh nhà trƣờng hiện nay thì việc thành lập một quỹ dành riêng cho ngƣời học NCKH là hoàn toàn phù hợp. Sinh viên hiện nay đang rất cần một nguồn đầu tƣ tài chính để chuyên tâm NCKH, phát huy ý tƣởng sáng tạo”

(ThS., Phó Trư ng phòng Kế hoạch - Tài chính, 10/2015)

“Với số kinh phí hỗ trợ ít ỏi hiện nay thì những ngƣời học không có điều kiện kinh tế sẽ không dám thực hiện ƣớc mơ NCKH của mình. Quỹ sẽ thực sự giúp đỡ cho những sinh viên nghèo say mê NCKH”

(ThS., chuyên viên Phòng Khoa học - Công nghệ, 11/2015)

“Một trƣờng đại học đang hƣớng tới mô hình đại học định hƣớng nghiên cứu nhƣ Trƣờng ĐHKHTN nhất thiết cần đào tạo ra những lớp sinh viên, học viên biết NCKH và cao hơn là có khả năng nghiên cứu độc lập. Việc hình thành Quỹ đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu của ngƣời học là hoàn toàn cần thiết, vì rằng với các ngành học cần phải đi thực địa nhiều thì kinh phí rất lớn. Nếu không đƣợc đầu tƣ hợp lý thì các em dù có ý tƣởng nghiên cứu cũng không thể thực hiện đƣợc”

(TS., giảng viên Khoa Địa chất, 11/2015)

“Ý tƣởng thành lập Quỹ rất hay vì đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời học, tuy nhiên theo tôi thì cần có cách vận hành Quỹ thế nào để tiền vốn có thể đến đƣợc với ngƣời học mới là điều cần bàn. Nói nhƣ vậy để mọi ngƣời hiểu bản thân các học viên nhƣ chúng tôi thật sự hiện tại rất khao khát có đƣợc một nguồn vốn để đầu tƣ cho công tác nghiên cứu của mình”

(Học viên cao học, 11/2015)

47

Các ý kiến trên đây tựu chung lại đều nhấn mạnh vấn đề kinh phí trong NCKHSV, đặc biệt đa số đều tán thành việc nên thiết lập một Quỹ nghiên cứu dành cho ngƣời học, cho thấy đây thực sự là một nhu cầu bức bách của không chỉ bản thân ngƣời học mà cả những ngƣời thầy sát cánh cùng các em cũng nhận ra, kinh phí chính là một trong những rào cản lớn trên con đƣờng chinh phục nền khoa học của các bạn trẻ.

Bên cạnh đó, ngoài việc đa số các trƣờng hợp không có kinh phí để thực hiện hoạt động nghiên cứu thì ở một số các trƣờng hợp, khi tác giả đang thực hiện nghiên cứu nhƣng chƣa ra kết quả thì hết vốn, vì vậy nếu không tìm đƣợc nguồn đầu tƣ kịp thời thì rất có thể ngƣời học sẽ phải dừng hoạt động nghiên cứu của mình lại. Nhƣ vậy có thể thấy tầm quan trọng của tài chính đối với NCKH, do đó việc thiết lập một Quỹ tài chính dành riêng cho hoạt động NCKH của ngƣời học là vô cùng cấp bách tại thời điểm hiện nay.

“Tôi là ngƣời thƣờng xuyên săn tìm các suất học bổng hỗ trợ ngƣời học nghiên cứu khoa học, tuy nhiên các quỹ hỗ trợ cho trƣờng còn quá ít. Việc hình thành một Quỹ nhƣ vậy tôi thấy rất phù hợp để ngƣời học chúng tôi tiếp cận với nguồn vốn để làm NCKH”

(Học viên cao học, 11/2015)

“Chƣa bao giờ tôi nghĩ sẽ có một Quỹ để hỗ trợ cho NCS chúng tôi làm NCKH. Từ trƣớc đến nay hầu hết ngƣời học phải tự trang trải kinh phí, tôi đã chứng kiến bạn tôi làm trong ngành công an, chỉ có lƣơng theo cấp bậc, không có thu nhập thêm bên ngoài nên đã phải bỏ dở việc học giữa chừng vì không có tiền đầu tƣ cho nghiên cứu”

(Nghiên cứu sinh, 11/2015)

“Nếu nhà trƣờng mà thiết lập đƣợc một Quỹ nhƣ vậy thì quá đáng mừng, Quỹ sẽ giúp cho những ngƣời có nhu cầu nghiên cứu thật sự mà đang thiếu vốn nhƣ chúng tôi có cơ hội làm khoa học theo đúng nghĩa của từ này”

(Nghiên cứu sinh, 11/2015)

48

2.4. Kinh nghiệm của một số Quỹ hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của ngƣời học ngƣời học

2.4.1. Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam

Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) [16] là một Quỹ Liên bộ do Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam bảo trợ và đƣợc thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Trung ƣơng Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Quyết định số 1215/TC-LHH ngày 17 tháng 11 năm 1992) nhằm mục đích:

 Huy động mọi tiềm năng về chất xám, tiền vốn, dịch vụ kỹ thuật thuộc mọi thành phần kinh tế góp phần vào sự nghiệp đổi mới, chính sách mở cửa của Việt Nam làm cho dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

 Tạo điều kiện thuận lợi để các tài năng sáng tạo kỹ thuật có cơ hội tiếp cận với nền khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, tăng cƣờng tình hữu nghị, hợp tác vì hòa bình và phát triển: thúc đẩy việc đầu tƣ nƣớc ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và bảo vệ môi trƣờng.

 Hỗ trợ các tài năng sáng tạo kỹ thuật trong việc phát huy sáng kiến, sáng chế và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

 Hỗ trợ về vật chất, tinh thần và các hình thức thích hợp khác cho các tài năng sáng tạo trong học tập, nghiên cứu, hoàn thiện các công trình sáng tạo và lao động, công tác gặp những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.

Nguồn tài chính của Quỹ gồm có:

 Từ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc;

 Từ việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật do Quỹ tham gia và các dịch vụ khoa học kỹ thuật do Quỹ mang lại;

49

 Từ nguồn Ngân sách Nhà nƣớc cấp thƣờng xuyên cho Quỹ VIFOTEC (Chi cho các Giải thƣởng, chi hành chính cho Văn phòng Quỹ hàng năm, chi tuyên truyền phổ biến khoa học - công nghệ; hỗ trợ sáng kiến, sáng chế…).

Hội đồng Bảo trợ Quỹ:

Hội đồng Bảo trợ là cơ quan cao nhất của Quỹ, bao gồm đại diện của các tổ chức sáng lập ra Quỹ và các tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia, có quyền quyết định toàn bộ nội dung liên quan đến Quỹ và có trách nhiệm về mọi mặt của Quỹ. Hội đồng bảo trợ có nhiệm vụ:

 Hoạt động theo quy chế riêng;

 Giúp đỡ về mọi mặt cho hoạt động của Quỹ phát triển;

 Đề ra chủ trƣơng, phƣơng hƣớng hoạt động của Quỹ;

 Quyết định các biện pháp huy động nhằm tăng nguồn vốn của Quỹ;

 Lựa chọn các cá nhân, đơn vị cần hỗ trợ giúp đỡ, các giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quỹ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 43)